Monday, December 28, 2009

Công An Long Khánh không xử lý vụ đánh bả chó gây chết người

Trộm đánh bả chó, một cháu gái 17 tháng tuổi tử vong

laodong.com.vn
Cập nhật: 10:12 AM, 11/06/2009


Chiều 10.6, chị Nguyễn Thị Lan (ngụ 17/30B ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) vẫn còn vật vã mỗi khi nhìn di ảnh con gái Vũ Kiều Diễm My mới 17 tháng tuổi vừa chết do vô tình ăn nhầm bả chó.
Anh Vũ Minh Hòa - ba cháu My, rơm rớm nước mắt nói: "3g chiều 7.6, cháu ngủ dậy và chập chững đi chơi ngoài sân nhà. Bỗng tôi và vợ nghe tiếng khóc nấc, chạy ra thì thấy cháu đang quay vòng rồi người bị đơ ra, mặt tím tái và cắn chặt môi".

Anh Hòa cho hay thấy miệng con sủi bọt, anh đưa miệng làm hô hấp nhân tạo thấy lưỡi có vị đắng và đưa cháu đi cấp cứu, nhưng cháu đã chết tại bệnh viện.

Ở thềm nhà, anh Hòa phát hiện một bịch nilon chứa một thứ nước màu vàng cột hai đầu đã bị thủng và còn vướng sợi chỉ. Theo anh Hòa, nhà anh có nuôi bốn con chó để giữ vườn.

Bà Lê Thị Nhiều - hàng xóm, kể: "Nghe tiếng kêu cứu từ gia đình anh Hòa, tôi chạy qua thấy bịch nilon chứa nước vàng còn đó đã biết ngay là bả chó nên nói với mọi người mang theo vào bệnh viện để bác sĩ biết chữa trị".

Theo bà Nhiều, các đối tượng trộm thường cho chất độc vào bịch nilon, cột chỉ hai đầu rồi vòng miếng chả hoặc thịt để làm mồi cho chó. Gần đây, nhà bà bị người bắt trộm chó "bỏ thuốc" hai con, cũng có bịch nilon chứa nước màu vàng giống như bịch nilon mà cháu My cắn phải.

Người dân ở ấp Ruộng Lớn còn cho hay gần đây tình trạng bị trộm chó, đánh bả chó thường xảy ra vào ban ngày. Khi "thuốc" được chó, trộm thấy vắng chủ là xông vào chở đi bằng xe máy.

Theo trưởng Công an xã Bảo Vinh Nguyễn Phi Hảo, trường hợp cháu My bị tử vong chưa xác định có phải là bả chó hay không vì gia đình cháu không cho mổ tử thi. Nếu đúng là chuyện cháu My ăn nhầm bả chó thì đây là trường hợp đầu tiên xảy ra trên địa bàn.

Ông Hảo cũng cho hay gần đây người dân phản ảnh có mấy thanh niên dùng tròng cổ để bắt chó nhưng chưa nghe chuyện đánh bả chó.

Công an thị xã Long Khánh cho biết không thể khởi tố vụ án vì gia đình có yêu cầu nên cơ quan điều tra không thể tổ chức tiến hành mổ tử thi để lấy mẫu thức ăn trong bao tử đưa đi giám định. Tuy nhiên, cơ quan công an sẽ gửi mẫu dung dịch đã giữ được từ hiện trường để xác định chất độc.

(Theo Tuổi Trẻ)

--------------------------


Tuổi Trẻ Online:

Thứ Năm, 11/06/2009, 07:52 (GMT+7)

Ăn nhầm bả chó, cháu gái 17 tháng tuổi tử vong?

HÀ MI

Xa Lộ Tin Tức

Trộm đánh bả chó, một cháu gái 17 tháng tuổi tử vong
(Theo Lao Động )

GOOLGE CHÓ:

DCVOnline - 36 nẻo thịt cầy: năm Tuất nói chuyện (thịt) chó ở Sài Gòn
5 Tháng 2 2006 ... kèm theo đó là chén mắm tôm với nhiều hương liệu pha chế như sả ớt băm, ... Cũng như thịt vịt ăn với nước mắm gừng, thịt gà ăn với muối tiêu… ... Thịt chó cũng như phở Bắc Hải, phở Lý Quốc Sư, hay bún bò Huế… gắn với một “Cái Tên”, ... Ngày nay, nhà phải giữ chó còn nhiều hơn chó phải giữ nhà.
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=1158

Quán ăn vắng khách vì thiếu mắm tôm
Anh Trung cho biết thịt chó chấm mắm tôm từ lâu đã là sự kết hợp tuyệt vời ... Đã quen với cảnh người mua xếp hàng chờ đến lượt mua mắm tép chưng thịt, bà Lê Thị Phương Huê, ... Thà bị mất khách một thời gian còn hơn là mất uy tín vì thiếu vệ sinh", ... 15/12 - 16:17: Những kiểu mừng quá khích trong đêm VN thắng ...
www.vietbao.vn/...thieu-mam-tom/.../407/

Làng mổ chó thời không mắm tôm 'gác kiếm' - Tin tức
Một góc chợ Chiều nơi giới thiệu thịt chó tươi cho khách nay không quán hàng nào. ... Kiếu đã không cung cấp được hoá đơn, chứng từ mua bán và giấy chứng nhận về vệ .... Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã lấy hơn 170 mẫu thịt chó, mắm tôm, .... xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (TT-Huế) nhớ lại: “Trước đây khi ở làng cũ, ...
f.tin247.com/.../Làng+mổ+chó+thời+không+mắm+tôm+'gác+kiếm'.html -

MOTTHOIPHANCHAUTRINHDANANG.com
Từ thuở hồng hoang, khi con người còn ăn lông ở lổ, loài chó đã trở thành ... Vì vậy mà ở Huế thật hiếm có người ăn thịt chó, hiếm có những quán “cầy tơ” như ... và chủ vui say qua những chén tạc, chén thù với món thịt cầy tơ bảy món… ...
phanchautrinhdanang.com/.../Saonodanhquen.htm
http://phanchautrinhdanang.com/BAIVO2009/Saonodanhquen.htm

Bữa tiệc màu huyết dụ, - VN thu quan
13 Tháng Bảy 2006 ... Bình minh và hoàng hôn Huế xao xuyến với những hồi chuông u minh trầm mặc ... Và cũng có thể vì người Huế có truyền thống không ăn thịt chó, ... Chỉ riêng cái ao ước nhắm món thịt chó của ông chủ Tàu là ông Thạch bó tay. ...
www.vnthuquan.net/.../truyen.aspx?...

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqnmnvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn

Món ăn Huế dưới góc độ y dược học
Vì thế, khi làm món thịt vịt, phải xát kỹ với rượu gừng và ăn với nước chấm gừng để giúp chống lại cái lạnh ... Bánh ú tro làm bằng gạo nếp, có nhiều glucid và lipid hơn gạo tẻ. .... Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay ...

www.ykhoanet.com/yhocphothong/.../05_0203.htm

Thực khách Tây "luận" về món thịt chó không mắm tôm - Thông tin ...
Bài viết về thịt chó và mắm tôm của ông trên báo The Star. ... Thuc khach Tay 'luan' ve mon thit cho khong mam tom ... Vẫn chưa xác định được căn bệnh lạ ở Bạc Liêu -VietnamNet · Mổ mắt miễn phí cho hơn 3.000 bệnh nhân nghèo -CAND ... Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Lạng Sơn, Nha Trang, An Nhơn, Bắc Giang ...
www.baomoi.com/Info/Thuc-khach-Tay...mon...khong.../1195385.epi

tamhontre : Forum / Thư giãn / Năm chó…Nói chuyện Ăn Thịt Chó.
Diễn đàn này là nơi các TÂM HỒN TRẺ có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoặc tự thể hiện bản ..... Ở Huế, nghe nói có thêm món thịt cầy xả ớt và cháo chó… ...
www.tamhontre.mylivepage.com/.../115

Phap Luat - Không muốn cưới, dùng bả chó giết bạn gái - VBF
Không muốn cưới, dùng bả chó giết bạn gái General News. ... Hắn đã dùng bả chó nhẫn tâm bắt Huệ uống để giết cả mẹ lẫn thai nhi. Đào Văn Tiến (23 tuổi, ...
www.vietbf.com/.../showthread.php?...

Friday, December 25, 2009

Nói láo "thầy chạy"!

http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=50&article=98847
(LÊN MẠNG THứ BA 28, THÁNG TÁM 2007)
Nguyễn thanh Ty

