Wednesday, October 21, 2009

Internet đang 'gây quan ngại cho chính phủ Việt Nam'

Nguyễn Trung
VOA 14/10/2009

Ngày 14/10, tại Hạ viện Hoa Kỳ, một nhóm các dân biểu quan tâm tới Việt Nam, do dân biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren chủ trì, đã tiến hành một buổi thuyết trình về tình hình tự do Internet ở Việt Nam với sự tham gia của các diễn giả đại diện cho các tổ chức thúc đẩy dân chủ, nhân quyền quốc tế và hải ngoại. Phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam không có đại diện tham gia trình bày. Phóng viên Nguyễn Trung của ban Việt Ngữ, Đài VOA, đã có mặt ở buổi thuyết trình và có bài tường thuật sau.

Phát biểu mở đầu buổi thuyết trình, dân biểu Loretta Sanchez cho rằng Internet ‘đang ngày càng trở thành một phương tiện quan trọng cho các nhà hoạt động ở Việt Nam’. Bà Sanchez cũng đồng thời nhận định rằng ‘trong khi con số thường dân Việt Nam sử dụng blog và website cá nhân để bày tỏ chính kiến ngày càng tăng, Việt Nam đang tăng cường các biện pháp kiểm soát Internet’.

Ông Bích cho rằng 'tốc độ lan tỏa thông tin nhanh và rộng của Internet đã gây quan ngại cho chính phủ Việt Nam'.
Lý giải với VOA Việt Ngữ về lý do dẫn tới tình trạng này, ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Ban Chấp hành Nghị hội Toàn quốc người Việt ở Hoa Kỳ, cho rằng 'tốc độ lan tỏa thông tin nhanh và rộng của Internet đã gây ra quan ngại cho chính phủ Việt Nam'.

Ông Bích nói: ‘Internet là phương tiện rất lớn để cho người dân nói lên ý kiến của họ trong khi đó chính quyền ở Việt Nam rất sợ những tư tưởng tự do. Họ cho là nó sẽ tạo nên một phong trào mà có thể đi tới chỗ chống đối chính quyền. Hiện cũng có các blog được nhiều người theo dõi, do đó nó tạo nên dư luận, như chuyện chống đối Trung Quốc. Đó là chuyện nhà cầm quyền hoàn toàn không muốn, nên họ tìm cách ngăn chặn đủ điều’.

Bà Sophie Richardson, đại diện tổ chức thúc đẩy nhân quyền thế giới Human Rights Watch, cũng tán đồng quan điểm của ông Bích. Bà Richardson cho rằng Internet là ‘công cụ người dân có thể sử dụng để bày tỏ quan điểm, lập hội và phản đối nên Việt Nam không muốn điều đó xảy ra’.

Tháng trước, Việt Nam đã bắt giữ ba blogger, trong đó có phóng viên Phạm Đoan Trang của báo điện tử VietNamNet, những người từng đề cập tới vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Tuy nhiên, ba người viết blog này sau đó đã được thả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, nói rằng những blogger đó ‘có dấu hiệu xâm hại an ninh quốc gia’. Bà Nga cũng cho rằng vụ bắt giữ đã bị ‘thổi phồng’ và ‘xuyên tạc với dụng ý xấu’.

Việt Nam từng nhiều lần khẳng định ‘không bỏ tù những người bất đồng chính kiến, mà chỉ bắt giam những ai vi phạm pháp luật’.

Nhận xét về điều này, bà Richarson của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng Việt Nam cần phải thay đổi nếu thực sự muốn trở thành một thành viên được tôn trọng của cộng đồng quốc tế.

Bà nói: ‘Thật lạ là có các điều luật hình sự hóa tự do ngôn luận và gọi đó là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’. Nhiều điều luật của Việt Nam rộng và mơ hồ nên chính quyền dựa vào đó để viện dẫn cho các hành động bắt người. Các luật lệ đó cần phải được thu hẹp và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Con đường tiến tới chuyện giải quyết được vấn đề giao tế toàn cầu đối với Việt Nam vẫn còn dài’.

Theo số liệu chính thức của Trung tâm Internet Việt Nam, hiện có khoảng hơn 20 triệu người sử dụng mạng toàn cầu ở nước này, và nhiều người trong số đó dùng blog làm phương tiện trao đổi thông tin cũng như bày tỏ quan điểm về mọi mặt đời sống.

Bà Sophie Richardson nói Việt Nam 'cần phải thay đổi'.
Cuối năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã thành lập một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ ‘quản lý nội dung các loại hình thông tin trên Internet’.

