--------------------------------------------------------------------------------
Weh có sưu tầm và tổng hợp được loạt bản đó khu vực ĐNA giai đoạn 1600-1900, chủ yếu được vẽ bởi người phương Tây, trong đó quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa xuất hiện khá nhiều. Làm từ đầu năm 2008, giờ post lại lên đây cho các bạn tham khảo.
Nhìn chung trong một số bản đồ vẽ riêng hải trình khu vực biển nam Ấn thì họ chú thích khá rõ nét HS và TS là 1 dải ( vì khi đó họ cũng quan niệm TS liền với HS) và tô vàng cái dải Cát Vàng này cung với biên giới của VN , trong khi lãnh hải của TQ chỉ được tô cùng 1 màu đến đảo Hải Nam).
Các bản đồ cổ nguyên gốc mình check thì 100% không có một bản đồ nào xác nhận là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về TQ, thậm chí có bản đồ còn không rõ là đảo Hải Nam thuộc về nước nào nữa.
Nhưng trong nhiều bản đồ vẽ riêng cho vùng Đông Nam Châu Á (South East Asia) ở nửa đầu thế kỉ 19 thì các nhà hàng hải đều chú thích HS và TS là 1 dải đảo đá ngầm (Paracel Rocks) và nằm rất sát eo biển của VN, mặc dù trên thực tế thì khoảng cách từ HS đến đất liền của VN xa hơn nhiều,chứng tỏ đã có rất nhiều các sự tiếp xúc tàu thuyền giữa Hoàng Sa và triều Nguyễn thời bấy giờ. Đồng thời cho thấy lượng tàu thuyền từ các nước châu Âu qua biển Ấn độ rồi đi qua Hoàng Sa để giao thiệp buôn bán với TQ và Nhật Bản không phải là ít.
Điều này hiển nhiên cho thấy sự lưu ý rõ ràng cho những người đi biển để khi tàu bè qua khu vực đó mà gặp bão thì né sang phía Tây để tránh hơn là rẽ sang phí Đông vì bờ biển Philippins xa hơn và lại không thuận tiện để tránh bão, rất nhiều vịnh và đá ngầm.
Bản đồ do người Hà Lan vẽ năm 1594 (hiện được lưu giữ tại Amsterdam, Hà Lan)
No comments:
Post a Comment