Nói chuyện không có thật hay không đúng sự thật, người miền Bắc gọi là nói dối. Người Trung, người Nam gọi là nói láo.
Nói láo, người Bắc dành chỉ những kẻ nói hỗn: - Thằng này láo nhỉ!
Nói láo, ở mức độ nhẹ như thêm hoặc bớt vài chi tiết trong câu chuyện, người Trung, người Nam, gọi là nói xạo, hay "xạo ke":
- Thằng chả là cái thứ ba xạo, cái đồ xạo ke!
Ta còn một chữ nữa là "nói khoác" hay "bốc phét" là nói quá sự việc một chút, hoặc "một bước lên tận trời" để tự khoe khoang mình. Chẳng hạn như quí ngài "Việt kiều yêu nước" mỗi khi áo gấm về làng đều xưng mình là Giám đốc Hãng này, công ty nọ để lòe các em nhí U20. Cái này thì vô hại cho người xung quanh, nhưng tự nó lại làm cho tư cách tỷ lệ nghịch với cái "sự nổ văng miểng" của mình.
Người nghe chuyện "bốc phét" chỉ mỉm cười và phán rằng:
- Rõ là thằng Chín Nổ!
Sở dĩ có cái tên chung là "Chín Nổ" dù rằng "nổ sư" chẳng phải là anh Chín hay ông Chín chi ráo. "Chín Nổ" có cái nghĩa khôi hài là "chỗ nổ", "chỗ nín" khi gặp đối thủ lợi hại hơn. Đó chỉ là chuyện tầm phào nghe vui chơi rồi bỏ.
Nhưng khi ai đó dựng đứng lên một câu chuyện hoàn toàn không có thật mà nói thành có một cách "vô tư" thì người miền Nam xác quyết ngay rằng:
- Đồ cái thứ nói láo! Láo thiên láo địa!
Đây là cách ăn nói bộc trực, chân chất của người nông dân. Còn các nhà ngoại giao hay các bậc tu hành thì người ta nói "tế nhị" hơn, như kiểu:
- Thưa Cụ! Cụ nói không đúng sự thật!
Nói láo, nói dối, nói không đúng sự thật... cách gì đi nữa cũng chỉ là một ý để chỉ thẳng vào mặt cái anh ma mãnh, không lương thiện, chuyên dối trá để lừa người.
Nhất là cái anh chàng chẫu chuột nào đó thuộc vào hạng "quan trên trông xuống, người ta trông vào" mà bị người ta chỉ thẳng mặt mà mắng cái câu "Mày là thằng nói láo!" thì chỉ còn có nước... lấy mo che mặt.
Huống hồ đường đường một vị Chủ tịch nước, nước có cái Đảng luôn vỗ ngực khoe là những "đỉnh cao trí tuệ loài người" lại đi nói láo với bàn dân thiên hạ trên thương trường quốc tế để kiếm mánh làm ăn thì ốt dột biết là chừng nào!
Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin.
Vừa rồi đây, Ngài Chủ tịch nước Việt Nam Cộng sản, ông Nguyễn minh Triết, dẫn bầu đoàn thê tử sang Hoa Kỳ, một nước tư bản chuyên môn "bóc lột sức lao động", kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa vô sản, để bắt tay làm ăn, kiếm áp phe, ký hợp đồng, để "hai bên đều có lợi", có tuyên bố nhiều câu "không đúng sự thật".
Ở Mỹ, các nơi Ngài đến hội họp, dù lén lút đi ngõ sau và giờ giấc, địa điểm đều được giữ kín đến giờ phút chót cũng đều "được" một số ít (chừng ba ngàn người) "khúc ruột ngàn dậm" vẫn truy tìm ra tung tích để "dàn chào" bằng cờ vàng và hoan hô Ngài với khẩu hiệu "Liar!"! "Liar!" nghĩa là: - Thằng nói láo! Đồ nói dối!
Vậy, Ngài Triết đã nói những gì mà giới bình dân gọi Ngài là:
- Thằng nói láo! Nói dối?
Và các bậc tu hành gọi Ngài là:
- Cụ nói không đúng sự thật!
Coi:
Ngày 21 tháng 6 Ngài gặp Bà Chủ tịch Thượng viện Mỹ Nancy Pelocy, Bà này hỏi chận họng ngay về vụ Cha Lý bị bắt, xử, bịt miệng tại phiên Tòa. Có không?
Ngài Triết như đã học thuộc lòng trước khi công du, đã mau mắn trả lời ngay rằng:
- Đâu có! Ông Lý vì "có hành động tuyên truyền chống phá Nhà nước nên phải bị trị tội thích đáng theo pháp luật Việt Nam. Còn ông bị bịt miệng là vì ông ấy đã có lời lẽ thô bạo chửi bới quan Tòa và còn đạp đổ cả vành móng ngựa. Tuy nhiên chuyện bịt miệng là không đúng. Đó chỉ là cá nhân, không phải chủ trương của Đảng tôi. Còn chuyện bắt và xử ông Lý thì cả Toà Thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng biểu đồng tình. Nếu Bà không tin thì đi hỏi ông Nguyễn cao Kỳ xem có phải không! Chính ông Kỳ cũng đã về thăm Việt Nam, tuyên bố "Nước Việt Nam có luật Việt Nam" kia mà! (Lượt thuật báo VC).
Chiều đó, Ngài Triết cũng đến làm việc với Chủ tịch Hạ viện Liên bang Hoa Kỳ. Dân biểu Ed Royce cho biết nhiều nghị sĩ đã liên tục hỏi Triết về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam, cụ thể là trường hợp Cha Lý. Ngài Triết cũng vẫn cùng lập luận với Bà Nancy, đã trả lời xuôi rót, như cái băng cát xét đã thu sẵn.
Ngày 22/6 Ngài Triết đi thăm TT Bush ở Toà Bạch Ốc cũng nói y chang, khi Bush hỏi về chuyện Cha Lý:
- Tôi đã nói nhiều lần là việc bắt và xử ông Lý là đúng pháp luật Việt Nam. Tòa thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng Ô Kê Salem nữa cơ mà!
Sau ba lần gặp gỡ với các chức sắc cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ, và cả lần trả lời phỏng vấn của ký giả kỳ cựu Wolf Blitzer của Đài CNN hôm chủ nhật 24/6, Ngài Triết với tiếng nói chính thức của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã tuyên bố như trên.
Không biết các Ông Bà Mỹ có tin "sái cần cổ" không, đến nay vẫn chưa thấy có phản ứng hồi âm.
Đối với người Việt tị nạn đã có nhiều kinh nghiệm xương máu với Cộng Sản, Ngài Triết hoặc bất cứ ai "đỏ đít" hễ vừa hé môi ra là người ta biết tỏng ngay rằng "chỉ là đồ nói láo".
Ngày 22/6, lúc 8giờ30 tại khách sạn Dana Point, gặp gỡ với hơn 699 (?) + 1 NCKỳ (giờ phút chót) = 700 kiều bào "đại diện cho Cộng đồng người Việt" tại quận Cam, bang California (theo báo VC là 700, nhưng báo hải ngoại thì chỉ có 400 gồm cả 180 người là bầu đoàn thê tử từ VN sang) Ngài Triết "bộc bạch những lời từ trái tim mình":
- Chúng ta cần gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, ở đâu chúng ta cũng là những người con của đất Việt, dân tộc Việt Nam, chúng ta phải đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu".
Ngài còn kể lại:
- "Chiều nay, trên đường đến đây, tôi thấy một số bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc họp mặt hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành thẳng thắn. Đảng và Nhà nước VN không bao giờ thành kiến với những người có những trái biệt như vậy. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, để xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia vững mạnh".
Vân vân và vân vân. Còn rất nhiều điều hứa hẹn ngọt hơn đường cát, mát hơn đường phèn.
Cao hứng lên Ngài còn ngâm thơ của Đỗ Trung Quân:
"Quê hương là chùm khế ngọt"`
" Việt kiều là con bò sữa"`
"Cho Đảng ta vắt cạn mỗi ngày"`
"Nếu không có sữa, Đảng sẽ không lớn nổi thành người"
Ngâm thơ xong, chuyển qua nói lối, điệu "Lý con cưỡng sang sông": Ai đem con cưỡng sang sông, để cho mà, con cưỡng sổ lồng bay xa, cái mà bay xa!
- "Sống trên đời không phải để hận thù. Mà sống trên đời là để yêu thương. Yêu thương con người với con người".
Việt kiều yêu nước NCK thổi ống tiêu phụ họa, nghe càng thêm "bức xúc" và "xúc động".
Những lời lẽ êm ái, mượt mà của Ngài Triết nghe rất quen, ngờ ngợ hình như là trong bài ngụ ngôn "Con cáo và con gà trống" của ông Tây La Phông Tên vậy.
Trong vài năm gần đây cũng đã có một số gà trống nghe lời khen ngon ngọt của con cáo, tưởng thật mình có giọng gáy hay khi nhắm mắt lại, hí hửng đem đôla về nước nạp mạng đã bị con cáo ngoặm cổ rồi.
Nhưng màn hấp dẫn nhất vẫn là màn "mãi võ sơn đông" bán thuốc xổ lãi hiệu Nhành mai, trong bữa họp mặt ở khách sạn Dana Point.
Ngài Triết quảng cáo mời trước, Việt Kiều NCK quợi quợi hùa theo sau rất ăn ý:
- Ai chưa về quê hương hãy về quê hương!`
- Hãy về quê hương! Lùng tùng xèng! NCK tiếp theo.`
- Ai về rồi hãy về nhiều hơn nữa!`
- Về nhiều hơn nữa! Lùng tùng xà! NCK.`
- Nhớ mang về nhiều đô la để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh hùng cường!`
- Nhớ mang nhiều đô la! Lùng tùng xèng! Lùng tùng xà! NCK vuốt đuôi.
Bà con, khúc ruột ngàn dặm, vẫy cờ vàng, vỗ tay cười ngất, đồng thanh hô lên:
- Mãi võ sơn đông nói láo! Bán thuốc dổm! Uống vào bị ung thư từ chết đến bị thương!
Bởi người Việt hải ngoại đã biết đứt đuôi con nòng nọc rằng "Việt cộng nói dzậy mà không phải dzậy".
Sau ngày 30/4 VC kêu gọi Quân Cán Chính tự động trình diện, mang theo cơm gạo 10 ngày để đi học tập chính sách nhân đạo hòa hợp hòa giải của Đảng ta. Khi "mấy con cừu non nhẹ dạ" nghe lời Bác, răm rắp đi trình diện xong xuôi đâu đó rồi thì toàn bộ bị Đảng ta nhốt mút chỉ cần câu. Mười ngày biến thành 10 năm, 20 năm. Nhốt tù từ Nam ra tới Bắc. Từ đồng sâu cho tới núi cao, rừng thiêng nước độc. Mười phần chết hết ba, bốn. Bỏ thây chốn ma thiêng. Phần còn lại thì đau ốm què quặt được Đảng khoan hồng tha cho làm phúc về nhà để... chết.
Hiện tại, ba tuần nay, từ ngày Triết đi Mỹ, bà con nông dân các miền lục tỉnh bị đảng viên của Triết cướp ruộng đất, cướp nhà, cả ngàn người kéo lên Sài Gòn biểu tình phản đối bọn quan tham, ác ôn côn đồ, trước Văn phòng Quốc Hội 2 đã đến ngày thứ 22, họ nằm vật vạ bên lề đường, đói khát, gió mưa, khổ sở vô cùng mà có thấy con ma nào ra "bắt tay mời vào gặp mặt".
Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người "ưa chuộng sự thật và ghét giả dối" và cả quí ông, quí bà dân cử đại diện cho dân, những người vừa "đi đông, bầu đúng, cử xứng" cho họ vừa qua, cũng trốn biệt như chuột ban ngày.
Đặc biệt chỉ có cánh "xe ôm" và "vá lốp xe đặc biệt" và "cá chìm, cá nổi" lúc nhúc túc trực ngày đêm bên kia đường để bảo vệ bà con biểu tình khỏi bị "bọn xấu" lợi dụng.
Vậy mà Triết nhà ta cứ "vô tư" nói khơi khơi: "... tôi thấy có một số bà con người Việt tụ tập phản đối. Tôi muốn xuống bắt tay họ...".
Thiệt là nói không một chút ngượng miệng.
Còn cái dzụ "sẵn sàng lắng nghe và đối thoại với những ai khác chính kiến" thì hổng dám đâu! Chứng cớ còn sờ sờ ra kia:
- Sau khi được gia nhập W.T.O được mấy ngày, hơn hai mươi người đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho dân chủ và nhân quyền đã bị VC bắt giam và tiếp tục siết chặt giới truyền thông. Tăng cường kiểm soát ngặt nghèo mạng lưới internet. Lãnh đạo tôn giáo, tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác đã bị sách nhiễu và bắt giữ thường xuyên. Hơn 300 tù nhân chính trị người cao nguyên theo đạo Tin Lành vẫn còn bị giam giữ.
Rồi Ngài thơ thới hân hoan ra về chưa kịp xuống xe bắt tay với "khúc ruột thừa ngàn dặm" để ôm hôn thắm thiết tỏ rõ rằng "mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận tất cả những đứa con của mình về với Tổ quốc."
Thông tấn xã VN với hơn 600 tờ báo, hơn 100 đài phát thanh, truyền hình nhất loạt gõ chiêng, đánh trống tung hê, thổi ống đu đủ cái thành quả mà Ngài Chủ tịch nước vừa ôm về bỗng chốc phồng to lên như cái khinh khí cầu.
Báo Nhân Dân hả hê đăng lại bài phỏng vấn Ngài Triết trả lời CNN, đài truyền hình lớn nhất nước Mỹ. Sáu trăm tờ báo trong nước liền ăn theo, cóp nguyên xi bài của Nhân Dân trang trọng in lên trang nhất báo mình. Báo Tuổi Trẻ nhanh tay hơn cả, tuổi trẻ mà!
Ai dè bị tổ trác. Đi đêm có ngày gặp ma.
Đang ngất ngây trong cái không khi "hồ hởi phấn khởi" thì Ngài Triết nhận được lá thư của Toà Giám mục Nha Trang gửi đến. Nội dung lá thư như sau:
Tòa Giám mục Nha Trang`
22, Trần Phú, Nha Trang
Nha Trang ngày 7 tháng 7 năm 2007
Kính gửi: Cụ Nguyễn minh TriếtChủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam`
Kính thưa Cụ Chủ tịch nước,
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi kính gửi lời thăm Cụ và thưa Cụ việc sau đây:
Nhân đọc trong báo Tuổi Trẻ số ra ngày 6 tháng 7 năm 2007, tại trang 3, liên quan đến vụ xét xử Linh mục Nguyễn văn Lý, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định như sau:
Câu trả lời của Cụ Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết: "Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi" là không đúng sự thật.
Kính chúc Cụ sức khoẻ.
TM. Hội đồng Giám mục Việt Nam.`
Phaolô Nguyễn văn Hòa.
Ôi chao ôi! Sao lại có sự trớ trêu đắng cay như thế này.
Từ ngày Đảng ta lãnh đạo tới nay, bất cứ vụ đàn áp, bắt bớ các tu sĩ Thiên Chúa giáo nào kể cả bỏ tù Linh mục Lý bao nhiêu lần, Toà Thánh Vatican và Hội đồng Giám mục đều "nín thinh" cơ mà. Nín thinh nghĩa là im lặng. Im lặng nghĩa là bằng lòng. Suy luận từ thái độ đó của Tòa Giám mục VN, Đảng ta tha hồ mà nói hưu, nói vượn theo ý mình. Lần này sao lại...?
Kể từ sau ngày 30 tháng 3 năm nay khi vụ xử linh mục Lý tại Huế thì đây là lần đầu tiên công khai quan điểm của các đấng chủ chăn chiên cao nhất của Giáo hội công giáo Việt Nam về vấn đề liên quan.
Vào ngày 10 tháng 7, Hồng y Phạm minh Mẫn, phụ trách Tổng giáo phận sài Gòn có gửi bức thư cho tờ báo của Giáo hội trong nước là tờ Công giáo & Dân tộc cùng các cơ quan truyền thông công giáo nói chung, Hồng y Phạm minh Mẫn nhấn mạnh: "đăng tải câu chuyện CNN phỏng vấn Chủ tịch nước VN với những thêm thắt, không đúng sự thật".
Trong khi đó, khi được BBC hỏi, ngày 13/7, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
- "Hội đồng Giám mục không đồng tình với việc đưa ra xét xử mà lại bịt miệng. Như thế thì Toà Thánh Vatican làm sao mà đồng tình được".
Linh mục Huỳnh công Minh còn nói thêm: "Điều Giáo hội quan tâm là báo chí VN đưa tin sai lệch, không chỉ trong một vụ này. Chuyện ông Chủ tịch nước có nói như vậy thì chúng tôi đâu có biết".
Hồng y Phạm Minh Mẫn gọi đây là hiện tượng gây ra nghi ngờ lẫn nhau:
- "Những kinh nghiệm đó dần dần biến nhiều người thành Tào Tháo, thường xuyên sống trong đa nghi và nghi kỵ lẫn nhau. Thế nhưng, đối với người dè dặt, nó cho thấy rằng làm gì có sự thật toàn vẹn trong xã hội ngày nay, chỉ có sự thật một chiều, một mặt, sự thật ảo, và sự thật cần thời gian để xuất hiện dần dần cách đầy đủ hơn".
Khi kiểm chứng lại bài phỏng vấn của Ngài Triết dành cho phóng viên CNN, Wolf Blitzer, mà báo Nhân Dân dịch và các báo đăng lại thì theo một số cơ quan truyền thông nước ngoài sau khi đối chiếu cho thấy có một số điểm ông Triết không có nói nhưng đã được thêm vào như câu "Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi".
Linh mục Phan văn Lợi cũng cho biết: "Trước mặt tôi có bản tiếng Anh và tiếng Việt bài trả lời phỏng vấn CNN của ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đúng là ông Triết trong bài đó không có nói câu "Hội đồng Giám mục VN và Toà Thánh Vatican cũng tán đồng với chúng tôi"
Vậy là tờ báo Nhân Dân cơ quan truyền thông, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói láo! Báo Nhân Dân đã xào nấu, chế biến bài báo CNN theo khẩu vị của ông Chủ tịch Nguyễn minh Triết nói riêng và Nhà nước Cộng sản nói chung.
Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự nói láo này?
Chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Bởi mọi sự việc rồi sẽ đâu vào đấy. Bởi nói láo là chủ trương, là chính sách của Cộng sản mà! Nói thật là kẻ thù của Cộng sản.
Thật là nói láo có truyền thống và có hệ thống. Nói láo di căn.
Tưởng đâu những điều Ngài Triết tuyên bố "vô tư" bên Mỹ, mấy anh Mỹ mũi lõ, to xác cả tin, bị Chủ tịch ta xỏ mũi một cách dễ dàng, ngờ đâu tờ Washington Times, số ra ngày 25/6 liền đó, ký giả Mike Benge, trang A-17 đã vạch trần sự lừa dối của Ngài Triết ra, qua bản dịch của Phan tường Vi, tóm lượt như sau:
"Bài viết của Chủ tịch nước Cộng Sản Việt nam Nguyễn minh Triết: "Những giá trị và ích lợi chung giữa VN và HK" sặc mùi tuyên truyền nhớp nhúa cho thấy một sự xơ cứng thiếu sáng tạo trong suy nghĩ... Hồ chí Minh đã từng dùng những lời bất tử của Thomas Jefferson trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" cho lời mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của người Cộng Sản Việt Nam. Đây cũng chính là Chế độ Cộng Sản VN có trách nhiệm với việc thảm sát hơn 1 triệu người Việt Nam.
... Đối với Jefferson, là tổng thống đồng nghĩa là được người dân bầu chọn qua một cuộc bầu cử công bằng và tự do, không phải do Đảng Cộng Sản VN, chỉ chiếm 4 phần trăm dân số, chỉ định làm Chủ tịch nước như ông Triết. Một dân biểu Hoa Kỳ nói rằng: Vì ông Triết không được bầu qua một cuộc tranh cử tự do, ông không nên được gọi là ông Chủ tịch...Đúng hơn ông có thể so sánh với một bố già... của một chế độ đẫm máu và đàn áp.
... Thay vì đi theo những nguyên tắc dân chủ của trường phái Jefferson, ông Triết bám vào cái nguyên tắc căn bản "Dối trá trắng trợn" của Joseph Geobels rằng người ta sẽ tin một lời dối trá trắng trợn to lớn mau hơn lời dối gian nhỏ bé và nếu nó được lập đi lập lại hoài thì sớm muộn gì người ta cũng tin.
... Thay vì "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng", chế độ của ông Triết gần gũi hơn với những câu truyện ngụ ngôn trào phúng về chủ nghĩa Cộng Sản như được miêu tả trong tác phẩm "Trại gia súc" của George Orwell, nơi mà một số thành viên bình đẳng hơn những đồng loại khác. (Hết trích)
Quả nhiên, với chuyến đi mần ăn của Ngài Triết vừa qua, Ngài đã xử dụng kế sách "Rừng mơ"* của đại gian hùng Tào Tháo để lại: Nói láo một lần, người ta chưa tin. Cứ nói mãi, đến một triệu lần, thì người ta cũng phải tin.
Bà mẹ Mạnh Tử tin con là thế, mà mới chỉ có ba người đến nói "Mạnh Tử giết người" bà đã vội vàng chặt đứt khung cửi đang dệt và nhảy qua cửa sổ chạy trốn.
Đảng Cộng sản VN liên tục nói láo 70 năm nay, từ ông Chủ Tịch nước cho tới ông Chủ nhiệm báo Nhân Dân thì bảo sao đến hôm nay, thời đại Internet, vẫn có người tin "sái cần cổ" rằng thì là: Trên cái cõi ta bà này chỉ có Đảng Cộng Sản mới có thể đem lại tự do hạnh phúc cho loài người.
Trách chi mấy chú nhóc con của tờ báo lá cải Việt Weekly ở Garden Grove, tuy cũng có cái áo ngoài là tị nạn Cộng sản, bị dụ khị cho uống nước đường, đang hăm hở chạy theo đít voi tính kiếm chút bã mía, cam tâm muối mặt viết bài nịnh hót ca ngợi Cộng Sản đang bị Cộng đồng Nam Cali vạch mặt chỉ tên và tẩy chay.
Lại một vụ Trần Trường thứ hai.
Cũng vẫn cái trò "ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản".
Không phải tự dưng người dân Việt Nam đổi câu "Nói dối như Cuội" thành "Nói láo như Vẹm".
Cái bệnh nói láo của Việt cộng đến độ trầm kha đã trở thành tật, thành bản chất.
Non sông dễ đổi, bản chất khó thay. Nói láo lừa người rồi tự lừa mình, riết thành quán tính cứ tưởng là mình nói thật.
Rõ là nói láo đến thầy cũng phải chạy mặt.
Người Việt hải ngoại đứng biểu tình chống đối ngoài khách sạn Dana Point nghe hai anh kép độc Triết và Kỳ đang diễn tuồng "hòa hợp hòa giải", kẻ tung người hứng rất nhịp nhàng, đều lắc đầu chép miệng:
- Nói láo thầy chạy!!!
Nguyễn thanh Ty
(*) Tào Tháo dẫn 100 vạn binh đi đánh Thục. Quân đi ngang qua sa mạc nóng bức, khát nước khô cổ, không bước đi được nữa. Tào Tháo nghĩ ra mưu kế nói láo với quân sĩ rằng trước mặt có rừng mơ. Mơ là trái có vị chua như me. Quân lính nghe nói tới trái mơ bèn chảy nước miếng ra, đỡ khát nước. Nhờ vậy, quân Tào có thể đủ sức vượt ra khỏi sa mạc.