Tại buổi thuyết trình, dân biểu Sanchez cho biết thêm rằng bà cùng với một số dân biểu khác trong nhóm Congressional Vietnam Caucus ‘đã gửi thư tới các nhà cung cấp dịch vụ Internet và cũng đã gặp đại diện của công ty Yahoo để hoan nghênh họ đã tham gia Sáng kiến Mạng lưới Toàn cầu (viết tắt là GNI) cũng như thúc giục các công ty này tiếp tục ủng hộ tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam’.

GNI được lập nên để ngăn chặn sự đàn áp của các chính phủ đối với tự do ngôn luận trên mạng. Nhóm này, với sự tham gia của các công ty Internet, các nhà đầu tư và các tổ chức nhân quyền, thảo luận và định ra các luật lệ chỉ dẫn các công ty Internet và viễn thông bảo vệ tự do ngôn luận và cá nhân trên mạng. Yahoo, Google và Microsoft cũng tham gia sáng kiến này.

Trong khi đó, bà Richardson cho VOA Việt Ngữ biết rằng một số công ty cung cấp dịch vụ trên mạng đã ‘chuyển server ra ngoài Việt Nam để có thể từ chối đòi hỏi về kiểm soát thông tin của chính quyền như từng thấy ở một số nước khác’.

Cho dù nêu lên một số các thách thức mà người sử dụng Internet ở Việt Nam gặp phải, ông Nguyễn Ngọc Bích nói rằng ông ‘vẫn lạc quan’.

Ông Bích nói: ‘Tôi cho rằng ngăn chặn hoàn toàn Internet rất khó. Chính quyền tăng cường những biện pháp ngăn chặn, và những biện pháp trừng phạt này kia. Nhưng mà bỏ người ta vào tù cũng không thể ngăn chặn được phong trào Internet ngày càng lên và nó tạo ra nguồn dư luận đa chiều ở trong nước, và điều đó rất tốt cho tương lai của nền dân chủ Việt Nam, mặc dù chính quyền đương nhiên không muốn điều đó’.

Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo thế giới (CPJ), năm ngoái, lần đầu tiên con số các nhà báo điện tử bị bỏ tù trên thế giới nhiều hơn so với các ký giả thuộc loại hình báo in. CPJ cho rằng thực tế đó ‘phản ánh sự gia tăng ảnh hưởng của loại hình báo chí điện tử cũng như thông tin trên Internet’.

Giám đốc điều hành CPJ, ông Joel Simon, từng phát biểu rằng ‘quyền lực và ảnh hưởng của loại hình báo chí điện tử thế hệ mới đã khiến các chính phủ áp chế trên thế giới quan tâm và họ đã tăng cường phản công trước làn sóng này’.
E-mail In
• Digg
• Yahoo Buzz
• Facebook
• del.icio.us
• StumbleUpon


________________________________________
Ý kiến:

1. Tôi sẽ cảm thấy nhục nhã...

Có vẻ như ông bạn Saigon (Saigon) coi Việc ngăn chặn và kiểm soát Internet của chính quyền Việt Nam là việc bình thường... như các cô đứng đường không cho chuyện làm đĩ là chuyện ô danh, hoặc như những kẽ cướp cạn không nghĩ việc giựt dọc là phạm pháp? Tôi sẽ cảm thấy vô cùng nhục nhã khi làm một người Việt Nam... mà lại để cho người nước ngòai phải nhắc nhở vì những hành vi kém văn hóa là ngăn cản và kiểm sóat đường truyền Internet của chính đồng bào mình! Một người Việt văn minh sẽ không xem chuyện 'tốc váy' người khác là chuyện bình thường...
Người gởi: McKeno (Saigon)
10-20-2009 - 13:07:32

2. Firewall

Tôi cũng như bạn Quyen (HCM) trước đây thường xuyên xem tin tức trên VOANEWS.COM, nhưng khoảng 3 tháng nay không vào trang web này được. Cách nay 2 tuần được 1 người bạn chỉ dẫn dùng proxy nên mới vào được. Nhưng ngày nào cũng vào google search proxy hết riếc cũng muốn nản. Xin quý vị hãy lên tiếng dùm trường hợp này.
Người gởi: HTK (HCM)
10-19-2009 - 15:37:01

3. Firewall

Clients using FPT, VIETEL, EVN internet service cannot access to VOA. Is it legal? Please check and give your voice.
Người gởi: quyen (HCMC)
10-18-2009 - 23:13:17

