Tuesday, November 17, 2009

“KHAI THÁC BAUXITE” :


Ý ĐỒ KHỐNG CHẾ 3 NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC
Sunday, May 17, 2009, 12:46


Lào, và tiến tới xây dựng nhà máy tinh luyện alumina ở Attapeu. Hợp đồng đã được ký kết vào 09/2008 và còn chờ Quốc Hội phê chuẩn.
Attapeu là một tỉnh của Lào nằm trong khu vực ‘ngả ba biên giới’, tiếp giáp với tỉnh Kon Tum của Việt Nam và Ranatakiri của Cam-pu-chia. Ba tỉnh này đều tiếp giáp với nhau nên gọi là ‘ngả ba biên giới’. Từ trung tâm thị xã Kon Tum đến trung tâm tỉnh Attapeu chỉ cách nhau có 180km.
Đã có thể nhìn thấy thêm một nguy cơ hiển hiện, hai mặt giáp công vào vùng Tây Nguyên yếu huyệt. (Nguồn : Bauxite Việt Nam).
Dưới đây là bản dịch và nguyên văn bản tin trên:

Chủ mỏ bô-xít xây dựng nhà máy chế xuất
Ekaphone Phouthonesy
Thời báo Viên-chăn 12/05/2009
Theo một quan chức cấp tỉnh, một công ty liên doanh đang hoạch định đầu tư 4 tỷ đô la Mỹ để triển khai một mỏ bauxite ở phía Nam hai tỉnh Chăm-pá-sắc (Champassak) và A-tô-pư (Attapeu), vừa hoàn thành việc khảo sát vị trí dự kiến xây dựng một nhà máy luyện alumina.
Hôm qua, Phó Giám đốc Sở Năng lượng và Hầm mỏ tỉnh A-tô-pư, ông Vithanha Phommachanh, nói Tập đoàn Hữu hạn Nhôm Trung Quốc - Lào đã báo cáo chính quyền địa phương biết công ty đã xác định một địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy.
Công ty cũng đã hoàn thành khảo sát việc xây dựng đường 18A, dài 116 km, để chuyên chở quặng bauxite từ huyện Pathoumphon thuộc tỉnh Chăm-pá-sắc đến nhà máy luyện ở huyện Sanamxay, tỉnh A-tô-pư.
Ông nói với tờ Thời báo Viên-chăn: “Từ khi được chính phủ [Lào] cấp phép, công ty đã hoàn thành hai công việc chính vào cuối năm 2008, là khảo sát và thiết kế nhà máy luyện alumina.”
Theo hợp đồng giữa Tập đoàn Hữu hạn Nhôm Trung Quốc - Lào với chính phủ, đã ký vào tháng 9 năm 2008, công ty phải xác định vùng mỏ bauxite, tiến hành khảo sát việc xây dựng một con đường để chuyên chở quặng, và xác định địa điểm để thiết kế và xây dựng nhà máy luyện alumina trong vòng hai năm.
Khảo sát là một trong những công việc quan trọng nhất để triển khai mỏ bauxite, vì đó là là cơ sở để chính phủ quyết định có phê chuẩn dự án đầu tư lớn nhất trên những vùng đất màu mỡ của cao nguyên Boloven hay không.
Theo luật đầu tư của Lào, dự án có mức đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ phải được Quốc hội Lào phê chuẩn.
Ông Vithanha nói rằng nếu các hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dịu đi, thì các nhà đầu tư sẽ thấy dự án có nhiều tiến triển hơn, ngoài ra còn cho biết thêm rằng công ty có thông báo không chính thức với nhà cầm quyền, là họ sẽ hoãn đầu tư cho đến khi nào cuộc khủng hoảng giảm bớt.
Ông Anoungsak Xatakoun, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm-pá-sắc, nói các nhà khai mỏ bauxite nay đang điều chỉnh chi phí đầu tư cho phù hợp với giá vật liệu xây dựng thay đổi bất thường trong mấy tháng gần đây.
Ông nhắc lại ý kiến của ông Vithanha cho rằng một khi nền kinh tế toàn cầu ổn định thì các nhà đầu tư mỏ sẽ thôi đình hoãn.
Đây là một trong những mỏ bauxite lớn nhất châu Á. Các nhà đầu tư hy vọng sẽ xuất khẩu alumina sang Thái Lan và Trung Quốc, là những nơi nhu cầu đang gia tăng.
Dự án cũng sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho dân địa phương. Trong các nhà đầu tư có một công ty Trung Quốc chiếm cổ phần chính. Các cổ đông còn lại là một công ty Thái Lan, một công ty Trung Quốc thứ hai và Công ty Dịch vụ Lào.
HD Bauxite Việt Nam dịch

Bản gốc:
Bauxite developer to build processing plant
By Ekaphone Phouthonesy
(Latest Update May 12, 2009)
A joint venture company planning to invest US$4 billion to develop a bauxite mine in southern Champassak and Attapeu provinces has completed a survey of the proposed alumina processing plant site, according to a provincial official.
Attapeu Energy and Mines Department Deputy Director, Mr Vithanha Phommachanh, said yesterday the Sino-Lao Aluminium Corporation Limited informed provincial authorities it had identified an appropriate site for the processing plant.
The company also completed a survey of the 116-km long 18A road, which would enable it to transport bauxite ore from Pathoumphon district in Champassak province to the processing plant in Sanamxay district, Attapeu province.
“The company has completed two major tasks since receiving permission from the government to conduct the survey and design of the alumina processing plant at the end of 2008,” he told Vientiane Times.
Under the agreement, which the Sino-Lao Aluminium Corporation Limited signed with the government in September 2008, the company must identify a bauxite mine area, conduct a road survey to transport ore, and identify a location for and design an alumina processing plant within two years.
The survey is one of the most important parts in developing the bauxite mine as it will be a reference for the government to decide whether to approve the largest investment project in the fertile fields of the Bolaven plateau.
Under Lao investment law, a project with an investment of more than US$1 billion must be approved by the Lao National Assembly.
Mr Vithanha said investors would see more progress in the project if the negative effects of the global financial crisis eased, adding the company had unofficially informed authorities they would postpone the investment until the crisis had abated.
Champassak Planning and Investment Department Director Anoungsak Xatakoun said the bauxite mine developers were now revising investment costs after the price of construction materials had fluctuated in recent months .
He echoed Mr Vithanha’s sentiments that the mine’s investors would lift their suspension once the global economy had stabilised.
The bauxite mine would be one of the largest mines in Asia . Investors hope to export alumina to Thailand and China , where demand is increasing. If approved, the government expects the project to substantially boost revenue.
The project will also help create jobs and income for local people. The developers have a Chinese company as the majority shareholder. The other shareholders are a Thai company, a second Chinese company and Lao Service Incorporation Limited, which is a locally-owned company.
http://www.vientianetimes.org.la/FreeContent/Free_bauxite.htm

Wednesday, November 11, 2009

Thế giới mừng sự kiện 20 năm chủ nghiã cộng sản sụp đổ

Bảo Thạch, Hoàng Nguyễn, Thanh Phương
Bài đăng ngày 08/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 08/11/2009 20:00 TU


Một mảng tường ''domino'' bằng polystyrène tại Berlin tháng 11/2009
(Ảnh : Thanh Phương/RFI)

RFI Việt Ngữ mời quý vị theo dõi bài tường thuật của đặc phái viên Thanh Phương từ Berlin. Sau đó, thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Budapest đưa tin về những hồ sơ giải mật của cơ quan tình báo Tây Đức, và về tiết lộ của Thủ tướng cuối cùng nước Đông Đức Cộng sản. Cuối cùng, Bảo Thạch phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về đề tài ''Việt Nam : chủ nghĩa cộng sản cũng đang sụp đổ dần từng mảng một''.

Cách đây 20 năm, Bức tường Berlin sụp đổ, đánh dấu cho ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản. Điều đáng ghi nhận là vào đêm 09/11/1989, Bức tường Berlin đã sụp đổ nhờ vào một sự nhầm lẫn của Bí Thư Thành Ủy Đông Berlin lúc bấy giờ, ông Gunter Schabowski. Nhân vật này đồng thời giữ chức vụ phát ngôn viên của chính phủ Đông Đức, ông cũng là thành viên Bộ Chính Trị.

Chiều hôm đó, sau hơn một tiéng đồng hồ họp báo, một phóng viên Hãng Thông Tấn Ý ANSA, Ricardo Ehrman, đặt câu hỏi với Gunter Schabowski về những quy định mới liên quan đến việc người dân Đông Đức muốn xuất ngoại. Có lẽ đây là câu hỏi duy nhất trong suốt cuộc họp báo mà mọi người dân Đông Đức cảm thấy thiết thân.

Xin nhắc lại, từ mùa hè năm ấy, cho đến ngày 09/11, theo tuần báo The Economist, có thể đã có 200.000 người Đông Đức tìm cách băng qua Tây Đức bằng nhiều ngả : Hungari, Tiệp Khắc... Hơn nữa, buổi họp báo chiều hôm đó, được truyền hình trực tiếp tại Đông Đức.
Trả lời câu hỏi kể trên của nhà báo Ricardo Ehrman, ông Gunter Schabowski đã cầm lên một văn bản, mà dường như ông không hề biết nội dung. Đó là một quyết định mới nhất của chính phủ, mà ông Gunter Schabowski đọc lên cho cử toạ nghe : "Các chuyến xuất ngoại sẽ được cho phép, không cần điều kiện đặc biệt hay lý do gia đình".

Một nhà báo khác hỏi liền : "Bắt đầu từ lúc nào ?" Ông Gunter Schabowski trả lời : "Theo chỗ tôi biết ngay từ bây giờ... không phải đợi thêm". Điều ông Schabowski không biết, đó là quyết định này, theo chính phủ Đông Đức, sẽ có hiệu lực sau ngày 09/11/1989, và với điều kiện là công dân nào muốn xuất ngoại phải xin thị thực xuất cảnh.

Thế nhưng ngay tức khắc, tối hôm đó, các cơ quan truyền thông Đức và nước ngoài đã đưa tin : Cộng hoà Đông Đức đã mở cửa biên giới cho mọi công dân. Vậy là hàng chục ngàn người Đông Berlin đã đổ về các cửa khẩu tại Bức Tường.

Người Tây Đức tập hợp nhìn lính Đông Đức phá bỏ Bức Tường Berlin ngày 11/09/1989 (Ảnh : AFP)

Trước đám đông, lính biên phòng Đông Đức không còn ngăn cản được dòng người và đúng 0 giờ 2 phút, cửa biên giới tại Berlin đã mở toang, không còn ai kiểm soát. Bức tường Berlin đã sụp đổ như vậy, nhờ vào một câu nói hớ của Gunter Schabowski.

Nhầm lẫn của ông, phần nào đã thể hiện sự rệu rã của guồng máy lãnh đạo Đông Đức, bị phân hoá trầm trọng trước áp lực của hàng triệu người biểu tình kể từ tháng 9 trở đi, và hàng trăm ngàn người đã bỏ phiếu bằng chân chống chế độ kể từ mùa hè.

20 năm sau, ngày hôm nay, Berlin, thủ đô của nước Đức thống nhất, chuẩn bị liên hoan mừng ngày Bức Tường sụp đổ. Đặc phái viên Thanh Phương tường thuật về một hàng các quân cờ domino bằng polystérène dựng ngay trung tâm Berlin, làm biểu tượng cho Bức Tường và sẽ được đạp đổ ngày mai, nhân ngày lễ hội Tự Do.

Đặc phái viên Thanh Phương tại Berlin

Hối lộ là Quốc sách

Tại Việt Nam, toàn bộ tài liệu về vụ án hối lội PCI đã được dịch xong
Đức Tâm
Bài đăng ngày 22/10/2009



Cập nhật lần cuối ngày 22/10/2009 15:06 TU

Phiên tòa xử phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Huỳnh Ngọc Sĩ
Theo báo chí trong nước, hôm nay, 22/10/2009, tổng thanh tra chính phủ, ông Trần Văn Truyền cho biết là toàn bộ tài liệu liên quan đến nghi án công ty Nhật Bản PCI hối lộ quan chức Việt Nam đã được dịch xong.