Tuesday, December 15, 2009

Suy nghĩ về chuyến hành hương nhất bộ nhất bái của một Tăng sĩ trẻ

30/03/2009 21:37 (GMT+7)

1. Những ngày gần đây, dạo chơi trên mạng Internet, tôi bắt gặp khá nhiều forum bàn tán xôn xao về hình ảnh một nhà sư “nhất bộ nhất bái” trên quốc lộ 1A. Đó chính là thầy Thích Tâm Mẫn. Không ít lời tán thán, ngưỡng mộ và cũng không ít lời chế nhạo, chê bai. Họ bảo, nếu muốn tu thì ở chùa mà tu, chứ ra đường lễ lạy thì hẳn ích gì! Có người còn thắc mắc, không biết ông sư đó lạy ai, lạy như thế chỉ để mưa dầm, nắng đốt mà sớm… chết mất thôi!
Đúng là thầy Tâm Mẫn đang đốt năng lượng và đồng thời cũng bị nắng đốt !
Nhưng, ngẫm cũng lạ, trên đời này không thiếu gì những kẻ đốt năng lượng của mình cho những cuộc truy hoan vô nghĩa lý, đốt cuộc đời mình vì những ly rượu mạnh, những vòng khói thuốc…, chỉ vì sự vui sướng nhất thời mà di họa về sau, thì liệu mấy ai lấy làm ngạc nhiên? Phải chăng, điều đó đã trở nên chuyện “rất thường” ở đời?
Thuở mới vào chùa, tôi đã được học về ý nghĩa và lợi ích của sự lễ bái. Đại loại, phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, phát triển thiện căn, thực hành đức tính khiêm cung, nhẫn nại, đem lại sự an lạc, khỏe mạnh cho cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là nói đến sự lễ lạy thông thường ở chùa, siêng thì có thể lạy nhiều, lười thì có thể lạy ít, chứ đã phát tâm “tam bộ nhất bái” hay “nhất bộ nhất bái” trước bao nhiêu ánh mắt của thiên hạ thì lại càng khó, nếu không phải vì đại nguyện thì vì lẽ gì?

ĐĐ. Thích Tâm Mẫn lễ lạy hành hương trước dòng xe cộ và ánh mắt hiếu kỳ của nhiều người (Ảnh chụp tại H. Trảng Bom chiều 26-2) - Ảnh: Lam Điền
HT.Tuyên Hóa từng nói: “Con đường tốt nhất để am tường các pháp là chịu đựng được những hạnh khó hành, làm những việc mà người khác không chịu làm, nhẫn những chuyện mà không ai nhẫn nổi, tất cả chỉ có vậy thôi!”. Đó là lời giáo huấn Ngài dành cho thầy Hoằng Do, vị đệ tử người Mỹ phát tâm hành hương tam bộ nhất bái từ San Francisco đến Seattle. Thật ngắn gọn, “chỉ có vậy thôi” nhưng bao hàm biết bao ý nghĩa!

2. Tôi đã “mục sở thị” thầy Tâm Mẫn nhất bộ nhất bái vào một buổi sáng và một buổi chiều muộn trong cái nắng hanh vàng và khói xe nghìn nghịt trên quốc lộ 1A. Ấn tượng của tôi về thầy lúc đó là một nụ cười thật hiền, một gương mặt già hơn so với tuổi (thầy sinh năm 1977) bởi nám đen vì nắng gió. Ngưỡng mộ và kính phục, tôi chắp tay xá thầy. Thầy đã làm được điều mà dẫu trong mơ tôi cũng không dám nghĩ tới. Con đường phía trước thầy còn quá dài, gần 1.800km (tính từ Dầu Giây) với biết bao nhiêu gian khổ: cái nắng như ran, gió như phang (của Phan Rang!), những cơn mưa dầm thối đất của cái eo miền Trung khắt nghiệt, rồi cái lạnh cắt da cắt thịt của xứ Bắc…
Nhẩm tính, chặng đường từ TP.HCM đến Yên Tử dài khoảng 1.800km. Nếu đến đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật. Con số này, nếu so với những hành giả nhập thất lễ lạy, có người lạy đến 5.000 lạy mỗi ngày, thì quả không nhiều. Tuy nhiên, có lẽ không nên đem con số ra để tính kể, bởi lẽ hình thức lễ lạy này là một lối tu hết sức gian khổ… mà thầy đã chọn. Có thể ai đó sẽ cho rằng đây chỉ là một “trò ảo thuật quảng cáo” - như thầy Hoằng Do đã từng bị mai mỉa, nhưng với thầy thì: “sự lễ lạy đối với chúng tôi lại là phương tiện của thiền định. Phương pháp này dẫn đến sự tập trung tư tưởng hơn hết, vì nó không đòi hỏi suy nghĩ hay nói năng gì. Những động tác chầm chậm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại mới chính là sự luyện tập trong hiểu biết, với chủ ý làm dừng lại những loạn tưởng trong tâm thức”. (Theo Three Steps, One Bow - Nhật ký của 2 thầy Tỳ kheo người Mỹ Hằng Cụ và Hằng Do). Điều này cũng từng xảy ra với thầy Hằng Thiệt - người Mỹ, đệ tử của HT.Tuyên Hóa. Thầy kể rằng, khi đi lạy tam bộ nhất bái, nhiều lúc có người đến chửi mắng thầy một cách vô cớ. Khi xem kinh Hoa Nghiêm, thầy nhận ra đó là những tâm niệm xưa kia thầy đã lỡ tạo. Em gái của thầy đã từ thầy vì thầy xuất gia theo đạo Phật; nhưng hơn 20 năm sau, mẹ thầy đã phát tâm ăn chay trường, em gái thầy lại đến chùa giúp hướng dẫn đưa người vào Phật pháp! (Theo nhật ký With One Heart Bowing to the City of 10,000 Buddhas - Nhất tâm lễ bái Vạn Phật Thành).
Do đó, bất kể vì mục đích nào: sám hối nghiệp chướng, cầu nguyện hòa bình hay mong sớm thành tựu sở nguyện…, thì chuyến hành hương của thầy Tâm Mẫn vẫn là một việc mà không phải ai cũng có thể thực hiện được!