4. Buc xuc

La mot tri th¬uc d¬uoc song va hoc tap duoi mai truong pho thong va dai hoc o VN, duoc nhoi nhet mot luong tu tuong, va duoc chinh kien hien thuc cong viec co quan cung nhu xa hoi toi thay xa hoi nay co qua nhieu dieu gia doi va bat cong.
Người gởi: drquyen (vn)
10-18-2009 - 14:31:23

5. Internet đang 'gây quan ngại cho chính phủ Việt Nam'

Chính phủ VN làm thế nào cũng phải quan ngại internet. Internet là phương tiện giao tiếp cho mọi người, mọi giới toàn cầu, trong khi Bắc Kinh đã quấn vào cổ nhà cầm quyền VN 16 chữ vàng ("láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,) để giao hảo bắt buộc với 4 tinh thần tốt ("Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt") giao cho đảng CSVN để nắn gân, nắn cốt qua những cách phát biểu hay khoa trương của nhân dân VN về đường lối của chính phủ VN đang đi.
Người gởi: Dang Kim Lai (Canada)
10-17-2009 - 20:40:33

6. Tần Thủy Hoàng thời hiện đại

Dot sach chon hoc tro! Bay gio kiem soat han che internet. Lam ngu dot ca dan toc! Dung la con chau Tan Thuy Hoang!
Người gởi: Dan Den. (THU DO HANOI)
10-17-2009 - 11:24:44

7. Dinh cao tri tue

700 to bao cua ca nuoc ma dang CS con bit mieng duoc thi Internet ma an thua gi. Ban hanh them sac lenh moi la cam ca nuoc su dung va ban computer la xong.
Người gởi: LAM NGUYEN (L.A U.S.A)
10-16-2009 - 23:31:23

8. Internet

ĐCS sợ người dân biêt sự thật cho nên bưng bít thông tin, che đậy sự thật về những gì mình đã làm. Nếu quanh minh chánh đại thì sao không dám mở hộp báo nói chuyện trực tiếp với các nhà báo, (kể cả nhà báo quốc tế)? Đàn áp ý kiến đối lập để xây dựng đảng là thủ đoạn hèn hạ, không dám đăng tin tức đụng chạm đến Trung Quốc cũng là hèn hạ, làm ngơ trước cảnh ngư dân tránh bão bị cướp cũng là hèn hạ, những gì không có lợi cho đảng thì đảng ghi vào hiến pháp và bộ luật hình sự để dùng nó ghép tội cho người dân, ngoan cố trong cương vị lãnh đạo của mình. Lãnh đạo của ta bất tâm, bất tài, bất nhân thì nên thoái vị để người khác lên, chống chế làm gì. Đảng có thể bưng bít internet được bao lâu? cuộc cách mạng internet chỉ có đi tới chớ không đi lùi. "Đỉnh cao trí tuệ" phải sáng suốt nhìn ra từ lâu rồi chứ đâu phải đợi đến bây giờ.
Người gởi: Poem Ren (U.S.A.)
10-16-2009 - 16:33:57

9.

Chuyen binh thuong cua mot quoc gia. Bao ve quoc gia giong nhu bao ve gia dinh cua moi nguoi.
Người gởi: hop (Vietnam)
10-16-2009 - 09:31:23

10. Vạch ra

Không phải Internet gây quan ngại cho CP VN, đấy là sự kém hiểu biết của phóng viên thôi, hoặc giả sự giả ngớ ngẩn cũng kém hiểu biết thôi. CP VN sợ là sợ những kẻ bên ngoài xấu chơi, xấu bụng toàn đưa những cái xấu cho dân VN thôi, những cái tài giỏi, văn minh tiên tiến thì không đưa lên cho VN học hỏi, dấu biệt, nào là bí mật làm ăn, nào là bí mật quốc gia, vậy đó, kẻ thù xấu bụng vậy đó. Mà trên thế gian này thử hỏi ai không có kẻ thù. Nước Mỹ đi giúp nhiều người nhưng chính nước Mỹ có nhiều kẻ thù nhất.
Người gởi: Nguyễn khải Hoàn (cho nguyễn Trung, cho VOA)
10-16-2009 - 05:43:13

11. Cực kỳ 'phản động'

Bạn Mẫn nói rất đúng. Họ sử dụng công quỹ xã láng để thuê mướn rất đông lớp trẻ bị nhồi sọ giỏi về lập trình máy tính, mạng để đánh sập, phá hoại những website và ăn cắp thông tin bất chấp luật lệ, công lý, lương tâm. Họ còn trả lương hậu hĩ cho bọn bồi bút, chỉ điểm sục sao, rình mò khắp nơi để đánh lạc hướng, lừa bịp, mị dân, bắt bớ tuỳ tiện. Họ đang tiếp tục làm chuyện đội đá, vá trời trong kỷ nguyên thông tin mà người dân có toàn quyền lựa chọn và kiểm chứng. Ngân quỹ công còn bị thất thoát vì bị sử dụng bừa bãi, dốt nát cho phá hoại như vậy đó.
Người gởi: Oanh Oanh
10-15-2009 - 23:23:50