Các cơ quan chức năng đang tiếp tục nghiên cứu vì vụ việc rất phức tạp.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết là phía Nhật Bản đã trao cho Việt Nam khoảng 4000 trang tài liệu liên quan đến vụ án.
Theo ông Truyền, tư pháp Nhật Bản xác định có đưa tiền hối lộ nhưng đây là tài liệu của phía Nhật. Còn phía Việt Nam phải tiếp tục điều tra để tìm chứng cứ vì luật hình sự của Việt Nam là, « trọng chứng cứ chứ không trọng cung. Nếu chỉ nghe lời khai hoặc lấy cung của một người nói ra thì đó chỉ là một căn cứ tham khảo ».
Theo lời khai của các quan chức Nhật Bản khi ra tòa thì họ đã đưa hàng trăm ngàn đô la cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, Sài Gòn để được nhận các hợp đồng.
Vừa qua, ông Sĩ đã bị xử ba năm tù với tội danh « lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ », trong một vụ án lấy trụ sở của ban quản lý dự án cho phía Nhật Bản thuê lại, thu tiền bất chính.



--------------------------------------

Công ty Vedan Việt Nam phải trả lại giải thưởng về an toàn thực phẩm
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 30/10/2009



Cập nhật lần cuối ngày 31/10/2009 08:23





Nước thải của Vedan gây ô nhiễm các nguồn nước sông (DR)
Tại Việt Nam, Công ty bột ngọt Vedan, nổi tiếng vì gây ô nhiễm môi trường, đã bị buộc phải trả lại giải thưởng về an toàn thực phẩm trước phản ứng bất bình của công luận. Công ty Vedan đã thải nước gây nhiều ô nhiễm cho sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai

Giải thưởng này đã được Bộ Y tế Việt Nam trao cho 100 sản phẩm được đánh giá là an toàn nhất trong năm nay, nhân một buổi lễ long trọng hôm 13 tháng 10 vừa qua. Công ty Đài Loan có trụ sở ở Đồng Nai có ba sản phẩm được tặng giải : đó là Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi.
Tuy nhiên, sự kiện trao giải an toàn sản phẩm cho công ty Vedan đã bị dư luận Việt Nam cực lực phản đối vì lẽ Công ty này đã bị tố cáo là trong hơn 10 năm hoạt động đã xả một khối lượng cực lớn nước thải độc hại ra sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại nặng nề cho môi trường.
Theo báo chí Việt Nam, hơn 11.000 gia đình nông dân trong vùng đã phải gánh chịu hậu quả của vụ xả nước bẩn này. Các Hội nông dân trong khu vực đòi Vedan phải bồi thường 4000 tỷ đồng, nhưng đến giờ công ty này chỉ đồng ý chi ra 25 tỷ mà thôi. Đàm phán hiện vẫn bế tắc.
Trong bối cảnh đó, việc trao cho công ty Vedan giải an toàn sức khỏe cho cộng đồng đã bị nhất loạt phản đối. Ban tổ chức giải thưởng đã phải yêu cầu Vedan trả lại giải thưởng, với lý do có sơ xuất trong tiến trình xét duyệt trao giải. Thoạt đầu công ty này không đồng ý, viện lẽ rằng sản phẩm của họ hoàn toàn đúng tiêu chuẩn dành cho mặt hàng đoạt giải. Sau cùng thì Vedan phải chấp nhận trả lại.
Về phần mình, bộ Y tế Việt Nam, đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Thủy Tiến, Cục phó cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, người chịu trách nhiệm vụ trao giải. Ông Tiến gải thích là tên của Vedan được đề nghị, những sau đó đã bị loại ra. Tuy nhiên Ban Tổ chức lại vẫn điền tên doanh nghiệp này vào giấy chứng nhận được giải.







Tiền Phong online cho biết, sau vụ Vedan được trao nhằm (lầm) giải thưởng về bảo vệ môi trường, mới đây lại có thêm một giải thưởng gây nhiều thắc mắc trong dư luận, đó là Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm lần thứ nhất của năm 2009. Mời quý vị theo dõi các chi tiết do Đỗ Hiếu trình bày sau đây.


Không đủ trình độ hay vô trách nhiệm?

(Neither unability nor irresponsibility, it's corruptive policy.)


Giải thưởng này do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (Bộ Y Tế) phối hợp với Trung Tâm Tư Vấn Phát Triển Thương Hiệu và Chất Lượng thành lập để tuyển chọn những doanh nghiệp xứng đáng.


Theo xác nhận của Ban Tổ Chức giải thưởng, các doanh nghiệp được cứu xét để trao tặng giải phải là những cơ sở, đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt
Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm lần thứ nhất của năm 2009 động kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu các loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.


Trên thực tế, trong danh sách liệt kê các sản phẩm và doanh nghiệp đoạt giải được công bố trên trang Web của hội đồng tuyển chọn, có nhiều tên không đạt đúng tiêu chuẩn như Ban Tổ Chức từng quy định.


Dù bị thanh tra y tế vạch ra những sai sót như trên, tuy nhiên hãng dược phẩm Thanh An Việt Đài vẫn được Ban Tổ Chức công nhận thành tích xứng đáng, được trao Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm 2009.


Cụ thể là sản phẩm do công ty Thanh An Việt Đài cung cấp ra thị trường đã bị Sở Y Tế Hà Nội cảnh báo về những sai phạm như quảng cáo chữa trị bệnh quá công dụng đích thực, nơi tồn trữ dược liệu không đạt yêu cầu về nhiều mặt.


Dù bị thanh tra y tế vạch ra những sai sót như trên, tuy nhiên hãng dược phẩm Thanh An Việt Đài vẫn được Ban Tổ Chức công nhận thành tích xứng đáng, được trao Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm 2009.


Mặt khác, báo chí cũng đưa ra trường hợp của công ty Lô Hội tại Saigon, bị khá nhiều tai tiếng từ phía giới tiêu thụ, thêm vào đó lại vướng vào chuyện sai phạm về thuế vụ, gía bán hàng hóa cao gấp bao nhiêu lần gía thành theo quy định, quảng cáo chữa được bách bệnh, khó ai kiểm chứng trắng đen ra sao, cũng được tặng giải thưởng này.


Ngoài những thương hiệu vừa được nêu tên trên mặt báo, giải an toàn vệ sinh thực phẩm còn được trao cho một công ty sản xuất sữa không đạt đô đạm theo công bố của cơ quan chức năng.


Một trong những thành viên ban tổ chức giải thích, trong khi cứu xét, cân nhắc, quyết định trao giải cho công ty hay sản phẩm nào thì Hội Đồng Giám Khảo không hề hay biết những sai phạm hoặc hiện tượng tiêu cực. Nay Hội Đồng xét duyệt phát hiện ra những vi phạm có chứng cớ rõ ràng như thế, thì sẽ thu hồi giấy chứng nhận và bằng khen thưởng, như trường hợp của công ty Vedan.


Mặt khác, báo chí cũng đưa ra trường hợp của công ty Lô Hội tại Saigon, bị khá nhiều tai tiếng từ phía giới tiêu thụ, thêm vào đó lại vướng vào chuyện sai phạm về thuế vụ, gía bán hàng hóa cao gấp bao nhiêu lần gía thành theo quy định, quảng cáo chữa được bách bệnh, khó ai kiểm chứng trắng đen ra sao, cũng được tặng giải thưởng này.


Góp ý với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về vấn đề cấp phát giải thưởng cho sản phẩm và doanh nghiệp sao cho xứng hợp, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May - Thêu Đan Việt Nam, nhấn mạnh đến các khía cạnh như sau:


Ông Diệp Thành Kiệt : Trao giải thưởng thì chúng tôi nghĩ rằng cái đó rất cần thiết vì thứ nhứt là nó giúp động viên các doanh nghiệp. Thực ra chúng tôi cũng hiểu là đối với mỗi loại hình thì chúng ta sẽ có những cách khác nhau, thí dụ đối với người dân thì người ta rất cần các giải thưởng bằng hiện vật, thí dụ như người ta cần tiền - người ta cần cái gì cho cuộc sống. Nhưng mà khi cuộc sống được nâng lên, và đặc biệt đối với doanh nghiệp thì lúc bấy giờ người ta không cần những cái (giải thưởng) mang lại tiền mà người ta cần là cần những cái danh hiệu, và cái danh hiệu đó là sự ghi nhận của xã hội nói riêng và của những tổ chức có uy tín, đặc biệt là của chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp.


Chúng tôi nghĩ rằng trước hết phải khẳng định rằng cái việc có những giải thưởng để mà nhìn nhận các doanh nghiệp đó là việc hết sức cần thiết. Chúng ta cũng phải công nhận một điều là trong thời gian vừa qua cái việc lập ra nhiều cái giải thưởng thì đôi lúc dẫn đến cái giá trị của các giải thưởng nó trở nên thấp đi. Đặc biệt là trong báo chí có lẽ gần đây cũng đã nói rất nhiều điều mà chúng tôi cũng không muốn nói nhiều ở đây, hoặc là có những giải thưởng mà doanh nghiệp chỉ cần nộp đủ tiền bao nhiêu đó là họ được những giải thưởng. Thì cái điều này phải nói là sẽ đến một lúc nào đó nó làm cho những giải thưởng mà có thực chất sẽ bị lu mờ.


Báo chí có lẽ gần đây cũng đã nói rất nhiều điều mà chúng tôi cũng không muốn nói nhiều ở đây, hoặc là có những giải thưởng mà doanh nghiệp chỉ cần nộp đủ tiền bao nhiêu đó là họ được những giải thưởng. Thì cái điều này phải nói là sẽ đến một lúc nào đó nó làm cho những giải thưởng mà có thực chất sẽ bị lu mờ.
Ô.Diệp Thành Kiệt


Có tiền là có giải thưởng


Kế đó, bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Xuất Khẩu Gỗ Trường Thành, cho biết những suy nghĩ của bà đối với việc tổ chức cũng như tham gia vào cuộc tuyển chọn


Bà Ngô Thị Hồng Thu : Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nó cũng có quá nhiều các loại giải thưởng, cho nên là doanh nghiệp lớn thì mình phải biết tìm hiểu cái giải thưởng nào là có giá trị để mình tham gia, chớ cũng không thể nào trách là tại sao có nhiều giải thưởng như vậy, vân vân. Tại vì một khi mình tham gia giải thưởng thì bản thân doanh nghiệp phải tự tìm hiểu chớ không có đổ thừa, nên cái đó là cái thứ nhứt mà doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Với việc cấp phát quá nhiều giải thưởng mà dư luận cho là dễ dãi, cò mồi, có thể gây tổn thương đến lòng tin cậy của giới tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Tiền Phong online cho hay chánh phủ đang xây dựng quy chế minh bạch về các loại giải thưởng.


Ông Diệp Thành Kiệt cũng nói lên quan điểm của mình về vấn đề ban hành quy chế, tránh chuyện như Vedan tái diễn:


Với việc cấp phát quá nhiều giải thưởng mà dư luận cho là dễ dãi, cò mồi, có thể gây tổn thương đến lòng tin cậy của giới tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Tiền Phong online cho hay chánh phủ đang xây dựng quy chế minh bạch về các loại giải thưởng.


Ông Diệp Thành Kiệt : Cũng đã đến lúc chính phủ cần phải ra tay để chấn chỉnh lại cái việc trao các giải thưởng, và cũng nên có một cái sự hạn chế nhứt định. Dĩ nhiên là chúng ta không làm theo kiểu hành chánh bằng cách ra lệnh, nhưng mà chúng ta sẽ nên đặt những tiêu chí nhứt định để cho những giải thưởng nó càng ngày càng trở nên có giá trị và giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung là người ta có thể nhận định được ví dụ doanh nghiệp đó có giải thưởng đó thì có nghĩa là họ đã đạt được những yếu cầu gì, tránh trường hợp hiện nay những giải thưởng của mình tràn lan và nó có khá nhiều tiêu cực.


Bà Ngô Thị Hồng Thu cũng đặt vần đề tiêu chí, đối tượng, hình thức khen thưởng:
Bà Ngô Thị Hồng Thu : Vì có quá nhiều giải thưởng thì mình cũng có thể đưa ra một số các tiêu chí để giới hạn về giải thưởng, chẳng hạn như là giải thưởng thì không có dùng tiền ủng hộ, hoặc là dùng tiền của những người dự thi, hoặc là có những tiêu chí mang tính là phải có bên thứ ba đến kiểm định hoặc thẩm định chứ không phải là chỉ có bên tổ chức trong giải thôi, vân vân, thì những cái đó nó sẽ làm cho cái giải thưởng có giá trị hơn và giảm bớt các tiêu cực trong vấn đề trao giải thưởng.


Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chuyện khen thưởng, bà Thanh Xuân, thuộc ngành chế biến thủy sản, nói rằng chỉ lo dồn nỗ lực vào công việc mà không để ý gì tới vấn đề khác.


Một số lãnh đạo doanh nghiệp có tên tuổi, với thương hiệu nổi tiếng và tầm vóc tại Việt Nam không tán thành cách thức chọn lựa, trao giải thưởng cho các công ty, hãng xưỡng hay thương hiệu bị mắc quá nhiều tai tiếng trên thương trường.


Đỗ Hiếu, phóng viên Đài Á Châu Tự Do
Bangkok, Thái Lan
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.


-------------------------------------------

Vụ hối lộ liên quan đến hợp đồng in tiền Việt Nam lên đến hàng triệu đô la
Luật chống hối lộ hiện hành tại Úc nghiêm cấm việc trả tiền cho các quan chức chính quyền hay các công ty Nhà nước để giành lợi thế trong công việc kinh doanh. Cảnh sát Liên bang Úc đang điều tra để xác định vụ hối lộ này có dính líu đến quan chức nhà nước của cả hai bên.

Vào năm 2002, Việt Nam chuyển qua dùng tiền in trên nhựa polymer thay vì trên giấy thông thường. Securency, một công ty Úc, trong đó Ngân hàng Trung ương Úc nắm 50% cổ phần, đã giành được hợp đồng béo bở này. Thế nhưng gần đây, sau một thời gian điều tra, nhật báo Úc The Age đã tiết lộ rằng công ty Úc đã chiếm được hợp đồng nói trên nhờ tung ra hàng triệu đô la để hối lộ tại Việt Nam. Vào hôm nay, 30/10/2009, nhật báo Úc đã nêu thêm nhiều chi tiết về vụ hối lộ này dính líu đến quan chức nhà nước của cả hai bên.
Trong một bài phóng sự điều tra dài, The Age nêu rõ tính danh một doanh nhân Việt Nam là trung tâm điểm của vụ tham nhũng lên đến hơn 12 triệu đô la Úc, tương đương với gần 11 triệu đô la Mỹ. Nhân vật này là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội.
Theo nhật báo Úc thì trong thời gian qua, công ty Securency đã chuyển cho ông Lương Ngọc Anh và công ty của ông số tiền bạc triệu kể trên, Bản thân ông Anh nhận được hơn 5 triệu đô la. Một phần trong các món tiền này, gọi là ''tiền hoa hồng'' (commissions) đã được chuyển vào các tài khoản ở ngoại quốc, đặc biệt là ở Thụy Sĩ.
Điều được báo The Age nêu lên là một số nguồn tin từ chính phủ Úc đã xác nhận rằng ngành ngoại giao Úc từ lâu đã biết rằng doanh nhân Việt Nam đó thực ra là một quan chức nhà nước, và công ty của ông là một cơ sở của Bộ Công an Việt Nam.
Vấn đề chính là ở chỗ đó, vì luật pháp chống hối lộ hiện hành tại Úc nghiêm cấm việc trả tiền cho các quan chức chính quyền hay các công ty do chính phủ ngoại quốc kiểm soát để giành lợi thế trong công việc kinh doanh. Nếu cuộc điều tra do Cảnh sát Liên bang Úc đang tiến hành xác định là các lãnh đạo điều hành công ty Securency biết rõ là ông Lương Ngọc Anh làm việc cho chính phủ Việt Nam, thì họ có thể bị kết án đến 10 năm tù.
Vụ hối lộ này bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận từ năm 2007
Một vấn đề khác nữa được một cựu đại sứ Úc ở Việt Nam, ông Richard Broinowski nêu bật với báo The Age : đó là trách nhiệm của các viên chức chính quyền Canberra. Trước hết là Qũy Dự trữ Liên bang, tên gọi chính thức Ngân Hàng Trung ương Úc, vốn có đại diện trong hội đồng quản trị của công ty Securency để giám sát hoạt động công ty này. Kế đến là Vụ Đối ngoại và Thương mại cũng như một số cơ quan chính phủ khác có làm việc với Securency. Câu hỏi đặt ra là những cơ quan này biết gì về vụ hối lộ đã diễn ra đó.
Về phiá Việt Nam, trong bài điều tra công bố cuối tháng năm vừa qua, nhật báo Úc The Age đã từng tiết lộ cho rằng sở dĩ Securency thắng được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam đó là nhờ thuê được một''công ty trung gian môi giới'', nơi có con trai của cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy làm việc. Việt Nam đã chọn tiền Polymer vào lúc ông Thúy tại chức.
Ngay từ năm 2007, khi vụ hối lộ này bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận, Công ty Securency từng khẳng định là chỉ thuê công ty Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội làm ''một số công việc biên dịch và phiên dịch, cũng như giúp liên lạc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam''.
Câu hỏi đặt ra hôm nay là nếu danh chính ngôn thuận như thế thì tại sao số tiền thù lao cho ông Lương Ngọc Anh và Công Ty CFTD ở Hà Nội lại cao đến thế, và nhất là lại được chuyển vào các tài khoản ở ngoài Việt Nam. Trên vấn đề này, theo báo The Age vào hôm nay, cả Công ty Securency lẫn Ngân Hàng Trung ương Úc đều từ chối giải thích.



Pháp luật

Bị mất việc vì có trình độ... đại học

TT - Đó là câu chuyện của cô Trần Thị Diệu Hương ở Quảng Bình. Tòa sơ thẩm xử cho cô thắng, cả lý, cả tình đều đứng về phía cô. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm mới đây lại tuyên hủy án.




Cô Trần Thị Diệu Hương (bìa trái) tại phiên tòa sơ thẩm. Kế bên cô là hai đại diện của Sở Y tế Quảng Bình. Tiếp đó là hai đại diện Sở Nội vụ - Ảnh: Lam Giang



Cô Hương - trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch - cho biết: “Tháng 10-2006, thấy mình là kỹ sư công nghệ thực phẩm, học đại học chính quy có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với các chỉ tiêu tuyển chọn của ngành y tế nên tôi đã nộp hồ sơ dự tuyển. Tháng 1-2007 tôi được Sở Y tế cũng như Sở Nội vụ tuyển dụng”.

Làm việc được hơn ba tháng tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bố Trạch với nhiều lời nhận xét tốt từ lãnh đạo và đồng nghiệp, nhưng tháng 4-2007 cô Hương đột ngột nhận quyết định của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình không công nhận kết quả trúng tuyển viên chức sự nghiệp ngành y tế.

Lý do Sở Nội vụ đưa ra là cô không thuộc đối tượng quy định trong đề án xét tuyển viên chức sự nghiệp của Sở Y tế Quảng Bình năm 2006. Vì đề án tuyển dụng của Trung tâm Y tế dự phòng chỉ tuyển chọn người có bằng “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” chứ không phải là người có bằng đại học công nghệ thực phẩm như cô Hương!

Quyết tâm tuyển người có trình độ... thấp


Luật sư Lê Minh Tâm, văn phòng luật sư Hướng Dương (Đồng Hới, Quảng Bình): Vụ việc của cô Hương sẽ không có gì to tát nếu như sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan nhà nước ở tỉnh có cách giải quyết thấu tình đạt lý hơn, chẳng hạn hoàn toàn có thể bố trí cho cô Hương một việc làm, không phải chỗ này thì chỗ khác. Bởi cô ấy trẻ, có trình độ, có năng lực cống hiến cho quê hương.

Quá oái oăm, cô Hương bất đắc dĩ phải đâm đơn kiện Sở Nội vụ. Ngày 24-11-2008, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa vụ kiện ra xét xử sơ thẩm và tuyên hủy quyết định của Sở Nội vụ, hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Trung tâm Y tế dự phòng đối với cô Hương.

Sau phiên tòa, cả hai bên đều kháng cáo. Sở Nội vụ Quảng Bình đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng tòa án nhân dân tỉnh xét xử vụ án trên là chưa đúng thẩm quyền; cô Hương kháng cáo, đề nghị tòa buộc Sở Nội vụ bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật mà sở này đã gây ra cho mình.

Ngày 8-9-2009, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử. Tại đây, đại diện Sở Nội vụ là ông Trương Văn Ngoan (phó chánh thanh tra) và ông Trần Đình Doan (trưởng phòng công chức viên chức) thừa nhận việc Sở Nội vụ ra các quyết định công nhận trúng tuyển viên chức trong đó có cô Hương, là theo đúng quy định.

Tuy vậy phía sở vẫn cho rằng việc mấy tháng sau sở hủy quyết định trúng tuyển của cô Hương là đúng, vì cô Hương không phải là người có trình độ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” như đề án tuyển dụng đã duyệt.

Hội đồng xét xử đưa ra công văn của Bộ Giáo dục - đào tạo cho biết cụm từ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” không hề có trong danh mục ngành đào tạo của nước CHXHCN VN, nhưng đại diện Sở Nội vụ Quảng Bình vẫn nhất quyết nếu không có chức danh thì không tuyển, nếu tuyển vẫn phải tuyển đúng người có văn bằng với đầy đủ cụm từ trên!

Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để tìm hiểu thêm sự việc.

Người làm việc được lại không được làm việc


Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc Sở Y tế Quảng Bình: “Việc nhận được người có trình độ cao ở các ngành chuyên môn kỹ thuật là điều hết sức quý và cần thiết. Đó là việc làm đúng vì sau này ngành đỡ tốn tiền bạc và thời gian để đào tạo nâng cao cho họ”.

Tại các phiên tòa, đại diện Sở Y tế Quảng Bình đều cho rằng việc tuyển dụng cô Hương là phù hợp với công việc và chức danh cần tuyển.



Ngày 28-10-2009, tòa phúc thẩm mở lại phiên tòa, tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho tòa sơ thẩm xét xử lại. Lý do: đây là vụ kiện liên quan đến thi tuyển công chức và chấm dứt hợp đồng lao động, việc tòa án Quảng Bình giải quyết theo hướng hành chính là vi phạm thủ tục tố tụng.

Vậy là sau gần ba năm theo đuổi khiếu kiện, cô Hương trở về với con số không: không việc làm, không giải quyết được gì, trong khi xét về lý và tình cô đều có đủ.

Về lý, cô đã thi tuyển, được công nhận trúng tuyển, bổ nhiệm việc làm đúng trình tự thủ tục. Về tình, tại sao quyền mưu sinh của một người trẻ đang hừng hực nhiệt tình cống hiến như cô lại bị dập vùi oan uổng đến vậy trong một xã hội mà người tài, người học cao vốn vẫn đang được (tỉnh Quảng Bình) “mời gọi” và “thu hút” cho công cuộc xây dựng tỉnh nhà?

Không chấp nhận cử nhân đại học mà chỉ khăng khăng muốn tuyển dụng người có trình độ cao đẳng (lại là loại văn bằng cao đẳng không có thật), chẳng phải là việc làm quá ngược đời của Sở Nội vụ Quảng Bình hay sao? Cứ vậy thì làm sao tỉnh Quảng Bình thực hiện được chính sách thu hút nhân tài như chủ trương của tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Gần ba năm bị mất việc làm, cô Hương phải sống nhờ vào trợ cấp thương binh của cha và mòn mỏi hi vọng lại được đi làm. Cô bộc bạch: “Chẳng lẽ một việc đúng và đơn giản như vậy mà lại không có ai đứng ra để giải quyết cho tôi?”.

L.GIANG - Đ.THÀNH

====================================================================

Ý kiến bạn đọc:

TTO - Chuyện này đúng là chuyện lạ Việt Nam, lẽ ra chị Hương phải được trọng dụng mới đúng chứ đằng này lại bị sa thải, thật không thể hiểu nổi.