3. Dĩ nhiên thầy Tâm Mẫn không phải là người nghĩ ra lối tu khổ hạnh này. Thầy cũng không phải là người Việt đầu tiên hành hương lễ bái. Nhưng, nếu xét về chặng đường và hình thức nhất bộ nhất bái, thì nếu thành tựu, thầy là người Việt Nam đầu tiên thực hiện được “hạnh khó hành” này trên một chặng đường dài như thế.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, hình thức “tam bộ nhất bái”, “nhất bộ nhất bái” hay “ngũ bộ nhất bái” không phải là một hình thức xa lạ trong lễ nghi phương Đông. Nếu trong cung đình, hình thức này biểu lộ sự quy kính, hàng phục thì trong tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, thể hiện sự cung kính, quy ngưỡng, nguyện cầu, xuất phát từ sự rung cảm sâu xa của người lễ lạy, và trở thành một trải nghiệm tâm linh, một pháp môn tu.

Phần lớn người Tây Tạng vẫn mong muốn được hành hương đến thủ đô Lhasa. Rất nhiều trong số đó đã chọn hình thức tam bộ nhất bái để thể hiện tâm thành kính đối với những vị Phật sống của họ, và cũng không ít người đã phải bỏ thân dọc hành trình khắt nghiệt ấy. Nhưng với họ, đó là một sự ra đi thanh thản và đầy ý nghĩa.
Người Tây Tạng vẫn còn truyền tụng câu chuyện về một người cha đã bán hết đàn gia súc nhằm thực hiện ước nguyện hành hương “tam bộ nhất bái” về thánh địa Lhasa, nhưng ông đã kiệt sức và chết mất xác trên con đường núi cô quạnh. Chờ mãi không thấy cha về, người con khi lớn lên đã quyết tâm thực hiện ước nguyện của cha, “tam bộ nhất bái” trải qua bao đỉnh núi cao, qua bao thung lũng sâu của rặng Himalaya hùng vĩ để về đến được chùa Jokhang và dâng lên bàn thờ Phật lời khấn cầu hoàn thành sứ mạng đức tin thay người cha đã khuất.
Câu chuyện hành hương lễ bái được người đời truyền tụng và ngưỡng mộ nhất có lẽ là câu chuyện tam bộ nhất bái của một Thiền sư Trung Hoa - Hòa thượng Hư Vân (1840 -1959) - chuyến hành hương được xem là dài nhất, gian khổ nhất, Ngài đã đi suốt ba năm trời trong tuyết trắng và vượt qua chặng đường dài đến 2.500 km từ Phổ Đà sơn đến Ngũ Đài nhằm báo đáp công ơn sanh thành của cha mẹ!
Sau HT.Hư Vân, còn có rất nhiều chuyến hành hương tam bộ nhất bái khác với nhiều mục đích khác nhau, như thầy Hoằng Do - Hoằng Cụ (từ San Francisco đến Seattle); Hằng Thật - Hằng Triều (Nam California đến chùa Vạn Phật Thành - Bắc California); Tỳ kheo Trí Như (Luân Đôn, với hành trình 560km; thầy Hạnh Tấn - Đồng Văn (từ Varanasi đến Bodhgaya); sư Sherof Thamse (từ Tây Tạng đến Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ) v.v…
Tuy thế, chuyến hành hương của thầy Tâm Mẫn, nếu thành tựu (và tôi luôn cầu nguyện như vậy), sẽ là chuyến hành hương nhất bộ nhất bái dài nhất từ trước đến nay!

4. “Three steps one bow is finished but the journey of love will never stop” - kết thúc tam bộ nhất bái nhưng hành trình của thương yêu sẽ không bao giờ chấm dứt. Tôi đã đọc được câu nói này đâu đó không nhớ rõ, chỉ hiểu là đằng sau một hành trình còn có một hành trình khác dài hơn, một hành trình không có đoạn kết: hành trình của yêu thương!
Và, tôi lại nghĩ đến thầy Tâm Mẫn, cho dù thầy mới khởi đầu chuyến hành trình mà nếu thuận buồm xuôi gió thì khoảng 3 năm nữa mới kết thúc. Khi kết thúc hành trình này rồi, còn có một hành trình dài khác nữa mà thầy sẽ phải bước đi: hành trình giác ngộ. Hành trình sau hẳn sẽ dài hơn hành trình trước rất nhiều, trở ngại rất nhiều, thử thách rất nhiều. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cầu nguyện cho thầy đến đích, bởi trong thời mạt pháp, có được một người tu là có được một sự quý.
Cầu nguyện thầy luôn giữ vững được sơ tâm cho đến hết cuộc hành trình…

Quảng Kiến

Monday, December 14, 2009

Ngư dân khốn khổ vì “giã cào bay”

13/12/2009 - 12:26 AM

(PL)- Tại thôn Gò Găng, xã Tân Thắng (huyện Hàm Tân, Bình Thuận), ngư dân Mai Hoạch bức xúc: “Dân đi biển gọi cào bay là xã hội đen. Dong khơi mà gặp đám cô hồn này là xui tận mạng”.
Năm 2008, gần 200 hộ dân xã Tân Thắng bị cào bay cướp lưới với giá trị ước tính gần 1 tỉ đồng.

Nợ chồng nợ chất vì bị cướp lưới
Anh Hoạch kể: “Năm 2006, nguồn tôm cá ven bờ cạn kiệt, để có thể ra khơi xa kiếm cơm, tui gom góp vốn liếng sắm 50 tấm lưới trị giá 40 triệu đồng. Ngay chuyến dong khơi đầu tiên đã bị cào bay sấn tới làm sạch. Tay trắng, tui về vay mượn từ anh em, bạn bè sắm lại và cứ thi thoảng bị cào bay gặm hơn chục tấm. Đến bây giờ nợ mới vẫn chưa trả xong, nói chi nợ cũ”.
Cào bay thường chạy hai chiếc song song, chèn dây điện giữa rồi xỉa giàn cào xuống biển. Giàn cào chạy đến đâu, điện phóng ra tới đó, tôm cá bất kể lớn bé bị điện giật cứ thế mà bám vào giàn cào. “Khi nào bị lốc (trắng lưới), cào bay quay sang cướp lưới của dân thuyền chài để gỡ sở hụi xăng dầu. Bình quân một tấm lưới giá 500.000 đồng nhưng cào bay cướp đem bán phế liệu chưa đến 30.000 đồng bạc”.

Sau vụ “giã cào bay”, lực lượng chức năng chỉ đành... ghi nhận.


Tại thôn Thắng Hải (xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân), có hơn 50 hộ dân đã và đang điêu đứng vì cào bay. ngư dân Hồ Sinh than thở: “Dân thuyền lưới ai cũng âu lo tột độ vì sợ cào bay xẻ thịt. Năm rồi nhẩm ra tui bị thiệt hại hơn 50 triệu đồng do bị đám xã hội đen này cướp lưới”. Sợ quá, anh Sinh không dám nuôi tham vọng vươn xa mà chỉ loay hoay gần bờ. Anh tiếp tục mạch chuyện trong tiếng thở dài: “Nhiều anh em để tiếp tục dong khơi phải vay nóng, vay ngân hàng, thế chấp tài sản để rồi ôm hận. Lãi mẹ đẻ lãi con, nợ mới chồng chất nợ cũ đã khiến nhiều người tán gia bại sản”.

Những con số kinh hoàng
Tân Thắng và Thắng Hải là hai xã nghèo khó của huyện Hàm Tân. Do đất đai cằn cỗi, bạc màu nên ngày càng nhiều nông dân ở xã bám biển kiếm sống. Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, cho vay vốn lãi suất thấp... tạo điều kiện cho bà con bứt phá vươn lên. Nhưng bao năm qua, cái nghèo, cái khổ vẫn lởn vởn trên vùng đất này. Nguyên nhân chính là do cào bay lộng hành. Bà con ở đây ám ảnh cào bay đến nỗi còn lại vài tay lưới cũng không dám đi biển vì sợ chẳng còn gì. Có hộ phải vay ngân hàng đến lần thứ ba để sắm lưới rồi cũng trắng tay.
Theo thống kê của huyện Hàm Tân, tổng số ghe thuyền ở hai xã Tân Thắng, Thắng Hải là 250 chiếc, riêng xã Tân Thắng có hơn 160 thuyền, chủ yếu là thuyền nhỏ đánh bắt ven bờ. “Vấn đề ở chỗ dù giá trị không lớn nhưng có thuyền 2-3 hộ phải hùn tiền mới mua được. Năm 2008, qua thống kê sơ bộ cho thấy có gần 200 hộ sống bằng nghề biển ở xã bị cào bay cướp lưới với giá trị ước tính gần 1 tỉ đồng. Vừa rồi có chín hộ ở xã bị cướp trên 100 tấm” - ông Trần Minh Phi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thắng, trăn trở.

Ngày một lộng hành
Anh Trần Thanh Tâm, Trưởng Công an xã Tân Thắng, cho biết: “Cào bay mỗi lúc càng lộng hành. Không chỉ cướp lưới, cào bay còn sẵn sàng đánh đắm tàu thuyền của ngư dân nếu bị kháng cự.
Bà con nhiều lần gửi đơn cầu cứu nhưng do chúng hoạt động ngoài khơi nên chúng tôi không thể làm gì được. Muốn truy bắt chúng cũng khó, do phương tiện của xã chỉ là tàu máy hai lốc, trong khi đó cào bay toàn sử dụng thuyền có công suất gấp đôi, gấp ba. Khi đụng kiểm ngư, đội quân giã cào đối phó bằng cách chặt đứt giàn cào. Kiểm ngư đi thì chúng trục vớt và tiếp tục gây án”.

Tài sản của ngư dân sau khi bị “giã cào bay” oanh tạc.

Ông Đặng Mậu Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thắng, chỉ thẳng: “Đám xã hội đen trên biển này chủ yếu là dân gần đây... Năm 2008, quá bức xúc, bà con dồn sức bắt được ba chiếc và kể từ đó chúng sẵn sàng hành hung khi bị vây bắt. Chúng ra tay ngày một tàn nhẫn nên bà con rất sợ, hễ thấy bóng dáng chúng là tránh xa. Còn nếu chẳng may đụng độ thì tặc lưỡi trách thân mình xấu số. Để tự bảo vệ mình, bây giờ mỗi khi ra khơi bà con phải đi thành nhóm 10-20 người để dễ ứng cứu nếu bị cào bay gây hại. Đi biển mà dàn chùm như vậy thì năng suất đánh bắt rất thấp nhưng nếu neo bờ thì chẳng có gì bỏ bụng”.
Ngay tại thời điểm này, nạn “giã cào bay” vẫn oanh tạc vùng biển Hàm Tân. Trong khi chính quyền địa phương và các ban, ngành chức năng còn loay hoay tìm giải pháp thì nhiều ngư dân ở Tân Thắng, Thắng Hải... đau đớn rao bán ghe thuyền nhưng chẳng ai dám mua. Thế nên hiện tượng ngư dân neo thuyền đi làm thuê ngày càng phổ biến.
NGUYỄN HẢI - NGỌC BẢY


Đề nghị Trung Quốc chấm dứt bắt giữ ngư dân Việt Nam
Thứ Hai, 14/12/2009, 09:15 (GMT+7)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=353113&ChannelID=3

* Kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp
TT - Chiều 13-12, trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh thông tin phía Trung Quốc bắt giữ ba tàu cá của ngư dân Việt Nam trong lúc đang hành nghề trên vùng
biển quần đảo Hoàng Sa (Tuổi Trẻ ngày 13-12), ông Nguyễn Việt Thắng - chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam - cho biết hội đã nắm được thông tin và trong tuần này sẽ chính thức có văn bản phản đối hành động của phía Trung Quốc.
Theo ông Thắng, Hội Nghề cá Việt Nam sẽ lên tiếng bảo vệ quyền lợi của ngư dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa, đồng thời khẳng định rằng không ai được quyền bắt giữ ngư dân Việt Nam vô cớ.
Ông Thắng nói: “Chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động bắt giữ ngư dân Việt Nam và phải đền bù thiệt hại cho ngư dân. Các cơ quan hữu quan của Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối, có phản ứng quyết liệt để phía Trung Quốc chấm dứt tình trạng này”.
* Trong khi đó, ông Phạm Đình Khối - bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi - cho biết tỉnh sẽ kiến nghị Bộ Ngoại giao có giải pháp can thiệp phía Trung Quốc thả ngay vô điều kiện hai tàu cá của ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn đang bị tạm giữ ở quần đảo Hoàng Sa.
Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn trong lúc hành nghề và trú bão trên vùng biển Hoàng Sa.
Hiện tại phía Trung Quốc đã thả 13 tàu cá cùng 210 ngư dân về Quảng Ngãi an toàn nhưng vẫn còn bốn tàu cùng nhiều trang thiết bị, ngư cụ, thủy sản của ngư dân Quảng Ngãi bị tạm giữ ở Hoàng Sa, ước tổng trị giá gần 8 tỉ đồng.
K.HƯNG - MINH THU

Friday, December 11, 2009

Xung quanh chuyến viếng thăm Vatican của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết




Cuộc gặp của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Giáo Hoàng - Cảm nhận qua bản tin TTXVN - J.B Nguyễn Hữu Vinh
Sunday, 13 December 2009 01:42 J.B Nguyễn Hữu Vinh.




Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết được dư luận chú ý. Nhiều người đã suy đoán về mục đích và diễn biến của cuộc gặp lịch sử này với nhiều chính kiến và cách nhìn khác nhau.


Mong chờ và hi vọng
Là một công dân VN, là giáo dân, chúng tôi chờ đợi và hi vọng về cuộc gặp gỡ này từ lâu với nhiều suy nghĩ vì đây là một cuộc gặp lịch sử đầu tiên của quan chức đứng đầu đất nước cộng sản VN đặt chân đến điện Vatican.

Giáo Hoàng gặp Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết


Chúng tôi mong muốn có một cuộc gặp gỡ thật chân thành, thẳng thắn trong tinh thần Sám hối, Hòa giải và Hi vọng như tinh thần của Sứ điệp Đức Thánh Cha đã gửi và HĐGMVN đã ghi rõ trong dịp Khai mạc Năm Thánh vừa qua để hai bên có những bước tiến bộ mới nhằm đưa lại cho đất nước VN sự hội nhập đầy đủ với thế giới bên ngoài và có những tiến bộ trong đất nước vốn đã tụt hậu sau gần 35 năm kết thúc chiến tranh.
Trước cuộc gặp gỡ, đã có nhiều sự đồn đoán. Có người cho rằng đây là một bước đi thiện chí của Nhà nước VN trên bước đường hội nhập quốc tế. Có người cho rằng đây là thiện chí của Vatican trên con đường hòa hợp, hòa giải để mưu cầu những điều kiện tốt hơn cho thế giới và nhân dân VN nói chung, nhất là đối với giáo dân.
Có người lo lắng: Nhỡ đâu Chủ tịch lại tiếp tục “chém gió tấu hài” về hai nước như “một anh ở châu Á, một anh ở Châu Âu” “thay nhau gìn giữ hòa bình thế giới” như ở Cuba hoặc “phân hóa nội bộ Vatican” như ông đã từng làm với Tổng thống Mỹ… thì chắc cuộc gặp gỡ chỉ làm nhân dân VN thêm xấu hổ.
Cũng có người hi vọng: Sau những thiện chí của Vatican đối với VN qua những sự kiện vừa qua, đặc biệt là qua những động thái đầy tính hòa bình đã được khởi động và nhất là trong điều kiện VN đang đứng trước những khó khăn thách thức khi “các thế lực thù địch” bên ngoài và bên trong không hiểu vì sao cứ mọc lên nhan nhản chống phá như đảng và nhà nước từng cảnh báo. Vì vậy, nhà nước VN sẽ chân thành để có những cuộc đối thoại tốt đẹp tìm kiếm sự hợp tác chân thành mưu cầu lợi ích chung có như thế mới có cơ may loại bỏ dần “các thế lực thù địch”.
Trước khi bước chân đến điện Vatican, ông Nguyễn Minh Triết đã nói: "Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh."
Kết quả
Và rồi cuộc gặp cũng đã diễn ra đúng lộ trình. Những chi tiết của cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa hai bên thực chất như thế nào, có lẽ chưa ai biết được ngoài Vatican và Hà Nội.
Nhưng theo dõi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, một số vấn đề chính mà người ta có thể đọc được rằng:
- Hai bên đã gặp gỡ, và phía Vatican đã đánh giá là có tiến bộ mới trên bước đường quan hệ giữa hai bên.
- Phía VN, ông Triết “tin tưởng rằng, với thiện chí và quyết tâm của hai bên, quan hệ giữa VN và Tòa Thánh Vatican sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với mong muốn của hai bên”.
Tiến bộ như thế nào theo đánh giá của Vatican là điều dễ nhìn thấy, từ chỗ đuổi bằng được Sứ thần Tòa Thánh đi khỏi VN, nay Thủ tướng, rồi Chủ tịch nước đến tận Vatican để “tìm cách thiết lập quan hệ” thì đó không là tiến bộ thì là gì.
Còn việc phía VN cho rằng với thiện chí và quyết tâm, thì cần phải xem xét. Thiện chí và quyết tâm của Vatican thì đã rõ, còn phía VN?
Nhận xét về nội dung và hình thức cuộc gặp qua báo chí nhà nước
Nội dung cuộc gặp gỡ chưa được tiết lộ, nhưng qua những gì truyền thông VN đưa tin có thể nhận xét:
Theo các hãng tin quốc tế, Giáo hoàng đã tiếp chủ tịch Triết trong gần 40 phút, thời lượng gần gấp đôi các cuộc tiếp nguyên thủ quốc gia khác. Thời gian nhiều hơn gấp hai lần như đã dự trù là 20 phút, theo hãng tin AP.
Như vậy, những người chú ý có thể mừng vì có thể giữa hai bên có nhiều vấn đề đáng được bàn luận, đặc biệt là sự chiếu cố ngoại thường của Đức Giáo hoàng đối với Chủ tịch VN sẽ có nhiều nội dung phong phú và chân thành giữa hai bên.
Ngày 11/12/2009, khi truyền thông quốc tế đã đưa tin từ lâu, thì báo chí VN bắt đầu đưa tin trên bản tin Vietnam+ (Trang tin của TTXVN). Sau đó, các báo lề phải có nhiệm vụ coppy lại.



Thông tấn xã Việt Nam phát tin cho các báo coppy lại



Thấy gì qua bản tin “lề phải”?
Về hình thức: Bản tin có tất cả 570 chữ phần gặp Giáo Hoàng kể cả tiêu đề thì ông Triết nói hết 447/570 chữ, phần Giáo Hoàng nói là 123/570 chữ.
Như vậy, hầu như cuộc gặp gỡ đó ông Triết nói gấp 4 lần Đức Giáo Hoàng, trong khi ông đang là khách và Giáo hoàng là chủ nhà. Điều đó có nghĩa gì?
Phải chăng ông Triết chưa đến Vatican lần nào, nên cố tìm cách nói để “động viên, phân hóa nội bộ” Giáo Hoàng và Vatican?
Hay bởi Giáo Hoàng đã già yếu không thể nào nói kịp được với ông Triết?
Về nội dung: Hầu hết những lời phát biểu của ông Triết với Giáo Hoàng được bản tin đưa ra là: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định (2 lần)… Chủ tịch nước nêu rõ… Chủ tịch nước thông báo… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận… Ông Triết cũng bày tỏ mong muốn… Chủ tịch nước nhấn mạnh…”.
Ông Triết còn nhắc đến tinh thần Thư chung của HĐGMVN 1980 “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” mà không nói rõ khái niệm “dân tộc” ở đây là gì? Có đồng nghĩa với đảng và nhà nước không, hay đồng nghĩa với dân tộc VN đang tụt hậu, nghèo đói, những người cùng khổ mà Giáo hội VN đang muốn tham gia xóa bớt nỗi đau của họ về từ thiện, y tế, giáo dục mà đã bao năm đề nghị vẫn chưa được nhà nước cho phép?
Còn Giáo Hoàng thì chỉ có: “cảm ơn Nhà nước VN… Giáo hoàng bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của chủ tịch… nêu mong muốn…”. Chỉ có thế là hết.
Tôi cứ nghĩ mãi: Chẳng lẽ nào ông Triết lặn lội đi từ VN sang đến tận Vatican chỉ để “khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, ghi nhận, nhấn mạnh…” đều những thứ thuộc nội bộ VN? Và “khẳng định VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh Vatican…” Nghĩa là VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ, còn muốn có quan hệ hay không là ở Vatican. Còn Giáo Hoàng chỉ có ngồi nghe, rồi “cảm ơn và đồng tình”?
Nếu chỉ có những thứ này, thì chắc ông Triết chỉ cần ngồi nhà, viết một bản thông báo gửi sang Giáo Hoàng, có thể bằng email, thế là xong. Việc gì nhọc công đến thế? Con tôi mới học lớp 5 vẫn thường làm thế khi cần trao đổi thông tin cho bạn bè khắp nơi.
Đánh tráo hay không hiểu? Bé cái… lầm
Đọc lại nội dung của bản tin, tôi không tin vào mắt mình nữa: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận và hoan nghênh Sứ điệp của Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo VN dịp khai mạc Năm Thánh 2010 trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ lẫn hiện tại và xin tha thứ”.
Đây quả là sự “bé cái lầm” của ông Triết với Sứ điệp của Giáo Hoàng Benedict.
Sứ điệp của Giáo Hoàng gửi Hội Đồng Giám mục VN và cộng đồng dân Chúa VN chứ đâu có gửi cho ông Triết mà ông đọc trộm rồi “ghi nhận”?
Trong sứ điệp đó, Giáo Hoàng kêu gọi tất cả mọi Giáo hữu Kitô, từ Giáo Hoàng đến giáo dân tự hạ mình để Sám hối, để nhìn nhận những tội lỗi của mình đối với “anh em đồng đạo và đồng bào” chứ đâu phải với ông Triết mà ông vội vàng “ghi nhận”?
Chắc chắn ông Triết và báo chí VN không thể biết rằng, việc sám hối, ăn năn là chuyện thường xuyên phải làm của bất cứ tín hữu Kitô nào hàng ngày, trong các Thánh lễ, trong các công việc… Đó không có gì là lạ lùng đối với người Công giáo. Vì vậy việc nhìn nhận các sai lỗi của mình là việc của mọi tín hữu Kitô chứ không phải của Vatican như ông Triết đã nhầm tưởng… bở.
Trong cuộc sống của mỗi con người và xã hội, (may chăng thì chỉ có đảng Cộng sản VN, đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại mới không có sai lầm và không thừa nhận sai lầm mà thôi) còn lại chưa có ai không có sai lầm, vì vậy mỗi người luôn cần phải sám hối, ăn năn tự xét mình.
Đó là luật Chúa từ mấy ngàn năm nay đâu phải điều gì mới mẻ.
Điều cần nói thêm để cho nhà nước, ông Triết và hệ thống báo chí rõ hơn là: Việc sám hối của Kitô hữu với những sai sai lỗi của mình, là để “hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”, đâu phải với hệ thống công quyền do ông đứng đầu mà ông vội mừng để rồi ghi nhận?
Vì vậy khi nhìn thấy Sứ điệp có nhắc đến việc Sám hối của mỗi người, ông vội vàng cho rằng: đó là “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? Chắc ông nghĩ là xin lỗi với ông chăng?
Cũng có một điều cần nói ở đây, hoặc là ông Triết đã lại mắc chứng đánh tráo khái niệm trong ngôn ngữ ngay cả với Đức Giáo Hoàng khi lần đầu gặp mặt, hoặc là môn Tiếng Việt ông không nắm chắc lắm.
Trong Sứ điệp, Đức Giáo Hoàng viết: “chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm..” hoàn toàn không có chữ “sai lầm”.



Nên nhớ rằng hai khái niệm ngôn ngữ này khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt thì: “sai lầm” là: “Trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay”. Còn “sai lỗi” là : “Chỗ sai sót do không thực hiện đúng quy tắc. 2 Điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Có chỗ sai sót về mặt kĩ thuật. Có điều sai, trái, không theo đúng đạo lí”.


Tôi không rõ liệu ông Triết có thấy áy náy gì không khi “ghi nhận” “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? một cách ráo hoảnh trước Đức Giáo Hoàng?
Thực ra, mọi người đều biết, người cần “xin lỗi” để được “ghi nhận” trong cuộc gặp gỡ hiếm hoi hôm đó lẽ ra lại chính là ông Nguyễn Minh Triết. Vì ít nhất là vì đã có lần ông Triết phát biểu: “ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” khi được hỏi về vụ bắt bớ linh mục Nguyễn Văn Lý. Để rồi sau đó, chính HĐGMVN đã phải rất lịch sự phản đối rằng: “Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi “ là không đúng sự thật.”
Nhưng, đó chỉ là suy nghĩ của người bình thường, bởi nếu người Cộng sản như ông Triết biết Sám hối như người Công giáo, thì đâu còn là Cộng sản.
Đọc xong đoạn này, tôi mới thấy điều mà những người dân đã bình luận về cuộc “chém gió” tại Cuba của ông cũng không phải là không có lý khi nghe ông nói: “Có người ví von: VN Cu-Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía... Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau CANH GIỮ HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI. Cu-Ba thức thì VN ngủ. VN gác thì Cu-Ba nghỉ”.
Cũng có thể thông cảm vì ông Triết vốn có trình độ là cử nhân Toán nên món ngôn ngữ ông không chuẩn lắm chăng?
Hoặc cũng có thể đây là đặc tính khó bỏ của báo chí định hướng XHCN vẫn thường “đúng lề phải” nên mới có một blogger đã gọi là “Một nền báo chí đáng xấu hổ”. Đó là trường hợp Chủ tịch Quốc hội Hunggary là bà Szili Katalin đã thôi chức Chủ tịch Quốc hội vào ngày 14-9, gần một tuần trước chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Katona Bela lên thay, và tất nhiên ông Dũng sẽ gặp gỡ ông Bela chứ không phải là gặp gỡ bà Katalin, nhưng báo chí VN toàn đưa tin ông Dũng gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Katalin. Không chỉ một báo, mà cả dàn đồng ca đều ghi như nhau. Liệu có xảy ra điều tương tự lần thứ 2 trong chuyến đi này của ông Triết?
Cũng trong Huấn từ có một câu hết sức quan trọng ngay sau câu đó mà ông Triết không nhắc đến: “… xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau”.
Vì sao vậy? Có phải việc đó là điều không cần thiết bằng việc Vatican đã nhìn nhận những “sai lầm”…? Hay những điều này là điều không thể thực hiện được hoặc không đúng đường hướng VN nên không được hoan nghênh, ghi nhận?
Chưa bao giờ được tham dự những cuộc hội đàm cấp nhà nước như những cuộc này, nhưng đọc xong bản tin, tôi cứ ngồi tưởng tượng ra hoạt cảnh đó như sau:
Ông Triết và bộ sậu VN bước vào điện Vatican sau chuyến đi đường dài. Giáo Hoàng đón ông cùng các quan chức VN ở Phòng khách và dẫn vào nơi bàn làm việc. Rồi hai bên giới thiệu về đoàn tham dự hội đàm. Rồi cả hai cùng đứng chụp ảnh với báo chí. Quãng thời gian này mất dăm bảy phút.
Rồi ông Triết tặng Giáo Hoàng cái bình men sứ Bát Tràng và bức tranh thêu có hình hoa sen. Rồi Giáo Hoàng tặng ông chiếc mề đay có phù hiệu triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Mấy việc này chắc phải mất đến chục phút?
Rồi ông Triết bắt đầu “… khẳng định (2 lần)… nêu rõ… thông báo… bày tỏ… ghi nhận… bày tỏ mong muốn… nhấn mạnh…” và Đức Giáo hoàng cứ thế ngồi nghe. Khoảng thời gian này chắc đến vài chục phút để ông Triết có thể nói hết các nội dung về tình hình tự do tôn giáo ở VN, quan điểm của Nhà nước VN tôn trọng tự do tín ngưỡng, sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với tôn giáo ra sao, ghi nhận Vatican nhìn nhận sai lầm quá khứ, hiện tại và xin tha thứ, rồi nhiều thứ khác nữa.
Quá trình này cần có thông dịch viên, và vì thế thời gian chắc chắn không dưới vài chục phút nếu ông Triết có sẵn tờ giấy đã viết để đọc, còn nếu ông nói vo vung tay thì còn lâu hơn.
Như vậy khoảng thời gian tiếp khách cũng gần hết, Đức Giáo Hoàng từ đầu đến lúc đó chỉ ngồi ngước nhìn ông Triết biểu diễn.
Khi Giáo hoàng mỏi cổ cúi xuống thì được báo chí VN ghi nhận là đã “bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết”?
Hèn chi, Vatican đã tăng gấp đôi thời gian dự kiến vẫn chưa đủ. Theo báo chí VN thì thấy Giáo Hoàng chỉ kịp nói “lời cảm ơn Nhà nước VN “cho phép và hỗ trợ” GHCGVN tổ chức thành công lễ khai mạc Năm Thánh 2010, nêu đề nghị Nhà nước VN tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để GHCG được tham gia đóng góp vào các hoạt động từ thiện, y tế và giáo dục, mong muốn thúc đẩy quan hệ VN-Vatican phát triển hơn nữa trong thời gian tới”.
Vậy là hết.
Tạm kết
Như vậy, cuộc gặp đã được thực hiện, kết quả thế nào là phụ thuộc những động thái đằng sau đó của hai bên. Mọi việc đang ở phía trước.
Tuy nhiên, cảm nhận của người dân quan tâm đến sự kiện này qua bản tin nói trên là đáng thất vọng. Đó là sự không tương đồng trong thái độ đối thoại và cách hành xử của mỗi bên rất khác biệt, như đã phân tích ở trên.
Điều rõ ràng nhất là ở sự Sám hối, Hòa giải từ tận căn của Vatican khác hẳn sự “ghi nhận” nhầm một cách cao ngạo của chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết.
Hà Nội, Ngày 12/12/2009
· J.B Nguyễn Hữu Vinh

















11-12-2009 13:04.
Chủ tịch Nguyễn MInh Triết tiếp kiến Giáo Hoàng tại Vatican. Nguồn Profi media
(Vietinfo) Chuyến thăm đầu tiên của chủ tịch nước Việt Nam sang Vatican được dư luận đánh giá tích cực.

Quan hệ Việt Nam - Vatican ấm dần

Phạm Khiêm , BBCVietnamese.com, London

Chủ tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết vừa gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Tòa thánh Vatican ngày 11/12.

Từ nhiều tháng nay dư luận trong nước và quốc tế quan tâm đến cuộc gặp này.

Một số người gọi đây là sự kiện ngoại giao hiếm hoi giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng niềm tin, khôi phục quan hệ ngoại giao.

Dù Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao, năm 2007 thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Vatican, và được Đức Giáo hoàng tiếp đón.

Khi ấy cuộc nói chuyện diễn ra tại thư viện của Đức Giáo hoàng.

Lần này vị khách là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, người đến thăm nhà nước Vatican trong chuyến thăm Ý.

Nghi thức đón tiếp thượng khách Việt Nam xem ra cũng là chủ đề giới thạo tin quan tâm.

Một nguồn tin của BBC cho hay Đức Giáo hoàng không gửi lời mời theo một thông lệ truyền thống.

Vậy nên hiểu chủ đề này ra sao, linh mục Huỳnh Công Minh, đại diện cho Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục địa phận Sài Gòn nhắc đến cách nhìn khá đặc biệt: 'quan hệ giữa chủ và tớ.'

“Về nghi thức, Tòa thánh Vatican sẽ đón chủ tịch Việt Nam như một nguyên thủ quốc gia, vì ông Triết là chủ tịch nước.

“Đức Giáo hoàng không có mời bất cứ ai, các nguyên thủ đến thăm thì tiếp đón. Gần đây nhất có tổng thống Mỹ chẳng hạn.

“Tại làm sao? Vừa rồi Đức Hồng y Etchegaray đã giải thích cho Ban Tôn giáo và Dân tộc của chính phủ là Đức Giáo hoàng tự xem mình là đầy tớ của các đầy tớ, những người khách đến đều là chủ cả. Không có bao giờ đầy tớ mời chủ, khi mà chủ đến thì đầy tớ có trách nhiệm phải tiếp, và tiếp với tất cả sự trân trọng.”

Sự nhún nhường này hẳn làm nhiều người không theo Công giáo phải ngạc nhiên nhưng đó cũng là cách "làm ngoại giao nhân dân" của các vị chủ chiên.

Đức Giáo hoàng tiền nhiệm và nhiều hồng y cũng từng thực hành nghi lễ rửa chân cho dân chúng để tỏ sự khiêm tốn.

Tan băng

Chuyến thăm đầu tiên của chủ tịch nước Việt Nam sang Vatican được dư luận đánh giá tích cực.


Trong cuộc phỏng vấn mới nhất dành cho hãng tin Công giáo quốc tế CNA, Đức Hồng y Etchegaray, nguyên chủ tịch Hội đồng tòa thánh Công lý và Hòa bình gọi chuyến thăm của chủ tịch Triết là “điều thiết yếu cho sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây.”

Đức Hồng y nói thêm, ngài hy vọng quan hệ song phương vốn “chậm chạp và cam go” giữa Hà Nội và Vatican từ nay được đánh dấu bằng “tinh thần tín nhiệm lẫn nhau.”

Ông Nguyễn Thế Doanh cựu trưởng ban tôn giáo của chính phủ Việt Nam cùng chia sẻ cảm xúc này của Đức Hồng y Etchegaray.

Ông cho rằng quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ bên trong ra bên ngoài.

“Cái đó nó còn lệ thuộc vào nhiều vấn đề, lệ thuộc vào nỗ lực của cả hai bên, kể cả phía Tòa thánh nữa. Tòa thánh thì lâu nay cũng có rất nhiều nỗ lực thiện chí.

“Nhưng nó còn phụ thuộc vào yếu tố nữa, đó là giáo hội công giáo Việt Nam ở trong nước, sao cho nó cùng hòa một nhịp chung. Thì cái đó mới là một vấn đề phải phấn đấu.

“Rất tiếc cũng còn một bộ phận trong số giáo sĩ, công giáo, tất nhiên không nhiều, một bộ phận nhỏ thôi vẫn còn não trạng không phù hợp với xu thế mới.

“Vì vậy giữa tòa thánh với giáo hội là một, vì giáo hội công giáo hoàn vũ mà. Như vậy nó phải cùng một nhịp. Theo tôi hiểu là thế.”

Chủ đề khúc mắc

Một trong những vấn đề còn khúc mắc là tranh chấp đất đai và các cơ sở Công giáo mà chính quyền thu sau năm 1955 tại miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam.

Trong bài trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Fides, Tổng Giám mục TPHCM, Hồng y Phạm Minh Mẫn nói sau 1975 chỉ riêng Giáo phận Sài Gòn 'bị mất 400 cơ sở'.

Các vụ tranh chấp ở Tòa Khâm sứ cũ và Thái Hà ở Hà Nội hơn hai năm qua cũng thu hút dư luận. Giáo sư thần học Công giáo Nguyễn Đăng Trúc từ Strasburg, Pháp, nói về quan điểm mà một số vị giám mục Việt Nam nêu ra.

“Về đất đai tôi không hiểu tại sao chính quyền lại đặt ra các vấn đề là đất ở Tòa Khâm sứ, Tòa Giáo hoàng Học viện Đà Lạt.

"Cái chuyện đất đai nhỏ như vậy mà trong lúc vấn đề bang giao với Tòa thánh không phải là chuyện nhỏ vì vấn đề đó là mở ra cái bầu khí chung cho cái người Việt trên phương diện vấn đề tâm lý.

“Trên phương diện quốc tế người ta luôn quan sát sự khả tín liên quan đến lời nói của chính quyền, vậy tại sao Hà Nội lại để cho các địa phương có những quyết định như vậy. Cái đó là một dấu hỏi rất lớn đặt ra cho chúng tôi.”

Đức cha Phero Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam gọi cuộc gặp giữa Giáo hoàng và chủ tịch Nguyễn Minh Triết là biến cố làm cho “tâm hồn các tín hữu công giáo Việt Nam tràn đầy hy vọng.”

Nhân dịp này hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo Vatican đã nói đến các yếu tố cơ bản để khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa thánh.

Chúng bao gồm: tự do tôn giáo; quyền được bổ nhiệm giám mục, và linh mục; chính quyền tạo điều kiện xây dựng nơi thờ phượng của giáo dân; giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản của giáo hội. Và tạo điều kiện cho việc truyền đạo.

Nguồn BBC


Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng Giáo Hòang tại Vatican. Photo Profi Media
Việt Nam tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Vatican

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói trong một phỏng vấn mới đây rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican.

Hiện ông chủ tịch đã rời Hà Nội đi Ý trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới nước này kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/03/1973.

Trước khi lên đường thăm Rome và diện kiến Giáo hoàng Benedict XVI, ông Triết đã dành cho nhật báo tiếng Ý Corriere della Sera một cuộc phỏng vấn.

Ông nói với tờ báo trụ sở chính tại Milano: "Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao với Tòa thánh."

Hồi đầu năm nay, bản thân Đức Giáo hoàng đã bày tỏ hy vọng có quan hệ "lành mạnh" giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam - Vatican đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhất là từ sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm và yết kiến Giáo hoàng hồi năm 2007.

Tuy nhiên giới bình luận cho rằng còn một số rào cản phải vượt qua trước khi hai bên có thể có quan hệ ngoại giao chính thức.

Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn một số khiếu nại liên quan tới đất đai, bất động sản mà họ cho là Nhà nước đã "lấy của người Công giáo".

Ngược lại, giới chức Việt Nam cho rằng Giáo hội trong nước và Tòa thánh cần phải "đi cùng một nhịp" trong các nỗ lực bình thường hóa thông qua bày tỏ thiện chí.

Quan hệ ấm dần

Tuần này, Radio Vatican th̀ưa nhận quan hệ hai bên " đã ấm dần trong những năm gần đây" tuy nhắc rằng chính quyền Việt Nam vẫn muốn giữ quyền thông qua việc bổ nhiệm linh mục và theo dõi các hoạt động tôn giáo một cách chặt chẽ.

Trong phỏng vấn với Corriere della Sera, ông Nguyễn Minh Triết nói ông vô thần nhưng vẫn đi chùa vì "nhận thức được giá trị văn hóa" của các hoạt động tôn giáo.

Chuyến đi của ông chủ tịch nước đang mang lại hy vọng rằng sẽ sớm có một ngày Đức Giáo hoàng tới thăm đất nước cộng sản.

Với 6 triệu tín đồ, Việt Nam có cộng đồng Công giáo lớn thứ hai Á châu, chỉ sau Philippines.

Về chuyến thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục địa phận TP Hồ Chí Minh, nói trong một phỏng vấn đăng trên Thông tấn xã Công giáo Viet Catholic:

"Điều tôi cảm nhận là Vatican và Việt Nam xem ra đều có thiện chí muốn xây dựng một mối quan hệ tương tự như thế. Và tôi hy vọng hoàn cảnh hôm nay có những thuận lợi cho đôi bên hình thành mối quan hệ đó."

Đức Hồng y nói: "Tôi nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng có thể có những bất đồng."

"Nhưng tôi hy vọng rằng qua đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự thật, dần dần đôi bên hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những bất đồng trong tình làng nghĩa xóm."

Nguồn BBC




Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Vatican?

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.

Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"

Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức, và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.

Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:

Thiện chí và trở ngại

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.

Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.

Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.


Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.

Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?

Đức ông Nguyễn Văn Phương:Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.

Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?

Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.

Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.

Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện

Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.

Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.

Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.

Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.

Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.

Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?

Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.

Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.

Gia Minh - RFA


Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cùng Giáo Hòang tại Vatican. Photo Profi Media




Thông Tấn Fides tại Vatican phỏng vấn ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn trả lời về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa Chủ tịch Việt Nam và ĐTC Beneđictô XVI

Phóng viên Paolo Affatato của hãng Thông tấn Fides của Vatican đã gửi 4 câu hỏi phỏng vấn ĐHY Phạm Minh Mẫn, và hôm nay ĐHY GB Mẫn đã trả lời cho Fides đồng thời Ngài cũng có gửi trực tiếp cho VietCatholic những câu hỏi và trả lời như sau:

1. What are your hopes and your feelings about the meeting of the President of Viet Nam with the Pope? Đức Hồng Y có những hy vọng nào và cảm tưởng của ĐHY ra sao về cuộcc gặp gỡ của Chủ Tịch Việt Nam với Đức Giáo Hoàng?

ĐHY Phạm Minh Mẫn: Thế giới toàn cầu hoá hôm nay đang thu hẹp thành một ngôi làng, nơi đó các quốc gia trở thành những gia đình sống thân cận với nhau. Theo truyền thống văn hoá Việt Nam, các gia đình đó thường ứng xử với nhau theo tình làng nghĩa xóm. Điều tôi cảm nhận là Vatican và Việt Nam xem ra đều có thiện chí muốn xây dựng một mối quan hệ tương tự như thế. Và tôi hy vọng hoàn cảnh hôm nay có những thuận lợi cho đôi bên hình thành mối quan hệ đó.

2. What are the main issues that will be discussed? Những vấn đề chính nào sẽ được bàn tới?

ĐHY Phạm Minh Mẫn: Tôi nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng có thể có những bất đồng. Nhưng tôi hy vọng rằng qua đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự thật, dần dần đôi bên hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những bất đồng trong tình làng nghĩa xóm. Ngày 4.12.2009, tôi có phổ biến bản tin "Tìm hiểu dư luận, bình luận, nhận định về Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI và Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý", nhằm góp phần vào sự hiểu biết nhau hơn (xem bản văn I đính kèm ở dưới).

3. What does the Catholic community in Viet Nam expect from the visit? Cộng Đồng Công Giáo tại Việt Nam kỳ vọng gì từ cuộc gặp gỡ này?

ĐHY Phạm Minh Mẫn: Cộng đồng công giáo tại Việt Nam, nói chung, mong đợi những người chủ gia đình trong ngôi làng toàn cầu hoá này mỗi ngày đồng cảm với nhau hơn, cùng nhau đem lại hoà khí cho các gia đình trong ngôi làng, chung sức giúp cho các gia đình đó phát triển toàn diện và vững bền, xây dựng ngôi làng thành một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình yêu, trong công lý và hoà bình.

4. What is the situation of the Church in Viet Nam today? Tình trạng Giáo Hội tại Việt Nam ngày nay ra sao?

ĐHY Phạm Minh Mẫn: Sau cuộc viếng thăm Ad Limina hôm cuối tháng 6 vừa qua, theo lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, tôi có ghi lại đôi nét về hình ảnh giáo phận Thành phố của Tổng giáo phận hiện nay, nói lên phần nào tình hình Giáo Hội tại Việt Nam (xem bản văn II đính kèm).

I. TÌM HIỂU DƯ LUẬN, BÌNH LUẬN, NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐITÔ XVI

VÀ THÔNG ĐIỆP “TÌNH YÊU TRONG CHÂN LÝ”

1. Qua truyền thông, tôi thấy một số đông lãnh đạo các tôn giáo có lời kêu gọi mọi người, mọi giới quan tâm học hỏi, nghiên cứu Thông điệp “Tình yêu trong chân lý” nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực xây dựng một thế giới an lành hơn, tốt đẹp hơn cho nhân loại đang đối diện với những vấn đề nghiêm trọng cùng khủng hoảng trong tình hình xã hội hôm nay.

2. Gần đây, tân Thủ Tướng Nhật Bản có đưa ra nhận định rằng phát triển một xã hội tự do, bình đẳng, dân chủ, mà thiếu tình huynh đệ, thì sự phát triển để lại nhiều khó khăn nan giải.

3. Nhà bình luận Michael Winters của tuần báo The America bình luận rằng, qua Thông điệp “Tình yêu trong chân lý”, Đức Giáo Hoàng Bêneđitô XVI đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng một nền nhân bản toàn diện. Nền nhân bản mới nầy đòi hỏi một con đường phát triển mới, với những cơ cấu tổ chức mới và luật lệ mới, cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

Nội dung của Thông điệp cho thấy nền nhân bản toàn diện không những bao quát các phương diện của cuộc sống, như văn hoá và xã hội, kinh tế và chính trị, song còn bao gồm phương diện vật chất và tinh thần, khoa học và đức tin, tâm lý và luân lý, lý trí và tâm linh, tiến hoá và phát triển, tình huynh đệ đại đồng và tinh thần trách nhiệm liên đới. Tất cả các phương diện đó không tách biệt nhau, song liên kết mật thiết và tạo nên một thể thống nhất trong nền nhân bản mới. Đó là một nền nhân bản vừa toàn diện, vừa mở ra với siêu việt.

4.Ngoài ra, ý nghĩa nội dung của Thông điệp cho người chú tâm nghiên cứu thấy Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI có một cái nhìn toàn diện, một thái độ mở đường, và một phong cách phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người cùng nhân loại trong thế giới hôm nay.

Cái nhìn toàn diện. Ý nghĩa nội dung của Thông điệp cho thấy toàn diện ở đây không những bao gồm các chiều kích nêu trên, song còn bao gồm chiều rộng và chiều dài, chiều cao và chiều sâu của khoa xã hội học và lịch sử, của khoa học kỹ thuật và thần học, của lý trí và đức tin, của tự nhiên và siên nhiên. Nói theo lý Thiền, đó là cái nhìn từ đỉnh Thái Hoà. Nói theo lẽ đạo, đó là cái nhìn dưới ánh sáng Thượng Trí của Đấng Chí Tôn. Đó là cái nhìn theo sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hoá và là Người Chủ của lịch sử nhân loại, vượt lên trên sự khôn ngoan hạn hẹp của thụ tạo trong thế gian.

Thái độ mở đường. Trong Thông điệp, khi đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng cùng khủng hoảng trong cuộc sống thế giới ngày nay, Đức Giáo Hoàng không có thái độ chỉ trích hay kết án, song coi đó là cơ hội để soi sáng và mở đường cho các giới hữu trách vượt qua chướng ngại và tiến bước trên con đường phát triển đích thực, toàn diện và vững bền. Rõ ràng đó là thái độ đối thoại và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình yêu của Đức Kitô Đấng cứu độ.

Phong cách phục vụ. Qua Thông điệp, Đức Giáo Hoàng thể hiện một phong cách giống như phong cách của Chủ chiên nhân hậu, quảng đại và hy sinh, tân tình chăm lo cho đoàn chiên, - chiên trong đàn và ngoài đàn, chiên lạc và chiên đau yếu cùng bị thương tích. Đó cũng là phong cách của Chúa nhập thể làm người, đồng cảm và đồng hành với nhân loại, quảng đại yêu thương và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và sự phát triển của họ cho đến cùng.

Toà TGM ngày 4.12.2009
+ ĐHY Phạm Minh Mẫn
Nguồn vietcatholic
FOTO Profi Media

Wednesday, December 9, 2009

Pháp Nạn Bát Nhã

Phái đoàn ngoại giao EU bị cản trở tại chùa Phước Huệ
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-12-09


Vào ngày 9 vừa qua, phái đoàn ngoại giao EU ghé thăm các tăng thân Bát Nhã đang lưu trú nơi chùa Phước Huệ và đã bị một số đông người tự xưng là Phật tử kéo đến gây rối và cản trở trong hai buổi nói chuyện sáng lẫn chiều.

Photo courtesy phusaonline
Chùa Phước Huệ, Bảo Lộc

Phái đoàn ngoại giao EU ghé đến chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc ngày 9 tháng 12 vừa qua là để viếng thăm những tăng sinh trẻ bị tống xuất khỏi tu viện Bát Nhã từ tháng Chín.

Các tăng sinh này đã chạy về chùa Phước Huệ xin nương náu và được sư ông trụ trì chập thuận cho tạm trú để có thể tiếp tục con đường tu học theo Pháp môn Làng Mai mà họ tin tưởng.

Buổi nói chuyện bị ngăn chặn quấy phá

Phái đoàn EU khi đến thăm đã bị những người tự xưng là Phật tử gây trở ngại trong cuộc tiếp xúc với vị sư trụ trì chùa Phước Huệ cũng như với các tăng sinh Bát Nhã . Từ chùa Phước Huệ, một tăng sinh Bát Nhã, cô Biểu Nghiêm, cho biết:

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Hôm đó có một chị bên phái đoàn gọi điện cho chúng con nói là ngày 9 tháng 12 sẽ có đoàn đến thăm chùa Phước Huệ và thăm tăng thân, và muốn làm việc với tăng thân, thì chúng con biết được như vậy thì chúng con hôm nay cũng xếp bàn ghế để chuẩn bị mời phái đoàn.

“Khi mà (phái đoàn) đi vào thì họ đã xếp hai hàng sẵn ở đấy rồi, và khi mà bắt dầu vào chỗ làm việc cùng với tăng thân và với Ôn thì các người kia cũng xô vào và họ ngồi vào đó.

Tăng sinh Biểu Nghiêm

Trước khi buổi sáng họ có gọi điện đến. Chi Hương là thông dịch viên của phái đoàn EU gọi điện cho chúng con nói là còn 3 cây (số) nữa là họ sẽ đến chùa, thì con cũng có tin là hiện tại ở chùa Phước Huệ có một đoàn gọi là Phật tử đến để biểu tình (đòi) tăng thân phải rời chùa Phước Huệ ngay ngày hôm nay, thì chúng con cũng báo cho chị đấy như vậy thì chị nói là các chị đang gần đến nơi rồi. Chị bảo là các chị đến thì cũng có chính quyền bởi vì có người bên Bộ Nội Vụ và Bộ Ngoại Giao đi cùng với chị đấy thì chị yên tâm đi vào.

Khi mà (phái đoàn) đi vào thì họ đã xếp hai hàng sẵn ở đấy rồi, và khi mà bắt dầu vào chỗ làm việc cùng với tăng thân và với Ôn thì các người kia cũng xô vào và họ ngồi vào đó.

Thanh Trúc : Theo cô Biểu Nghiêm hiểu thì những người đó thực là những người như thế nào?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Vâng. Có một cô đã từng tát nước dơ ở trong Bát Nhã hắt vào các sư cô ngày 27 tháng 9 thì cô ấy là cô dẫn đầu và hay đứng lên phát biểu, hoặc khi mà tăng thân phát biểu với phái đoàn thì cô đấy ngăn lại. Cô đứng lên cô bảo là "nói dối", "không phải đúng sự thật như vậy", và "chúng tôi là những người Phật tử ở đây, chúng tôi yêu cầu tăng thân bát Nhã rời khỏi chùa Phước Huệ". Thì bên phái đoàn EU yêu cầu họ cứ từ từ chia sẻ rồi đến lượt họ, nhưng họ không chịu và họ cứ đứng lên họ tranh mất quyền chia sẻ của quý thầy, quý sư cô ở bát Nhã và phái đoàn EU. Và trưởng đoàn là người ngoại quốc và hai cô thư ký đi cùng cũng là người ngoại quốc, và một chị thông dịch, và một người Việt Nam bên Bộ Ngoại Giao, và một chú ở bên Bộ Nội Vụ tỉnh, và một người ở bên tỉnh mà con không rõ là ai nhưng cũng ngồi đó cũng với phái đoàn.

Họ hỏi về số lượng là bao nhiêu và pháp môn Làng Mai khác với các pháp môn của Việt Nam có phải không? Đó là những câu hỏi mới bắt đầu được hỏi ra thì chúng con đang trả lời và chúng con chia sẻ về những cái mà chúng con thực tập thì bên kia họ ngăn lại, cô đứng lên cô bảo là "nói dối", "không phải đúng sự thật như vậy", và thế là buổi sáng phải dừng lại.


“Họ (EU) hỏi về số lượng là bao nhiêu và pháp môn Làng Mai khác với các pháp môn của Việt Nam có phải không? Đó là những câu hỏi mới bắt đầu được hỏi ra thì chúng con đang trả lời và chúng con chia sẻ về những cái mà chúng con thực tập thì bên kia họ ngăn lại, cô đứng lên cô bảo là "nói dối", "không phải đúng sự thật như vậy", và thế là buổi sáng phải dừng lại.

Tăng sinh Biểu Nghiêm

Xử dụng vũ lực với giới tu hành


Thanh Trúc : Cuộc nói chuyện buổi sáng bị dang dở thì phái đoàn EU lại hẹn lại buổi chiều đến, thì buổi chiều 4 giờ chiều thì những người "Phật tử" kia lại trở lại, phải không ạ?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Vâng. Khi mà phái đoàn đến thì các người "Phật tử"cũng đến và những chú công an thường ngày canh chúng con đấy thì đứng ngoài cửa sổ nhìn vào quay phim chúng con. Khi mà phái đoàn gần kết thúc thì những người "Phật tử" đến và nhao nhao ở bên ngoài thì con cũng không rõ lắm, nhưng con ngồi bên trong nghe Ôn trả lời làm việc cùng với phái đoàn EU. Khi mà nghe xong một cái họ kết thúc buổi làm việc thì bắt đầu những người "Phật tử" nhào vào và ép Ôn phải ký cái bản bắt tăng thân Bát Nhã phải rời khỏi chùa Phước Huệ. Họ dằng co, ép buộc khoảng 2 tiếng đồng hồ, rất là ồn ào và ...

Thanh Trúc : Và họ dằng co ngay trước mặt phái đoàn EU hay là lúc đó phái đoàn EU đã đi ra rồi?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Lúc đó phái đoàn EU bắt đầu đứng lên, phái đoàn EU đi ra thì họ chạy vào, họ bắt Ôn phải ký vào đó thì con được biết là Ôn không ký bởi vì lúc đó rất là đông người và chúng con vào đó để yểm trợ cho Ôn về tinh thần, nhưng mà họ vất chúng con ra ngoài như là vất đồ dùng, vất đồ đạc vậy.


“Lúc đó phái đoàn EU bắt đầu đứng lên, phái đoàn EU đi ra thì họ chạy vào, họ bắt Ôn phải ký vào đó thì con được biết là Ôn không ký bởi vì lúc đó rất là đông người và chúng con vào đó để yểm trợ cho Ôn về tinh thần, nhưng mà họ vất chúng con ra ngoài như là vất đồ dùng, vất đồ đạc vậy.

Tăng sinh Biểu Nghiêm



Thanh Trúc : Họ lôi kéo các cô và họ đẩy ra ngoài?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Vâng. Họ đẩy hết chúng con ra ngoài và có một cô bị một người con trai ôm khiến cô rất là xấu hỗ và cô muốn vùng ra nhưng không vùng được, về sau người đó cũng ngại quá họ buông ra và họ vất chúng con ra ngoài. Có người bị vứt ra bị đập tay vào cửa và có cô bị đập đầu vào tường. Lúc căng thẳng nhất thì có một chú công an thường ngày canh chúng con kéo mấy sư cô ra ngoài luôn. Và những Phật tử thường xuyên đến chùa tụng kinh thì họ chạy vào nhưng bị những người bạo động không cho những người Phật tử thường xuyên đến chùa vào chỗ Ôn và họ xô ra ngoài.

Thanh Trúc : Những người vào gây rối khi phái đoàn EU tới tức là gồm có những người công an mặc thường phục và có những người từ xưng là Phật tử nhưng họ không bao giờ tới chùa, phải không?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Vâng. Đúng rồi. Chắc chắn một điều là như vậy.

Thanh Trúc : Khi mà phái đoàn EU người ta đi thì người ta có nói lại điều gì với các tăng thân Làng Mai không?

Tăng sinh Biểu Nghiêm : Họ hỏi Ôn những tăng thân Làng Mai có nguyện vọng như thế nào thì Ôn nói là họ muốn thực tập chung với nhau và đi cùng với nhau đến một nơi có cơ sở pháp lý để cùng tu tập chung với nhau. Đấy là câu hỏi cuối cùng họ hỏi Ôn ở đây.


“Họ đẩy hết chúng con ra ngoài và có một cô bị một người con trai ôm khiến cô rất là xấu hỗ và cô muốn vùng ra nhưng không vùng được, về sau người đó cũng ngại quá họ buông ra và họ vất chúng con ra ngoài. Có người bị vứt ra bị đập tay vào cửa và có cô bị đập đầu vào tường.

Tăng sinh Biểu Nghiêm




Tâm sự Viện Chủ chùa Phước Huệ


Cũng từ Bảo Lộc, Thượng tọa Thích Thái Thuận, Viện Chủ chùa Phước Huệ, khẳng định rằng chuyện ồn ào mất trật tự do nhóm đông người tự xưng là Phật tử gây ra lúc phái đoàn EU ghé thăm chùa Phước Huệ là có thật:

Thượng toạ Thích Thái Thuận : Họ đến hồi sáng mà đang làm việc thì số mà nó hành vào trong chùa để nó quậy hung cho nên là không làm việc, chỉ có làm việc một chút thôi, chưa được khoảng một tiếng đồng hồ nhưng họ vẫn có ở đó để họ quậy.

“Buổi sáng thì nó giật micro nó nói và bên này thì không hỏi và không nói được gì hết cả, cho nên nói qua vấn đề một chút gì đó rồi cuối cùng thì họ đi. Chiều hôm nay thì họ trở lại chùa Phước Huệ, thì khi trở lại thì cũng đang nói chuyện, cũng chưa xong rồi cái số quậy đó nó vô nó cũng hỏi, cũng làm tùm lum rồi sau đó phái đoàn cũng đi.

Thượng tọa Thích Thái Thuận


Buổi sáng thì nó giật micro nó nói và bên này thì không hỏi và không nói được gì hết cả, cho nên nói qua vấn đề một chút gì đó rồi cuối cùng thì họ đi. Chiều hôm nay thì họ trở lại chùa Phước Huệ, thì khi trở lại thì cũng đang nói chuyện, cũng chưa xong rồi cái số quậy đó nó vô nó cũng hỏi, cũng làm tùm lum rồi sau đó phái đoàn cũng đi. Và khi mà phái đoàn đi là họ ở lại họ bắt tôi ký cái văn bản, bắt tôi ký để trục xuất mấy người Làng Mai đi.

Thanh Trúc : Thưa Thầy Thích Thái Thuận, theo như Thầy nhận xét thì những người họ nói họ vô họ quậy đó là những người nào?

Thượng toạ Thích Thái Thuận : Thực sự ra đó không phải là Phật tử đâu. Tôi đã biết ra rồi. Những người đó chính là những người mà họ giả Phật tử thôi. Họ vào họ hành hung và họ làm dữ lắm. Sau đó tôi vô trong phòng rồi mà họ cứ đập phòng, họ phá, họ đập cửa, tức là họ nói đuổi Làng Mai ra ngoài, đi ra khỏi hôm nay chớ không có được để ở trong chùa. Theo tôi thấy làm như vậy, trước phái đoàn như thế, đó là một cái nó tổn thương cho cái văn hoá của tại địa phương nói riêng và đất nước chúng ta nói chung, bởi vì đây là cái tinh thần rất thiếu tế nhị, và nó không có một cái gì để mình nói được nữa cả.


“Theo tôi thấy làm như vậy, trước phái đoàn như thế, đó là một cái nó tổn thương cho cái văn hoá của tại địa phương nói riêng và đất nước chúng ta nói chung, bởi vì đây là cái tinh thần rất thiếu tế nhị, và nó không có một cái gì để mình nói được nữa cả.

Thượng tọa Thích Thái Thuận


Thanh Trúc : Thưa, khi mà phái đoàn EU họ báo tin là họ sẽ đến, họ có nói rõ cái mục đích của họ đến thăm để làm gì không ạ?

Thượng toạ Thích Thái Thuận : Mục đích của họ đến đây là họ thăm tôi và họ thăm tăng thân Làng Mai và đồng thời họ hỏi rất nhiều câu hỏi để biết qua tất cả những tinh thần tu tập ở tại chùa Phước Huệ. Tôi đã trình bày hết tất cả mọi cái cá nhân tôi và một số bên tăng thân họ cũng có trả lời cho họ.

Thanh Trúc : Cảm ơn những lời chia sẻ của Thượng Toạ.