12. GIÁ ÁO TÚI CƠM - AN NINH MẠNG

Ngân sách thuê mướn ca mạng, an ninh để bảo vệ vị thế độc tôn, chuyên quyền của đcs không ai biết hay kiểm soát được. Công quỹ còn chảy máu thêm từ gánh nặng thuê mướn đông đảo kẻ ăn bám dân để đàn áp, bịt miệng, khoá tay chính người dân LĐ làm ra của cải XH, đóng thuế để bảo vệ, nuôi sống guồng máy công quyền tham nhũng, lộng quyền. Người dân phải đóng thuế, trả những món nợ vay mượn khổng lồ cho chính những kẻ ăn cắp, ăn bám và áp bức mình. Phải chặn phường giá áo túi cơm này bà con ơi.
Người gởi: Mẫn
10-15-2009 - 23:07:58

13.

Ai bảo hay bắt Ô Đào Trọng Nghĩa bê nguyên mô hình của Mỹ vào VN? Hiến Pháp Mỹ là nguồn cảm hứng của nhân loại văn minh từ lâu vì nó mang tính khai phá tiên phong lại vừa phổ quát và khái quát hoá đầy đủ giá trị và nhân phẩm con người theo nguyên tắc trị nước trên nền tảng DC pháp trị. Biết bao QG đã khởi sự dựng nước cho mình từ nền tảng này từ ngày mới lập quốc chứ không phải chờ thu nhập, dân trí cao rồi mới làm. Học lại abc đi ông bạn ạ.
Người gởi: Minh An
10-15-2009 - 22:54:20

14. Gởi Sai Gon (Saigon)

Ông bạn quan sát kỹ chưa mà chụp mũ bới lông tìm vết cho Mỹ? Vậy còn LH châu Âu, Úc và tất cả những nước phê VN về nhân quyền? Khi VN đói kém, thiên tai kêu cứu, xin viện trợ, vay nợ ưu đãi thì có sợ 'bới lông tìm vết' hay tức tốc 'cỡi áo hết cỡ cho người ta xem lưng'? Các CP vô trách nhiệm, tàn ác với dân như CS độc tài, quân phiệt không bị ngăn cản, phê phán, phản đối thì nạn nhân trước tiên là người dân tay không vô tội. Đó còn là các CP cực kỳ sợ dân chủ, nhân quyền và can thiệp nội bộ.
Người gởi: Vượng
10-15-2009 - 22:38:43

15. Cách Mạng Điện Toán Là Món Quà Quí Giá Tặng Cho Nhân Loại

Thế giới sinh động đáng yêu của chúng ta đã trải qua hai cuộc Cách mạng lớn: 1/ là Nông-nghiệp và 2/ Công-nghiệp. Điện toán là cuộc CM thứ ba đang hoàn tất rồi sẽ góp phần quan trọng cho cuộc CM thứ tư - là Hành-tinh. Công-nghệ truyền thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình là thể loại Công nghệ hoạt động chỉ có một chiều, là cho đọc giả, người nghe buộc không được nói. Nhưng CN Kết Mạng Nối (internet) là thể loại Công nghệ Đàm thoại công cộng ( Communication ) hai chiều: Người nghe cũng được nói và ngược lại. Nó cho phép con người sống bình đẳng, nói ra ý kiến riêng, dù là bất đồng để học tập lẫn nhau. Nó kích thích tình cảm, ý chí và lý trí; khích lệ óc sáng tạo. Nên nhớ: Thế giới của ngày hôm nay chẳng còn cho phép một số người chỉ muốn làm "Thầy" nhưng phải là thế giới cho tất cả mọi người ai cũng được quyền làm thầy, dù người ấy có ít học. Nếu không có Đàm-thoại, hỏi rằng: Mối Liên Hệ (Relationship) Có Vững Bền Không? Khổng Đức Thành, Gia-nã-đại.
Người gởi: Khổng Đức Thành (Canada)
10-15-2009 - 17:23:00

16. Can thay doi

Cac vi da tham nhung nhieu roi. Thoi tu nay cho the he con chau mot chut nhe. Lam gi an tan mang the.
Người gởi: han
10-15-2009 - 14:44:23

17.