HUỲNH THẾ DŨNG

* Đây thật sự là một câu chuyện cười ra nước mắt, theo tôi Sở Nội vụ Quảng Bình không chỉ sai, không chỉ không nhận cái sai mà còn cố gắng biện bạch cho cái sai của mình một cách buồn cười. Nếu như những người có năng lực, có sức trẻ như thế mà lại bị chối từ thì thử hỏi những người khác mong muốn học cao, mong muốn nâng cao trình độ để làm gì.

senhong96@...

* Đọc bài "Bị mất việc vì có trình độ... đại học" đúng là cười ra nước mắt, cứ như thế này thì làm sao Việt Nam khá lên được. Vụ kiện xảy ra ba năm rồi mà lãnh đạo tỉnh không biết, vậy ai là người đề xướng "chính sách thu hút nhân tài"?

HOÀNH ĐỨC LONG

* Đọc xong bài báo tôi cảm thấy buồn cười. Đúng vậy, sao lại không buồn cười? Trình độ đại học mà không được nhận, chỉ nhận cao đẳng!

Tôi tự hỏi có bao giờ họ nghĩ tới tương lai của tỉnh Quảng Bình hay của Việt Nam sau 5 hay 10 năm nữa sẽ ra sao? Việt Nam sẽ đi đến đâu hay không? Xin đừng hô hào, hãy làm nhiều hơn nói.

PHẠM VĂN TRỌNG

* Có những điều vô lý đến hết sức tưởng tượng, cứ tưởng rằng đó chỉ như là một kịch bản được hư cấu trong phim ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật khác... Nhưng nó lại rất thật, rất thật ngay trong đời sống của mỗi chúng ta. Và trường hợp như cô Hương, cô Cảnh là hai trong những người trong số rất nhiều người như vậy đó.

HÀ NGỌC PHI

* Qua bài báo, người đọc quả thật không hiểu nổi hai điều:

- Ý tưởng kỳ quặc của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình: không tuyển dụng người có trình độ chuyên môn đại học chính quy, mà chỉ tuyển người có trình độ chuyên môn cử nhân cao đẳng.

- Tại sao một ý tưởng và việc làm ngược đời của Sở Nội vụ lại được tòa án phúc thẩm bảo vệ? Phải chăng vì bị đơn là một cơ quan nhà nước có nhiều quyền, còn nguyên đơn là một người dân?

NGUYỄN HẢI THÀNH



* Bill Gates đã từng có câu “Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó”, nhưng thật là không công bằng và khó để mà quen với điều này.

TUYẾT HẰNG

* Vụ án này tôi đã biết cách đây khá lâu và đã từng đưa lên báo. Tôi không nghĩ lãnh đạo Sở Nội vụ có cách giải quyết rất "thấu lòng dân" như thế này! Một vụ việc "cỏn con" thế mà cũng "lôi nhau" ra tòa trước "bàn cân thiên hạ".

Bằng cấp không quan trọng. Hôm nay học chưa đỗ thì ngày mai học nhưng quan trọng hơn là chữ tâm. Chữ này chỉ một chữ thôi nhưng nhiều người làm quan vẫn thường xem nhẹ.

LƯƠNG HÙNG TRÁNG

* Tôi ở Bình Dương - một "thành phố" trẻ đã và đang hòa minh cùng nhịp sống náo nhiệt hiện nay. Đang sắp lên thành phố, có nhiều khu công nghiệp lớn nên Bình Dương thu hút một luợng lớn nhân lực từ các tỉnh khác về rất nhiều.

Sở dĩ tôi cho mình là người may mắn vì vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM khoa giáo dục mầm non (2005 -2009) tôi đã được tuyển dụng và công tác tại trường cao đẳng Bình Dương (nay là Trường ĐH Thủ Dầu Một ). Ngoài tôi, trường còn tuyển rất nhiều cán bộ giáo viên có hộ khẩu từ các tỉnh khác. Đọc các bài báo về nạn thất nghiệp và "xua đuổi nhân tài" trên báo, tôi chợt nhận ra mình thật may mắn biết bao nhiêu.

NGUYỂN THỊ NGỌC NUÔI

* Lần đầu tiên tôi thấy có trường hợp người có trình độ đại học lại bị sa thải vì yêu cầu cần tuyển là trình độ cao đẳng. Bản thân tôi cũng tốt nghiệp cao đẳng, đi làm thì rất sợ cạnh tranh với người có trình độ đại học, vậy mà bây giờ có trường hợp ngược lại, chắc chỉ Việt Nam mới có.

ANDY

* Thật sự khó tin khi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình lại đưa ra một quyết định không giống ai. Với cách làm như vậy biết khi tỉnh nào mới phát triển được.

NGUYỄN ĐÌNH PHÚC



* Đây là lần đầu tiên tôi đọc được thông tin kiểu như thế này. Thật quái đản và ngược đời. Cô Hương là một người có năng lực vậy mà không biết tuyển dụng. Tôi nghĩ rằng chính quyền địa phương nên can thiệp vào việc này và tạo việc làm cho cô Hương.

ĐỖ XUÂN THẢO

* Tôi đã đọc được bài viết này, và thật sự thấy đau lòng vì những hành động kỳ quặc mà Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình đã làm. Việc này khiến cho người đọc càng trở nên bối rối, cố gắng học có trình độ cao mà mong muốn về tỉnh nhà làm việc mà bị từ chối một cách vô lý, thử hỏi tại sao chất xám không chảy máu? Chính sách nước ta luôn đề cao việc trọng dụng nhân tài phục vụ cho quê hương đất nước mà nay lại có việc lãnh đạo sở làm việc như thế, thật không hiểu nổi.

LE KHAC NHU

* Tôi từng làm việc cho công ty 100% vốn nước ngoài và tôi biết rằng họ đánh giá năng lực làm việc của nhân viên không vì học cao đẳng, đại học chính quy hay tại chức mà là năng lực và hiệu quả làm việc của họ như thế nào.

Nếu cho rằng người lao động không đủ điều kiện tuyển dụng vào công chức thì nhà tuyển dụng có quyền từ chối từ ban đầu, cớ sao cô Diệu Hương được lãnh đạo và đồng nghiệp nhận xét tốt trong ba tháng làm việc nhưng lại nhận quyết định nghỉ việc vì lý do cô ta có bằng đại học?

Đây là một thực trạng đang tồn tại ở các cơ quan nhà nước tuyển viên chức theo văn bằng, lý ịch ... mà không tạo cơ hội cho người lao động có năng lực thực tế tham gia vào tổ chức hay cơ quan nhà nước trong thời kỳ phát triển và thu hút nhân tài. Chính vì thế mà thường xuyên có những bức xúc tại sao nhân tài, chất xám đổ dồn về các công ty tư nhân, công ty nước ngoài.

TRẦN THỊ NGỌC

Tuesday, November 10, 2009

Đụng độ trên biển Triều Tiên

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5657.asp


Theo tờ Korea Time: Một trận hải chiến dữ dội đã nổ ra hôm qua sau khi xảy ra một sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên.

Vào khoảng 10:30, các tàu của Bắc Triều Tiên vượt Đường Ranh Giới Bắc (North Limit Line NLL), và bỏ qua cảnh báo lặp đi lặp lại, tác giả bài báo viết..

Đáp trả, một tàu tuần tra Nam Triều Tiên đã bắn súng cảnh báo theo các quy định Hải quân. Lúc 10:36, tàu Bắc Triều Tiên đã khai hỏa trực xạ vào chiếc tàu này, phát ngôn viên của JCS Kim Young-chul cho biết.

Kim nói mạn tàu Hàn Quốc đã trúng 15 viên đạn nhưng không bị tổn hại nghiêm trọng.

Tàu Nam Hàn đã bắn trả, buộc các tàu của Bắc Triều Tiên phải rút lui về vùng biển phía bắc lúc 10:40 sau khi bị hư hỏng nặng và chìm trong ngọn lửa, ông nói.

Các vụ việc xảy ra trong lúc mọi người đang trông đợi sẽ có các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Không có thương vong về phía Hàn Quốc, nhưng chúng tôi cho rằng chiếc tàu của Bắc Triều Tiên đã bị hư hại nặng.

DailyNK có thêm chi tiết:
Phòng Tổng Tham Mưu đã nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo chiều này là tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên vượt NLL lúc 11:27 ở một điểm 11,3 km ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Daecheong, ở vùng lãnh hải Hàn Quốc cách Bắc Triều Tiên 2,2 km ở phía tây của bán đảo.

Theo cuộc họp báo, tàu Nam Hàn đã phát hai thông điệp cảnh báo lúc 11:22 và 11:25. Tuy nhiên, các tàu của Bắc vẫn tiếp tục tiến về phía nam và vì vậy lúc 11:28 và 11:31, hai thông điệp khác đã được gửi đi cảnh báo tàu Bắc Hàn rằng, "tàu của bạn đã tiếp tục vi phạm biên giới của chúng tôi bất chấp cảnh báo, và điều này gây ra căng thẳng gia tăng. Nếu bạn không đổi hướng, chúng tôi sẽ khai hỏa. "
Các tàu của Bắc Triều Tiên cố tình không thay đổi hướng, do đó, lúc 11:36 các tàu hải quân Nam Triều Tiên bắn súng cảnh báo.

Lúc 11:37, miền Bắc đã bắn khoảng 50 phát đạn vào tàu của Hàn Quốc, và tàu Nam đã lập tức bắn trả gần 100 phát đạn pháo 40mm.

Trận đánh kéo dài khoảng hai phút, cho đến khi tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã rút lui trên phíc Bắc giới tuyến lúc 11:40 sau khi bị hư hại nặng.

Hai miền Triều Tiên đã từng có những cuộc va chạm trên biển, lần cuối cùng trong năm 2002 đã gây 19 tử vong cho cả hai bên. Một nguồn tin hải quân cũng tiết lộ "Khoảng 15 lỗ đạn đã được tìm thấy trên chiếc tàu tuần tra Nam Triều Tiên đã tham gia vào vụ đụng độ với tàu của Bắc Triều Tiên hôm Thứ ba".

Theo Global Firepower, Hải quân Bắc Triều Tiên được coi là lớn thứ ba trên thế giới về số lượng, trong đó có khoảng 500 tàu ven biển nhỏ, gần 100 tàu ngầm và 100 tàu khác. Hàn Nam có 75 tàu tuần duyên, cùng một số tàu chiến và tàu đổ bộ loại lớn.

Koreas Clash at Sea
2009 November 10
by Mike Burleson

Heated naval combat occurred yesterday after a North Korean provocation, according to the Korea Times:
At around 10:30 a.m., the North Korean boat crossed the Northern Limit Line (NLL), and ignoring repeated warnings, he said.
In response to a South Korean patrol boat firing warning shots ― in accordance to the rules of engagement ― at 10:36 a.m. the North returned fire directly at the vessel, said JCS spokesman Kim Young-chul.
Kim said some 15 rounds hit the side of the South Korean boat without causing any serious damage or causalities.
The South fired back, causing the North Korean vessel to retreat toward northern waters at 10:40 a.m. badly damaged and engulfed in flames, he said.
The latest incident came amid expectations that Pyongyang and Washington may soon engage in direct talks.
There were no S Korean casualties, but we are assuming there were in the heavily damaged Northern boat.
The DailyNK has further details:
The Joint Chiefs of Staff told reporters in a press briefing this afternoon that the North Korean patrol vessel crossed the NLL at 11:27AM at a point 11.3 kilometers off the east coast of Daecheong Island, which lies in South Korean territorial waters just 2.2 kilometers from North Korea on the west side of the peninsula.
According to the briefing, the South Koreans broadcast two warning messages between 11:22 and 11:25. However, the North’s vessel continued to advance southwards and so, between 11:28 and 11:31, two more messages were sent, instructing the North Koreans that, “Your vessel is continuing to violate our border despite our warnings, and this is causing tensions to rise. If you do not change course, we will open fire.”
The North Korean vessel apparently did not change direction, so at 11:36 the South Korean naval vessel fired warning shots across its bow.
At 11:37, the North fired approximately 50 shots at the South Korean vessel, and the South simultaneously returned fire with around 100 shots from a 40mm cannon.
The battle lasted for approximately two minutes, until the North Korean patrol vessel went back across the NLL at 11:40 after suffering “considerable” damage.
The two Koreas have engaged in bloodier clashes, the last in 2002 where 19 died on both sides. A Navy source also revealed “About 15 holes were found on the South Korean patrol boat that engaged in a skirmish with a North Korean vessel on Tuesday“.
According to Global Firepower, the North Korean Navy is the third largest in the world in terms of numbers, including about 500 small coastal craft, nearly 100 submarines and 100 other vessels. The South Koreans possess 75 coastal craft but also several powerful surface combatants and large amphibious ships.

Monday, November 9, 2009

PHỏNG VấN HạM TRƯởNG LÊ BÁ HÙNG

Đây là lần đầu tiên Hạm trưởng Lê Bá Hùng trở lại Việt Nam kể từ năm 1975.
Từ thuyền nhân trở thành hạm trưởng, trung tá Lê Bá Hùng của Hải quân Hoa Kỳ đã chỉ huy con tàu trị giá 800 triệu USD, với thủy thủ đoàn 300 người cập cảng Đà Nẵng hôm 7/11/2009.
Ông Lê Bá Hùng, 39 tuổi, sinh ra tại thành phố Huế. Ông được tàu Mỹ vớt khi gia đình ông đang tìm cách vượt biển đi tỵ nạn hồi năm 1975.
Gia đình ông định cư tại bang Virginia và sau đó ông trở thành công dân Mỹ. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ loại xuất sắc vào năm 1992 và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng hồi tháng 04/2009.
Trả lời phỏng vấn tiếng Anh của BBC World Service, ông kể lại quá trình 'từ thuyền nhân tr̉ở thành thuyền trưởng' của mình và nói v̀ề cảnh gia đình chia ly sau 1975:

Trung Tá Hùng: Cha tôi lúc đó là phó chỉ huy trưởng một đơn vị hậu cần của hải quân. Vào ngày 29/04/1975, chỉ huy của ông rời Việt Nam và không báo cho cha tôi biết. Khi cha tôi phát hiện được thì ông vẫn không bỏ vị trí mà đóng vai trò chỉ huy. Ngày hôm sau, miền Nam Việt Nam tan rã và Sài Gòn thất thủ và lúc đó cha tôi đứng trước quyết định khó. Nhưng khi binh lính của ông hỏi ông rằng họ có thể về nhà để đưa gia đình ra khỏi Việt Nam hay không thì ông nói là “được, hãy về lo cho gia đình đi”.
Và sau đó cha tôi đã đón mẹ tôi và tôi, là đứa út và chúng tôi rời Sài Gòn bằng thuyền tàu cá và cha tôi làm hoa tiêu cho chủ tàu cá đó. Vào ngày hôm sau (01/05) thuyền của chúng tôi được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi tiếp và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên.

Trung Tá Hùng: [Khi cả nhà rời Việt Nam trên một thuyền nhỏ] các anh và chị của tôi lúc đó còn đang ở Huế vì học tại đó và Huế cũng là quê của gia đình tôi. Các anh chị tôi đã không về kịp để đi cùng với tôi và cha mẹ tôi. Họ ở lại Việt Nam thêm 8 năm nữa, tức là cả nhà tôi đoàn tụ vào năm 1983.
Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi.

BBC: Vậy cuộc sống của ông và gia đình ông ngay lúc vừa sang Hoa Kỳ thế nào?
Trung Tá Hùng: Tất nhiên là khó khăn. Chúng tôi rời Việt Nam quá vội và không mang theo tiền nong gì cả. Cha tôi phải kiếm sống và nuôi gia đình nhưng cũng rất may rằng có các gia đình bảo trợ rất hảo tâm giúp nên chúng tôi đã bắt đầu được cuộc sống mới tại Hoa Kỳ.

BBC: Ông luôn có tham vọng vào hải quân hay không?

Trung Tá Hùng: Tôi muốn lập nghiệp trong hải quân và tôi muốn theo bước của cha tôi để noi gương ông, cũng như sự hy sinh của cha tôi cho đất nước của ông và việc ông hy sinh nuôi nấng gia đình chúng tôi. Tôi muốn vào hải quân bởi khi nhìn lại tôi thấy về một cơ hội tuyệt vời của mình là người Mỹ và là cách để tôi trả ơn cho nước Mỹ, tổ quốc của tôi. Và cũng là để đền ơn cho những người bảo trợ, bè bạn giúp đỡ gia đình tôi.

BBC: Khi ông đưa tàu khu trục vào cảng Đà Nẵng, về Việt Nam là mảnh đất nơi ông sinh ra chắc ông cảm thấy tự hào?

Trung Tá Hùng: Tôi cảm thấy tự hào. Và quan trọng hơn là tôi biết rằng cha tôi cũng tự hào. Ông gửi email cho tôi nhiều trước chuyến đi này và ông thấy vui khi tôi là hạm trưởng và hơn nữa là tôi đang ở Việt Nam vào lúc này.

BBC: Việt Nam có ý nghĩa gì đối với ông vào lúc này?

Trung Tá Hùng: Việt Nam là nơi tôi sinh ra. Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Tôi luôn ước mơ quay trở lại Việt Nam và rốt cùng đã có cơ hội để về và tôi coi đó là điều rất đặc biệt. Và vào chính lúc này chứ không phải lúc nào khác, tôi muốn trở lại Việt Nam. Lần tới khi trở lại Việt Nam tôi sẽ đưa vợ và các con tôi về để các cháu có thể thấy được nơi tôi lớn lên, ít nhất là 5 năm đầu.

BBC: Thế Cuộc chiến Việt Nam vẫn còn tác động tới ông và gia đình ông hay không? Tức là ông vẫn còn thấy tiếng vọng của những gì đã xảy ra từ nhiều năm trước?

Trung Tá Hùng: Đối với tôi thì điều đó không nhiều như đối với cha của tôi. Cha tôi chưa trở lại Việt Nam. Tôi hy vọng một ngày nào đó cha tôi sẽ trở lại. Nhưng tôi nghĩ rằng cha tôi thấy khó trở lại được. Điều đó khá dễ thấy. Mẹ tôi, anh chị của tôi bảo cha tôi quay trở lại nhưng cha tôi vẫn từ chối. Tôi nghĩ vẫn còn nặng nề. Tất nhiên là ông có một số ký ước buồn thời đó, bởi đó là quãng thời gian có nhiều điều khiến việc trở lại cũng khó khăn.

Khu trục hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Tàu USS Lassen là khu trục hạm hạng Arleigh Burke có trang bị hỏa tiễn định vị, vào loại hiện đại, lớn và mạnh nhất trong số khu trục hạm.Kể từ chuyến thăm của tàu USS Vandergrift đến cảng Sài Gòn hồi tháng 11/2003, đã có nhiều tàu chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam và hồi tháng Tư năm nay, một nhóm sỹ quan cao cấp của Việt Nam cũng đã thăm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.


CHITOSE SUZUKI / Associated Press
U.S. Navy Cmdr. Hung Ba Le salutes two Vietnamese officers during a welcoming ceremony in Danang.


READER FEEDBACK
Post a comment :

_Hai sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có vẻ như đang nghĩ ngợi trước cái chào của Trung Tá Hùng. Họ không biết chính ủy có cho phép chào hậu duệ của một sĩ quan QLVNCH hay không nên đã không chào đáp trả theo phép lịch sự ? Đúng là quờ quạng như tân khóa sinh khóa 72G! Nếu gặp cán bộ Cường Móc Kẽng thì chắc chắn hai ông này sẽ bị phạt móc giò lũng lẽng trên thành tàu. (McKeno)

_ Không phải là quân đội nhân dân Ta không biết gì về lễ nghi quân cách. Trái lại, Ta còn biết thừa hơn bất cứ ai trong thiên hạ. Nhưng: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Bên nắng đốt Bên mưa quay. Chân lý bên này núi Pyrenee, ở bên kia núi là Sai. Sự khác biệt giữa Đông và Tây là ở chỗ đó.
Hảy xem trích đọan dưới đây của ký giả Ben Stocking (AP), người đã bị CA ta câu cổ vào bót đập cho tét đầu khi y đang tơn tơn chụp hình giáo dân cầu nguyện tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
"...But in an indication of remaining hurdles, yesterday's welcoming ceremony for the Americans was delayed for two hours while the two sides discussed how to display their flags aboard the Blue Ridge.
Cmdr. Jeff Davis, a public-affairs officer with the U.S. Seventh Fleet, said the Americans wanted the flags on the quarterdeck, while the Vietnamese wanted to fly them from the mast. In the end, they flew them from the mast... "

Còn nhớ tại Hội Nghị Hòa Đàm Paris, phái đòan Mỹ và Bắc Việt cũng bỏ ra cả năm trời để bàn chuyện nên ngồi ở bàn vuông hay bàn tròn. Kết quả là Mỹ đã đễ Bắc Việt "ngồi xỗm" ngay trên Hiệp định Paris (Paris Peace Accord).
Lịch sữ đang lập lại. Và hậu duệ của người Việt hải ngọai nên hiểu Chân Lý bên này bờ Tây Thái Bình Dương là Chân Lý Ngồi Xỗm.

Posted on Sun, Nov. 8, 2009
Proud homecoming for former refugee
Hung Ba Le returned to Vietnam as a U.S. Navy officer.
By Ben Stocking
Associated Press



DANANG, Vietnam - On the day his family's side lost the Vietnam War, 5-year-old Hung Ba Le fled his homeland in a fishing trawler crammed with 400 refugees. Thirty-four years later, he made an unlikely homecoming - as the commander of a U.S. Navy destroyer.

Le piloted the USS Lassen yesterday into Danang, home of China Beach. That's where U.S. troops frequently headed for rest and recuperation during the war, which ended on April 30, 1975, when communist troops from North Vietnam took the southern city of Saigon.

On that day, Le and his family embarked on an uncertain journey in a fishing boat piloted by Le's father, who was a commander in the South Vietnamese navy. They were rescued at sea by the USS Barbour County and taken to a U.S. base in the Philippines, going from there to a refugee camp in California, and finally to northern Virginia, where they rebuilt their lives.

Le returned on the Lassen, an $800 million, 509-foot destroyer equipped with Tomahawk missiles and a crew of 300. The ship and the USS Blue Ridge, the command vessel for the U.S. Navy's Seventh Fleet, are making the latest in a series of goodwill visits to Vietnam.

"I thought that one day I would return, but I really didn't expect to be returning as the commander of a Navy warship," Le said after stepping ashore yesterday. "It's an incredible personal honor."

"I'm proud to be an American, but I'm also very proud of my Vietnamese heritage," said Le, who spoke a few halting words in Vietnamese.
The ships' visits represent the efforts of both the United States and Vietnam to develop their relationship as a balance to China's power in the region, without antagonizing Vietnam's northern neighbor.

Directly east of Danang are the Paracel Islands, where China and Vietnam are engaged in a sensitive territorial dispute.

Le grew up in Hue, a city on the central coast about 65 miles north of Danang where he still has relatives. He returned to a country that is vastly changed from the days of the Vietnam War.

Along the Danang coastline where U.S. troops used to swim and surf, luxury hotels such as Hyatt and Marriott are springing up. Tourists are flocking to the region, where they can shoot a few rounds at a course designed by professional golf star Colin Montgomerie.

The relationship between the United States and communist Vietnam has changed dramatically since the former foes normalized relations in 1995. Trade has boomed, and diplomatic and military ties have grown closer.

But in an indication of remaining hurdles, yesterday's welcoming ceremony for the Americans was delayed for two hours while the two sides discussed how to display their flags aboard the Blue Ridge.

Cmdr. Jeff Davis, a public-affairs officer with the U.S. Seventh Fleet, said the Americans wanted the flags on the quarterdeck, while the Vietnamese wanted to fly them from the mast. In the end, they flew them from the mast.

When Le fled in 1975, only four of the eight children in his family made it out of the country. The others stayed in Vietnam until 1983, when the family was reunited.

Le has few memories of his three-day journey on the fishing trawler, which ended just as they were running out of food, water, and fuel.

But he has vivid memories of the example set by his father, Thong Ba Le, who is now 69 and has never returned to Vietnam. After the family settled in northern Virginia, he took a job in a supermarket, where he worked his way up from bagger to manager.

"I always wanted to be like my dad," Le said. "He persevered and overcame many challenges."

SGTT.COM.VN Ngày 09.11.2009 Giờ 08:00

Hạm trưởng Lê Bá Hùng
"Hạm đội 7 có nhiệm vụ xúc tiến giải pháp hoà bình cho các vấn đề bất đồng"

Hai tàu Hải quân Mỹ thuộc hạm đội 7 là USS Lassen và USS Blue Ridge có chuyến thăm Đà Nẵng trong bốn ngày kể từ ngày 7.11. Hạm trưởng tàu Lassen, trung tá Lê Bá Hùng, 39 tuổi, cho biết về chuyến thăm và vai trò của hạm đội 7 tại tây Thái Bình Dương.

Cảm xúc của ông khi lần đầu trở về Việt Nam?

Chuyến đi này là một trải nghiệm tuyệt vời đối với bản thân tôi, khi lần đầu tiên kể từ nhỏ tôi được trở về nơi tôi sinh ra.

Ông nghĩ gì về văn hoá Việt?


Bản thân tôi rất xúc động khi đứng tại đây, đại diện cho đất nước tôi, Hợp chủng quốc Mỹ; nhưng tôi cũng ý thức được rằng Việt Nam, với văn hoá truyền thống và người dân của nó, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của tôi. Ký ức về Việt Nam không có nhiều, nhưng tôi vẫn cảm thấy gắn bó với đất nước này, với văn hoá và con người Việt Nam. Vợ tôi, người Philippines, đã học được cách nấu các món ăn từ mẹ tôi.


Sự có mặt của hạm đội 7 ở Biển Đông nói lên điều gì, theo ông?

Sự có mặt của hạm đội 7 ở đây nhằm một mục đích duy nhất là duy trì sự ổn định và xúc tiến những giải pháp hoà bình cho các vấn đề bất đồng. Chúng tôi thực hiện các cuộc diễn tập quân sự với quân đội các nước, tiến hành tìm kiếm cứu nạn khi có các sự cố hàng hải, thiên tai; thăm viếng cảng, thực hiện các dự án quan hệ cộng đồng với gần 12 quốc gia xung quanh Thái Bình Dương. Những việc làm đó nhằm tăng cường hiểu biết để xây dựng những hợp tác về biển, phát triển tình hữu nghị giữa Mỹ với các nước. Riêng với Việt Nam, sự hiện diện của chúng tôi ở đây là để nhấn mạnh cam kết của Mỹ với người dân Việt Nam và phản ảnh sự hợp tác đang tăng lên giữa hai nước.

Ông sẽ ăn món ăn gì khi đến Huế?

Câu trả lời “Bún bò Huế” được Lê Bá Hùng nói tiếng Việt, theo giọng Huế.
Trung Hưng lược ghi


Hai Thế Hệ, Một Tâm Tình
Thứ Hai, Ngày 16 Tháng 11 Năm 2009, 8:01:31 AM
HẢI QUÂN TRUNG TÁ LÊ BÁ HÙNG USN
HẠM TRƯỞNG KHU TRỤC HẠM USS LASSEN

Nguyễn Mạnh Trí
& Trần Đỗ Cẩm
(Viết để riêng tặng anh chị Lê Bá Thông và cháu Lê Bá Hùng Ngày 30 tháng 4 năm
2009).

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu nguời Việt đã phải rời quê cha đất tổ
tỵ nạn Cộng Sản, sống rải rác tại hầu hết các quốc gia tự do trên thế giới.
Riêng tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt sinh sống lên tới gần hai triệu người,
trong số này có rất nhiều cựu quân nhân cũng như công chức Việt Nam Cộng Hòa.
Thế hệ di dân đầu tiên này đã tích cực thamgia và khá thành công trong việc hội
nhập vào xã hội mới. Tới nay, sau trên 30 năm định cư, người Việt tỵ nạn đã đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển và phồn thịnh của những quê hương thứ hai của
mình.

Đặc biệt tại Hoa Kỳ, những đóng góp của người Việt tỵ nạn đã được thể hiện rõ
ràng trong mọi lãnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội, y
tế, tài chánh v.v… Nữ khoa họcgia Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ của bom áp nhiệt, kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở thành phố Boise thuộc tiểu bang Idaho, đã được cấp tới 132 bằng sáng chế. Tại trường danh tiếng thế giới Massachusetts Institute of Technology mà mọi người thường biết đến qua cái tên đọc ngắn gọn là MIT, anh Nguyễn Tuệ đã đạt được một kỷ lục phi thường: Đậu 5 bằng cử nhân, từ Vật Lý và Toán Học cho tới Kỹ Thuật Điện Tử, để rồi sau cùng lấy thêm bằng cao học và bằng tiến sĩ về Kỹ Thuật Nguyên Tử Lực. Như thế, anh Tuệ đã đoạt được bẩy văn bằng trong vòng bẩy năm tại một trong những đại học kỹ thuật nổi tiếng vào hạng nhất nước Mỹ. Ngoài ra, theo một ước lượng hết sức dè dặt, hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4,200 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề. Như vậy, cứ trong một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Đa số các gia đình nguời Mỹ gốc Việt đều có con em tốt nghiệp bác sĩ, kỹ sư, là những nghề nghiệp được coi là cao qúi tại Hoa Kỳ.

Riêng về địa hạt quân sự, những thành quả lại càng nổi bật, có lẽ vì một số con
cháu người Việt tỵ nạn là hậu duệ của các cựu quân nhân QLVNCH. Tiếp nối ý chí
và binh nghiệp của cha anh đã bất thần bị gián đoạn, thế hệ thứ hai này đã gia
nhập mọi quân binh chủng thuộc quân lực Hoa Kỳ trong và đạt được nhiều thành quả rỡ ràng. Trước đây, một thanh niên gốc Việt đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quan trọng như một gương thành công đặc sắc của người Việt ở Mỹ. Đó là anh Trần Như Hoàng, tốt nghiệp thủ khoa từ trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ở Colorado Springs. Sau này, anh Hoàng lại được học bổng Rhodes - một học bổng rất danh tiếng - để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Hiện nay, anh Hoàng là bác sĩ phục vụ trong quân chủng không quân Mỹ, chuyên về giải phẫu vi ti, làm việc tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas. Chị Hoàng cũng là bác sĩ.

Vào năm 1999, những ai theo dõi trên truyền hình về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ
Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều đã thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân. Năm đó, cô Vân tốt nghiệp Á Khoa trong một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan gồm cả nam lẫn nữ. Cách đây không lâu, chúng ta đã được nghe nói tới nữ Đại Úy phi công Elizabeth Phạm của Binh Chủng TQLC Hoa Kỳ, là người phụ nữ Việt Nam và cũng người phụ nữ Á Châu đầu tiên, trong lịch sử Không Quân Hoa Kỳ đã là phi công của một oanh tạc cơ chiến đấu tối tân F-18 Hornet. Đại Úy Elizabeth Phạm là nữ phi công thuộc loại cừ khôi, phục vụ trong Phi Đoàn 242 xuất sắc nhất của TQLC Hoa Kỳ (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Ðây là những phi công thượng thặng có thể yểm trợ cận phòng rất chính xác, đôi khi chỉ cách quân bạn vài trăm thước. Năm 2005 cô đã đeo lon Đại Úy, bây giờ chắc cấp bậc và chức vụ đã cao hơn nếu còn trong quân đội.

Bên binh chủng nhảy dù, cũng có Đại Tá Lương Xuân Việt đã nhận chức Lữ Đoàn
Trưởng Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 82 Dù vào ngày 5 tháng 2 năm 2009 vừa qua. Trước đó khi còn đeo lon Trung Tá, ông là Tiểu Đoàn Truởng Tiểu Đoàn 2 Dù cũng thuộc Sư Đoàn 82. Thân phụ của Đại Tá Việt là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Lương Xuân Đương, từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Gia đinh Thiếu Tá Đương rời Việt Nam năm 1975 và định cư tại Hoa Kỳ. Đại Tá Việt cùng vợ và ba con hiện nay ở hậu cứ Fort Campbell, tiểu bang Kentucky.

Gần đây nhất, chúng ta lại nhận được tin mừng, đó là Hải Quân Trung Tá Lê Bá
Hùng vừa được bổ nhiệm vào chức vụ Hạm Truởng Khu Trục Hạm USS Lassen (DDG 82) của Hải Quân Hoa Kỳ. Lễ bàn giao đã đuợc cử hành vào ngày 23 tháng 4, 2009 tại căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Yokosuka, Nhật Bản. Việc bổ nhiệm này là một diễn biến quan trọng trong quân sử Hoa Kỳ vì đây là lần đầu tiên, một sĩ quan Hải Quân nguời Mỹ gốc Việt được làm Hạm Truởng một chiến hạm tối tân trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, do đó chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian để nói về việc bổ nhiệm hạm trưởng có tầm vóc lịch sử này.

Ai cũng biết hiện nay Hải Quân Hoa Kỳ được xem như là mạnh nhất trên thế giới
với nhiều chiến hạm tối tân hàng đầu có mặt trên khắp các đại dương cũng như tại các phần đất xa xôi hẻo lánh trên thế giới. Giống như các “đế quốc” Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh Quốc truớc đây, chính nhờ lực luợng hải quân này mà Hoa Kỳ có thể giữ vững ngôi vị cường quốc hạng nhất, bảo vệ quyền lợi cũng như nhanh chóng can thiệp tại bất cứ điểm nóng nào trên thế giới. Ngoài những chiến hạm và phi cơ tối tân, Hải Quân Hoa Kỳ còn có những sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên nhiều kinh nghiệm, được huấn luyện tinh nhuệ.

Riêng trong lãnh vực tuyển lựa cấp chỉ huy, chỉ có một số rất nhỏ sĩ quan đuợc
chọn và đặc biệt huấn luyện để trở thành hạm truởng, nhất là trên các chiến hạm
chủ lực như Hàng Không Mẫu Hạm, Tuần Dương Hạm, Khu Trục Hạm hay Tiềm Thủy Đỉnh nguyên tử. Theo truyền thống hải quân, vị hạm trưởng được coi là có uy quyền tối thượng như một vị lãnh chúa trên chiến hạm chỉ đứng sau Thượng Đế, do đó huy hiệu hạm truởng có ghi hàng chữ La Tinh “Magister Post Deum” (Chúa tể chỉ sau Thượng Đế). Do đó, chỉ những sĩ quan xuất sắc nhất mới được đề nghị làm hạm trưởng. Cũng theo luật hàng hải quốc tế, một chiến hạm mang cờ hiệu của quốc gia nào được coi như lãnh thổ của quốc gia đó khi hải hành cũng như khi cập bến tại các hải cảng ngoại quốc, và vị đại diện của lãnh thổ nối dài đó chính là Hạm Trưởng. Vì vậy, trong thời đệ nhị thế chiến, khi Nhật Bản buộc phải ký văn kiện đầu hàng chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương, họ phải ký trên Thiết Giáp Hạm Missouri của Hoa Kỳ bỏ neo tại vịnh Tokyo.

Vì chức vụ hạm trưởng quan trọng và quyền hành rộng lớn như vậy nên giấc mơ của bất cứ sĩ quan hải quân nào cũng là được nhận quyền chỉ huy của một chiến hạm chủ lực. Đặc biệt theo truyền thống hải quân Hoa Kỳ, chức vụ Hạm Trưởng là chỉ hiệu cho biết con đường binh nghiệp đang thênh thang phía truớc và nếu không phạm lỗi lầm nào nghiêm trọng sẽ có nhiều triển vọng lên tới hàng đô đốc trong tương lai.

Sau đây chúng tôi sẽ tường thuật sơ luợc về buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy khu
trục hạm USS Lassen (DDG 82), rồi sẽ trình bày tiểu sử của tân hạm trưởng HQ
Trung Tá Lê Bá Hùng, giới thiệu sơ lược về thân phụ của ông là một cựu sĩ quan
HQ/QLVNCH cùng truyền thốnggia đình và sau hết sẽ nói qua về chiến hạm USS
Lassen.

Theo tài liệu chính thức của Hải Quân Hoa Kỳ, tân hạm truởng Lê Bá Hùng đã nhậm chức vào ngày 23 tháng 4 trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Lễ bàn giao đã được diễn ra trọng thể giữa cựu Hạm Trưởng là HQ Trung Tá Anthony Simmons và tân Hạm Trưởng HQ Trung Tá Lê Bá Hùng dưới sự chủ tọa của Phó Đề Đốc Kevin Donegan, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 70/75 (Task Force hay TF 70/75) kiêm Tư Lệnh Chiến Đoàn Mẫu Hạm 5 và kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Tác Chiến Đệ Thất Hạm Đội (Battle Force Seventh Fleet). Chiến hạm Lassen là một thành phần của Phân Đoàn Khu Trục Hạm 15 (Desron 15) thuộc Lực Lượng Tác Chiến Tiền Phương Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Hải Quân Yokosuka. Các chiến hạm thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ có nhiệm vụ tuần tiễu và bảo vệ an ninh khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông là một điểm nóng đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốcgia vùng Đông Nam Á, nhất là với Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy chiến hạm của Trung Tá Hùng có thể sẽ được gửi tới hoạt động tại vùng biển Việt Nam, nơi thân phụ ông đã khởi đầu hải nghiệp cách đây gần nửa thế kỷ.

Bài diễn văn nhậm chức của tân hạm trưởng ngắn và gọn, trong đó ông tỏ lòng tri
ân Hải Quân Hoa Kỳ đã tạo cơ hội thuận lợi để một sĩ quan gốc Á Châu như ông có cơ hội thăng tiến, và đặc biệt cám ơn thân phụ là cựu Trung Tá HQ/QLVNCH Lê Bá Thông mà ông luôn luôn kính trọng như một vị anh hùng.

Cơ quan truyền thông nổi tiếng Asahi Shimbun của Nhật cũng có bài viết đặc biệt,
trong đó ca ngợi tân hạm trưởng Lê Bá Hùng là nguời Mỹ gốc Việt đầu tiên đảm
nhận chức vụ hạm trưởng một chiến hạm lớn của Hoa Kỳ. Tờ báo Nhật cũng cho biết Trung Tá Hùng tuyên bố ông rất hâm mộ văn hóa Nhật và được làm hạm trưởng môt chiến hạm đặt căn cứ tại Yokosuka là “giấc mơ số 1” của ông. Nhân dịp này, cơ quan truyền thông Nhật cũng dành nhiều cảm tình và tỏ ý thán phục về những thành công vuợt bực của người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã phải bỏ nước ra đi. Về tiểu sử, được biết HQ Trung Tá Lê Bá Hùng sinh ra tại thành phố Huế, Việt Nam, trong một gia đình nề nếp và lớn lên tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Năm 1988, ông tốt nghiệp Thủ Khoa (Valedictorian) tại trường trung học Gar-Field High School tại Woodbridge, được tuyển chọn và tình nguyện theo học ở US Naval Academy ở Annapolis, Maryland và tốt nghiệp ưu hạng năm 1992 với văn bằng Cử Nhân về Kinh Tế.

Nhiệm sở biển đầu tiên của ông là phục vụ trên Tuần Dương Hạm USS Ticonderoga (CG 47) ở Norfolk, VA với chức vụ Auxiliaries Officer and First Lieutenant từ tháng 2, 1993 cho đến tháng 4, 1996. Ông được thăng cấp Trung Úy vào tháng 5, 1994. Trong nhiệm kỳ này, chiến hạm được ân thuởng Battle Efficiency Award đầu tiên và tăng phái cho hạm đội Ðịa Trung Hải. Sau đó, ông giữ chức Fire Control Officer trên USS WASP (LHD 1) ở Norfolk, Virginia từ tháng 4, 1996 cho đến tháng 12, 1997. Ông được thăng cấp Ðại Úy vào tháng 6, 1996. Trong thời gian này, Ðại Úy Hùng được chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ Tactical Action Officer.

Tháng 12, 1999, ông tốt nghiệp ưu hạng trường Naval Post Graduate School với
bằng Cao Học Khoa Học về Operations Research. Vào tháng 6, 2000, ông tốt nghiệp Non Resident Seminar Program tại trường Naval War College. Sau đó, ông được chỉ định phục vụ trên chiến hạm USS HUE CITY (CG 66) trong chức vụ Weapons Officer. Tuần Dương Hạm HUE CITY (CG-66) thuộc loại Ticonderoga class, được mang tên HUE CITY để kỷ niệm trận đánh Tết Mậu Thân 1968 ở Huế trong đó có sự tham dự của 1 Trung Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (gồm có Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 1, Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 5, Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 5 và các đơn vị phụ thuộc). Đây là chiến hạm độc nhất của Hoa Kỳ mang tên một thành phố Việt Nam. Thật là một sự trùng hợp lý thú khi một sĩ quan nguời Mỹ gốc Việt phục vụ trên một chiến hạm Hoa Kỳ mang tên một thành phố Việt Nam. Tháng 5 năm 2001, Ðại Úy Hùng được chỉ định làm Combat Systems Officer và được thăng cấp Thiếu Tá vào tháng 7, 2002. Trong thời gian này, chiến hạm được trao tặng 3 Battle Efficiency Awards và đuợc chỉ định họat động tại The Horn of Africa, Northern Arabian Sea và Arabian Gulf, yễm trợ cuộc hành quân Operation Enduring Freedom.

Từ tháng 9, 2003 cho đến tháng 10, 2004, ông phục vụ tại phân bộ Requirements,
Policy, and Experimentation của Ðệ Nhị Hạm Ðội Hoa Kỳ. Ðầu năm 2005, ông tốt
nghiệp ưu hạng tại Touro University International với bằng Cao Học về Business
Administration in Military Management.

Sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Hạm Phó Khu Trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54) tại Yokosuka, Nhật Bản từ tháng 3, 2005 cho đến tháng 12, 2006.

Ông được tưởng thưởng các huy chương: The Defense Meritorious Service Medal, the Meritorious Service Medal, the Navy/Marine Corps Commendation Medal (4 awards, and the Navy/Marine Corp Achievement Medal (2 awards). Trong các cuộc phỏng vấn, Trung Tá Hùng đã cho biết sự thành công và những buớc tiến dài trong cuộc đời binh nghiệp của ông là nhờ gia đinh và những thủy thủ, những nguời đã dẫn dắt ông đi suốt con đường binh nghiệp. Ông cảm ơn gia đình ông, đã cho tình thương và sự hỗ trợ. Ông cũng cảm ơn tất cả những người lãnh đạo và thủy thủ mà ông đã làm việc suốt 17 năm qua, không có họ ông sẽ không có được ngày hôm nay. Đặc biệt, tân hạm truởng còn trang trọng nhấn mạnh đến truyền thống gia đinh Việt Nam và nhất là thân phụ của ông là cựu HQ Trung Tá Lê Bá Thông, một cấp chỉ huy xuất sắc được rất nhiều người mến mộ trong Hải Quân VNCH trước đây. Ông cũng cho biết cung cách và tinh thần trách nhiệm của cha ông đối với quân đội cũng như gia đinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định gia nhập Hải Quân của ông. Trung Tá Hùng đã đề cao thân phụ mà hải nghiệp đột ngột bị chấm dứt, là “nguời hùng” của mình; vì vậy ông đã quyết định theo bước chân của cha. Trung Tá Hùng còn cho biết: ”Lòng yêu nước của tôi đối với quốc gia đã niềm nở tiếp đón tôi và gia đinh tôi, cũng đã ảnh huởng đến quyết định gia nhập vào Hải Quân của tôi”. Ông muốn đền trả và phục vụ cho xứ sở này. "Chúng tôi mang ơn, một món nợ ơn nghĩa lớn đối với Hoa Kỳ”. Như vậy, tân hạm trưởng đã tỏ ra là người có tình có nghĩa, và chắc hẳn những ngày thơ ấu theo cha sống trong các doanh trại sơ sài của Hải Quân VNCH tại vùng giới tuyến đã ảnh hưởng không ít đến binh nghiệp của ông sau này. Vậy thân phụ ông, cựu HQ Trung Tá Lê Bá Thông là người như thế nào mà được tân hạm trưởng một chiến hạm thuộc loại tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ sùng kính và đề cao như vậy?

Chúng tôi có chút may mắn đuợc biết Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông tại truờng Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang vào khoảng đầu thập niên 60, khi anh đang theo học khóa 10 SQHQ Nha Trang, và là Liên Đại Đội Trưởng hai Đại Đội Sinh Viên Sĩ Quan khóa 10 và 11 Sĩ Quan Hải Quân. Dù mới chỉ gặp mặt lần đầu, ai cũng công nhận anh là một sĩ quan hải quân lý tưởng. Cao lớn, đẹp trai, thông minh, anh tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 10 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang rất xứng đáng. Trong buổi lễ ra trường, anh được đích thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao kiếm chỉ huy với sự chứng kiến của Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân lúc bấy giờ.
Khi ra truờng, sau một thời gian phục vụ trên các chiến hạm, với tư cách sĩ quan
thủ khoa, tuy có thể thuyên chuyển về những đơn vị bờ tương đối an toàn, nhưng
anh lại tình nguyện gia nhập những đơn vị tác chiến nguy hiểm nhất, và anh đã
lập được nhiều chiến công quan trọng. Sau đây là phần sơ luợc về tiểu sử của
anh.

Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông theo học khóa 10 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, tốt nghiệp năm 1962, sau đó được gửi sang Hoa Kỳ nhận lãnh Hải Vận Hạm Hậu Giang HQ 406 tại Seattle vào năm 1963. Về nuớc, ông tiếp tục hải nghiệp, đảm nhiệm chức vụ Hạm Phó Trục Lôi Hạm HQ 116 vào năm 1964 tức là chỉ hai năm sau ngày ra truờng. Đây là một thành quả ít sĩ quan hải quân nào có thể đạt được. Tới năm 1965, ông từ bỏ sự an toàn của tàu đi biển, tình nguyện gia nhập Lực Lượng Hải Tuần thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu. Đây là đơn vị đặc biệt của Hải Quân chuyên đảm trách những công tác mật phía Bắc vĩ tuyến 17. Tại đây, ông được bổ nhiệm làm hạm truởng PTF 6 là loại khinh tốc đỉnh tối tân nhất vào thời bấy giờ.

Ông tiếp tục phục vụ tại Sở Phòng Vệ Duyên Hải cho tới năm 1969 thì được chỉ
định làm Chỉ Huy Trưởng chiến dịch “Hổ Biển” hoạt động tại vùng cửa Đại, sông
Thu Bồn, Hội An, với nhiệm vụ hết sức nặng nề và nguy hiểm vì phải dùng những
giang đinh nhõ khai thông nhiều thủy lộ do địch kiểm soát. Năm 1970, ông làm Chỉ Huy Truởng Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng. Năm 1972, ông đuợc cử làm Quân Sự Vụ Phó Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một chức vụ đặc biệt rất quan trọng trong việc đào tạo những sĩ quan chỉ huy đa năng, đa hiệu cho quân đội cũng như cấp lănh đạo trong tương lai. Là một sĩ quan Hải Quân mà được tuyển chọn giữ chức vụ quân sự vụ phó trong một trường Lục Quân nổi tiếng như trường Võ Bị Đà Lạt, ông đã chứng tỏ được tài ba và khả năng đặc biệt của mình. Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm nhều chức vụ then chốt như Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển tại Cam Ranh, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 32 Xung Phong tại Huế, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm 231.1 tại cửa Thuận An. Ông đã chiến đấu cho tới giờ phút chót tại đơn vị sau cùng là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè. Ông di tản cùng gia đình sang Hoa Kỳ vào năm 1975.

Đọc qua tiểu sử và cuộc đời binh nghiệp của cựu Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông,
ta thấy ông là một sĩ quan xuất sắc, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tham mưu cũng như tác chiến quan trọng. Cậu bé Lê Bá Hùng xưa kia khi còn ở Việt Nam, chắc chắn cũng đã hấp thụ đuợc nhiều tinh anh của nguời cha, nên bây giờ mới trở thành môt hạm trưởng trẻ tuổi với tương lai sáng lạn trong Hải Quân Hoa Kỳ. Hai thế hệ, một tâm tình, cùng chung giấc mơ hồ hải! Thành thật chúc mừng “Hổ Biển” Lê Bá Thông đã có hậu duệ Lê Bá Hùng nối đuợc chí cha.

Trở về với chiến hạm USS Lassen, tuởng cũng nên biết, Hải Quân Hoa Kỳ có thông
lệ dùng tên những vị anh hùng để đặt tên cho các khu trục hạm. DDG 82 được mang tên Lassen để vinh danh một anh hùng hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 19 tháng 6 năm 1968, Ðại Úy Lassen, lúc mới 27 tuổi, được lệnh chỉ huy
chiếc trực thăng UH-2 Sea Sprite cứu cấp 2 phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi sâu trong
rừng rậm Bắc Việt. Khi đến địa điểm 2 phi công ẩn nấp, Ðại Úy Lassen đã cố gắng
xác định địa điểm vớt nhiều lần không thành công vì rừng rậm, hỏa lực của địch
cũng như dấu hiệu không rỏ ràng của bạn. Cuối cùng, Ðại Úy Lassen quyết định mở đèn chiếu sáng duới thân phi cơ cho các phi công lâm nạn nhận dạng bất chấp nguy hiểm để lộ mục tiêu cho địch. Sau khi vớt được 2 phi công và nhiên liệu gần cạn, Ðại Úy Lassen vận chuyển phi cơ tránh đạn phòng không của địch và đáp xuống chiến hạm an toàn với nhiên liệu chỉ còn trong 5 phút. Một cuộc hành quân tìm kiếm và cứu cấp thông thuờng đã trở thành một huyền thoại về sự can đảm. Cuộc cứu cấp ngày 19 tháng 6 năm 1968 đã được mọi người thuộc Helicopter Combat Squadron Seven truyền tụng và được xem như là một trong những hành động dũng cảm nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Ðại Úy Lassen là phi công đầu tiên và là người thứ 5 trong Hải Quân Hoa Kỳ được ân thuởng huy chương Medal of Honor.

DDG 82 là loại khu trục hạm lớn và có hỏa lực mạnh nhất của Hải Quân Hoa Kỳ,
thường được gọi là loại “Aegis”. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Aegis là tên tấm
khiên che ngực của thần Zeus và nữ thần Athena, vì vậy HQ Hoa Kỳ dùng tên
“Aegis” để xếp hạng các chiến hạm chuyên dùng để hộ tống và phòng thủ các chiến hạm chủ lực như Hàng Không Mẫu Hạm. Thông thường, trong một Hải Chiến Đoàn Mẫu Hạm (Carrier Battle Group) bao giờ cũng có nhiều chiến hạm “Aegis” và tiềm thủy đỉnh để bảo vệ mẫu hạm chống lại các sự đe dọa tấn công có thể có của phi cơ địch từ trên không, chiến hạm địch trên mặt biển cũng như tàu ngầm của địch. Tiện đây cũng nên nói qua về lịch sử của các khu trục hạm “Aegis” loại “Arleigh Burke”, tên của một vị Đô Đốc Hoa Kỳ chỉ huy hải đoàn Khu Trục Hạm rất nổi tiếng trong thời đệ nhị thế chiến tại Thái Bình Dương. Chiến hạm đầu tiên trong loại là DDG 51 mang tên Arleigh Burke bắt đầu được xử dụng từ năm 1991, chiếc mới nhất gia nhập hạm đội vào tháng 6 năm 2008 là USS Sterett (DDG 104). Hiện nay còn nhiều chiến hạm cùng loại đã hạ thủy nhưng còn đang trang bị vũ khí hay chạy thử nên chưa chính thức hoạt động. Chiến hạm được đề cập nhiều nhất trong loại này có lẽ là USS Cole (DDG 67) bị đặt chất nổ khi cập bến nhận tiếp tế tại Yemen vào tháng 4 năm 2002. Có thể nói các khu trục hạm loại Arleigh Burke hiện là lực lượng chính trong việc phòng thủ và bảo vệ hạm đội khi tác chiến vì được trang bị với hệ thống radar đặc biệt, có khả năng phát hiện, theo dõi và bắn hạ nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc. Chiến hạm đuợc chế tạo hoàn toàn bằng thép, thay vì nhôm để làm giảm trọng tải. Khu trục hạm này trị giá $800 triệu mỹ kim. Tiền phí tổn hoạt động hàng năm lên tới 20 triệu mỹ kim.

Sau đây là môt số chi tiết liên quan đến khu trục hạm Lassen. Chiến hạm này do
hãng Ingalls Shipbuilding chế tạo, khởi công ngày 6 tháng giêng năm 1995, hạ
thủy ngày 24 tháng 8 năm 1998, hoàn tất ngày 16 Tháng 10 năm 1999, hoạt động ngày 21 tháng Tư, 2001, đồn trú tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ Yokosuka, Nhật Bản. Thủy thủ đoàn gồm có 23 sĩ quan và 300 thủy thủ. Chiến hạm có trọng tải 9,200 tấn, chiều dài 509 ft 6 in (155.3 m), chiều rộng 66 ft (20 m), chiều sâu 31 ft (9.4 m). Máy chính gồm 4 máy General Electric loại LM2500-30 gas turbines, 2 chân vịt, tổng cộng 100,000 mã lực, tốc độ lên tới 30+ gút (55+ km/h). Chiến hạm cần có tốc độ nhanh để hộ tống các mẫu hạm nguyên tử có vận tốc trên 30 gút. Về hỏa lực, chiến hạm được trang bị rất mạnh gồm các hỏa tiễn hải đối không RIM-66 Standard để bắn hạ phi cơ và hỏa tiễn địch, hỏa tiễn hải đối hải Harpoon để bắn tầu địch và hỏa tiễn ASROC chống tấu ngầm. Ngoài ra còn có hỏa tiển hành trình (cruise missile) Tomahawk để đánh chính xác vào các mục tiêu trên đất liền. Đặc biệt các giàn hỏa tiễn đều thuộc loại phóng thẳng (vertical launch) dấu kín trong lòng tầu, không để trong các ống phóng nằm xéo trên thân tầu. Về hải pháo, chiến hạm có 1 khẩu đại bác 127 ly, 2 khẩu đại bác 25 ly và 4 khẩu đại liên 12 ly 7, 2 giàn phóng ngư lôi MK-32 và 2 phi cơ trực thăng loại SH-60 Sea Hawk. Đặc biệt chiến hạm còn được trang bị 2 giàn vũ khí Phalanx “Yểm Trợ Cận Phòng” (Close In Weapons System, viết tắt là CIWS) để tự vệ. Loại vũ khí này chuyên dùng để bắn hạ những hỏa tiễn do chiến hạm hay máy bay địch bắn, đã xâm nhập được những hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm. Khi phát hiện hỏa tiễn địch tới gần, giàn Phalanx sẽ tự động điều khiển giàn súng đại bác 20 ly 6 nòng, theo dõi và nhắm vào mục tiêu, bắn ra khoảng 4,000 viên đạn một phút để tạo một hàng rào thép chận đường bay, tiêu hủy hỏa tiễn địch truớc khi bắn trúng chiến hạm.

Một đặc điểm khác là giàn radar phòng không AN/SPY-1D xử dụng kỹ thuật mới
“phased array”. Các radar xài antenne loại cũ quay một vòng 360 độ nên chỉ nhìn
thấy mục tiêu 1 lần trong mỗi vòng quay, khi tia radar đụng vào mục tiêu và dội
lại, do đó cần phải có một radar thứ nhì nhắm thẳng lúc nào cũng nhìn thấy mục
tiêu để kịp thời hướng dẫn hỏa tiễn của mình lúc nào cũng bám sát mỗi khi mục
tiêu thay đổi đường bay hầu dễ dàng bắn hạ. Kỹ thuật mới “phased array” dùng 4
radar cố định hướng về 4 phía do computer điều khiển nên lúc nào cũng đồng bộ và “bám” được mục tiêu. Do đó chúng ta thấy trên các chiến hạm mới không còn những giàn radar với antenne khổng lồ quay tròn trên đỉnh cột buồm mà thay vào đó bằng radar loại mới được “giấu” bên trong đài chỉ huy với 4 mặt antenne quay về 4 phía. Lợi điểm của loại radar “phased array” là có thể phát hiện, theo dõi cũng như huớng dẫn hỏa tiễn nhắm vào nhiều mục tiêu cùng một lúc. Phối hợp với hệ thống tự động phóng các hỏa tiễn do computer điều khiển, các mục tiêu sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Trong thời gian gần đây, một số khu trục hạm loại “Aegis” đã bắt đầu được thử nghiệm để trang bị hỏa tiển chống tên lửa liên lục địa cũng như hỏa tiển phá vệ tinh của địch.

Chúng ta thấy hiện nay tại Biển Đông, việc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt
Nam ngày càng trầm trọng. Truớc áp lực nặng nề của người láng giềng khổng lồ
phương Bắc, chắc chắn Cộng Sản Việt Nam sẽ phải tìm lối thoát bằng cách dựa lưng vào một thế lực thứ ba để làm điểm tựa sống còn. Nhìn vào thế chiến lược toàn cầu hiện nay, chỉ có Nga Sô và Hoa Kỳ mới có thể làm Trung Quốc kiêng nể. Nga Sô hiện chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề kinh tế nội bộ, quan hệ với Việt Nam chỉ giới hạn trong lãnh vực thương mãi và mua bán vũ khí. Còn lại chỉ có Hoa Kỳ mới có thể làm giảm giấc mộng bá quyền của Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Vì quyền lợi chiến lược, Hoa Kỳ phải duy trì sự hiện diện của mình trên biển Ðông.

Biết đâu trong thời điểm nào đó, khu trục hạm Lassen do Trung Tá Hùng chỉ huy sẽ là một thành phần trong lực lượng bảo vệ hòa bình cho vùng Ðông Nam Á.

Nguyễn Mạnh Trí & Trần Đỗ Cẩm (April 2009)

Thursday, November 5, 2009

Khu ĐTM Thủ Thiêm:

Đền bù 1.360.000 đồng/1m2 nhưng sau đó bán lại trên 100.000.000 đồng/1m2!

Đó là lý do tại sao dân oan thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm liên tục biểu tình trước trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh số 86 , Lê Thánh Tôn trong những ngày qua


Mặc dù phải bỏ công ăn việc làm, để đi đòi công lý; đồng nghĩa với việc không đủ ăn trong ngày ! Hơn thế nữa lại còn bị lực lượng công an nhân dân , an ninh nhân dân và các đầy tớ nhân dân mà mình phải còng lưng lao động, chắt chiu , góp nhặt từng đồng để đóng thuế nuôi nó lớn mạnh ! Nay nó lại phản chính chủ của mình, đẩy chủ nhân của mình ra khỏi nhà, nếu không tuân lệnh sẽ bị cưỡng chế ! Nếu khiếu nại gay gắt sẽ bị kết tội : Gây mất an ninh trật tự , bị kẻ xấu xúi dục kích động, chống đối đảng và nhà nước, vừa bị mất nhà và đất mà lại còn bị đi tù nữa !

Nhà nước có biết bao nhiêu Luật , hết nghị quyết này tới nghị quyết khác… tất tần tật đếu bảo vệ dân , tất tần tật đều xác định : Giải tỏa đền bù phải tạo cho dân có cuộc sống ít nhất là bằng , còn không thì phải tốt hơn nơi ở cũ !

Thế nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược !

Nhân dân trong Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm bị các Quyết Định 135, 143 , 123 , 06 bóc lột tới hơn 10 lần :
1 . Bị mất nhà và đất ! Không còn chỗ ở !
2 . Bóc lột về nguồn gốc sử dụng đất .
3 . Bóc lột về giá cả . Bị biến thành con nợ !
4 và 5 Chung cư chất lượng thấp, giá laị quá cao …
6. Khiếu nại thì bị cho là chống đối !
7. Bị ép buộc viêt giấy : Cam kết tự nguyện di dời !
8. Bóc lột diện tích .
9. Bóc lột tinh thân
10. Bóc lột quyền lợi do Luật pháp qui định ,,,

Ai là người giúp đỡ cho dân oan ? Ai là người giải quyết đúng pháp luật cho dân oan ?

Vì chính quyền lã biến thành nhà đầu tư, chủ dự án, vừa làm ra luật, vùa giải quyết khiếu nại, vừa đá bóng vừa thổi còi thì dân oan mỗi ngày một nhiều , mỗi ngày mỗi đông và ngày càng lớn mạnh thêm thì chuyện gì đến ắt sẽ phải đến .


Video dân Thủ Thiêm biểu tình trước UBND Tp. HCM:

The final forty-five days in Vietnam _ LtG Homes D. Smith