Tuy người dân VN được tiếp cận internet khá chậm so với các nước trên thế giới, nhưng rõ ràng nó đã trở thành món quà và là một công cụ sắc bén để nói lên khát vọng về tương lai tốt đẹp cho đất nước. Nhà nước VN cần thiết phải thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của người dân và cũng để tự hoàn thiện mình! Thể chế nào đem tới ấm nó, tự do và hạnh phúc cho người dân chắc chắn sẽ được ủng hộ, bằng ngược lại thì mọi quan ngại cũng sẽ trở nên vô ích. Nó sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc và làm tăng thêm sự tích tụ năng lượng cho quả bom khát vọng.
Người gởi: Huy (VN)
10-15-2009 - 14:31:45

18.

Thử nhìn xem, thu nhập người dân Mỹ cao gấp nhiều lần người dân Việt Nam, trình độ khoa học kỹ thuật của nước Mỹ cũng cao gấp nhiều lần Việt Nam. Vậy tại sao cứ đưa khuôn phép tự do của Mỹ vào Việt Nam, như vậy liệu có thực tế, liệu có biến lý thuyết thành hiện thực được không. Trình độ hiểu biết giáo điều kém cỏi như vậy sao đòi làm DÂN BIỂU. Hỡi ôi các bà dân biểu Mỹ, xem ảnh các bà còn ít tuổi lắm.
Người gởi: Đào Trọng Nghĩa
10-15-2009 - 14:04:15

19. Internet và tự do & dân chủ

Đây là cách truyền thông mà nhà nước cộng sản khó lòng kiểm soát chặt chẽ được. Người dân VN chỉ còn phương cách này để nói lên khát vọng của mình mà không bị nhà nước ngăn cấm và bóp chẹt. Chúng tôi trao đổi những tư tưởng về dân chủ, dân quyền, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ. Cũng như những thực trạng tồi tệ của xã hội VN như tham nhũng, cửa quyền, đàn áp tôn giáo, sự suy đồi về giáo dục, đạo đức xã hội vv. Mong sao cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, quan tâm can thiệp với các tập đoàn thông tin để họ đừng tạo cơ hội cho CSVN có cơ hội kiểm soát phương tiện thông tin này.
Người gởi: Hoài Quốc Việt (Việt Nam)
10-15-2009 - 14:04:13

20. Ý kiến

Chế độ CS sở dĩ tồn tại được từ trước đến nay là nhờ vào sự bưng bít thông tin, nhưng từ khi có interet thật sự là 1 mối lo âu không nhỏ của chế độ, chế độ CS sợ nhất là sự thật của mình bị mọi người biết, nên cố che dấu, ai mà biết thì tìm cách bịt miệng bằng đủ trò hèn hạ-giờ cáo chung sắp đến rồi.
Người gởi: lảng tử (Việt Nam)
10-15-2009 - 02:50:10

21. Dang cong san

Tôi thấy mấy cái tổ chức ở hải ngoại này dường như có ác cảm với chính quyền Việt Nam, có bé xé ra to. Việt Nam là quôc gia độc đảng, nên chuyện kiểm soát để đảng tồn tại lâu bền là chuyện đương nhiên.
Người gởi: Hai Nam (Hà Nội)
10-15-2009 - 01:45:56

22. Very interesting information

I really like your blog and i respect your work. I'll be a frequent visitor.
Người gởi: Floost (Chile)
10-15-2009 - 01:42:51

23.

Cộng sản Việt Nam sẽ còn phải run sợ vì Internet dài dài và có thể là mãi mãi. Một khi người dân sử dụng mạng một cách thông minh hơn, sẽ khó mà truy ra manh mối của họ. Tốt nhất là mở cửa đối với tranh luận công khai và minh bạch.
Người gởi: robert lee (Canada)
10-15-2009 - 01:41:59

24. Internet

Tôi nghĩ các ông bà dân biểu Hoa Kỳ nên tập trung giải quyết chuyện kinh tế và kế hoạch cải tổ y tế khó khăn của nước mình, thay vì dành thời gian bàn thảo chuyện Internet ở Việt Nam. Họ giống như bới lông tìm vết vậy!
Người gởi: Sai Gon (Saigon)
10-15-2009 - 01:39:50

25. Cuộc chiến ngăn chặn Internet

Việc ngăn chặn và kiểm soát Internet của chính quyền Việt Nam sẽ chỉ như một cuộc chiến chống lại cối xay gió mà thôi. Sẽ thất bại, vì làm sao mà có thể kiểm soát được mạng toàn cầu?
Người gởi: Hong Ha (Maryland)
10-15-2009 - 01:37:54

No comments: