Đức Tâm
Bài đăng ngày 22/10/2009
Cập nhật lần cuối ngày 22/10/2009 15:06 TU
Phiên tòa xử phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Huỳnh Ngọc Sĩ
Theo báo chí trong nước, hôm nay, 22/10/2009, tổng thanh tra chính phủ, ông Trần Văn Truyền cho biết là toàn bộ tài liệu liên quan đến nghi án công ty Nhật Bản PCI hối lộ quan chức Việt Nam đã được dịch xong.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục nghiên cứu vì vụ việc rất phức tạp.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết là phía Nhật Bản đã trao cho Việt Nam khoảng 4000 trang tài liệu liên quan đến vụ án.
Theo ông Truyền, tư pháp Nhật Bản xác định có đưa tiền hối lộ nhưng đây là tài liệu của phía Nhật. Còn phía Việt Nam phải tiếp tục điều tra để tìm chứng cứ vì luật hình sự của Việt Nam là, « trọng chứng cứ chứ không trọng cung. Nếu chỉ nghe lời khai hoặc lấy cung của một người nói ra thì đó chỉ là một căn cứ tham khảo ».
Theo lời khai của các quan chức Nhật Bản khi ra tòa thì họ đã đưa hàng trăm ngàn đô la cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, Sài Gòn để được nhận các hợp đồng.
Vừa qua, ông Sĩ đã bị xử ba năm tù với tội danh « lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ », trong một vụ án lấy trụ sở của ban quản lý dự án cho phía Nhật Bản thuê lại, thu tiền bất chính.
Phiên tòa xử phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Huỳnh Ngọc Sĩ
Theo báo chí trong nước, hôm nay, 22/10/2009, tổng thanh tra chính phủ, ông Trần Văn Truyền cho biết là toàn bộ tài liệu liên quan đến nghi án công ty Nhật Bản PCI hối lộ quan chức Việt Nam đã được dịch xong.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục nghiên cứu vì vụ việc rất phức tạp.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết là phía Nhật Bản đã trao cho Việt Nam khoảng 4000 trang tài liệu liên quan đến vụ án.
Theo ông Truyền, tư pháp Nhật Bản xác định có đưa tiền hối lộ nhưng đây là tài liệu của phía Nhật. Còn phía Việt Nam phải tiếp tục điều tra để tìm chứng cứ vì luật hình sự của Việt Nam là, « trọng chứng cứ chứ không trọng cung. Nếu chỉ nghe lời khai hoặc lấy cung của một người nói ra thì đó chỉ là một căn cứ tham khảo ».
Theo lời khai của các quan chức Nhật Bản khi ra tòa thì họ đã đưa hàng trăm ngàn đô la cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, Sài Gòn để được nhận các hợp đồng.
Vừa qua, ông Sĩ đã bị xử ba năm tù với tội danh « lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ », trong một vụ án lấy trụ sở của ban quản lý dự án cho phía Nhật Bản thuê lại, thu tiền bất chính.
--------------------------------------
Công ty Vedan Việt Nam phải trả lại giải thưởng về an toàn thực phẩm
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 30/10/2009
Công ty Vedan Việt Nam phải trả lại giải thưởng về an toàn thực phẩm
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 30/10/2009
Cập nhật lần cuối ngày 31/10/2009 08:23
Nước thải của Vedan gây ô nhiễm các nguồn nước sông (DR)
Tại Việt Nam, Công ty bột ngọt Vedan, nổi tiếng vì gây ô nhiễm môi trường, đã bị buộc phải trả lại giải thưởng về an toàn thực phẩm trước phản ứng bất bình của công luận. Công ty Vedan đã thải nước gây nhiều ô nhiễm cho sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai
Giải thưởng này đã được Bộ Y tế Việt Nam trao cho 100 sản phẩm được đánh giá là an toàn nhất trong năm nay, nhân một buổi lễ long trọng hôm 13 tháng 10 vừa qua. Công ty Đài Loan có trụ sở ở Đồng Nai có ba sản phẩm được tặng giải : đó là Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi.
Tuy nhiên, sự kiện trao giải an toàn sản phẩm cho công ty Vedan đã bị dư luận Việt Nam cực lực phản đối vì lẽ Công ty này đã bị tố cáo là trong hơn 10 năm hoạt động đã xả một khối lượng cực lớn nước thải độc hại ra sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại nặng nề cho môi trường.
Theo báo chí Việt Nam, hơn 11.000 gia đình nông dân trong vùng đã phải gánh chịu hậu quả của vụ xả nước bẩn này. Các Hội nông dân trong khu vực đòi Vedan phải bồi thường 4000 tỷ đồng, nhưng đến giờ công ty này chỉ đồng ý chi ra 25 tỷ mà thôi. Đàm phán hiện vẫn bế tắc.
Trong bối cảnh đó, việc trao cho công ty Vedan giải an toàn sức khỏe cho cộng đồng đã bị nhất loạt phản đối. Ban tổ chức giải thưởng đã phải yêu cầu Vedan trả lại giải thưởng, với lý do có sơ xuất trong tiến trình xét duyệt trao giải. Thoạt đầu công ty này không đồng ý, viện lẽ rằng sản phẩm của họ hoàn toàn đúng tiêu chuẩn dành cho mặt hàng đoạt giải. Sau cùng thì Vedan phải chấp nhận trả lại.
Về phần mình, bộ Y tế Việt Nam, đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Thủy Tiến, Cục phó cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, người chịu trách nhiệm vụ trao giải. Ông Tiến gải thích là tên của Vedan được đề nghị, những sau đó đã bị loại ra. Tuy nhiên Ban Tổ chức lại vẫn điền tên doanh nghiệp này vào giấy chứng nhận được giải.
Lại một giải thưởng An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm được trao lầm
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
Tiền Phong online cho biết, sau vụ Vedan được trao nhằm (lầm) giải thưởng về bảo vệ môi trường, mới đây lại có thêm một giải thưởng gây nhiều thắc mắc trong dư luận, đó là Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm lần thứ nhất của năm 2009. Mời quý vị theo dõi các chi tiết do Đỗ Hiếu trình bày sau đây.
Không đủ trình độ hay vô trách nhiệm?
(Neither unability nor irresponsibility, it's corruptive policy.)
Giải thưởng này do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (Bộ Y Tế) phối hợp với Trung Tâm Tư Vấn Phát Triển Thương Hiệu và Chất Lượng thành lập để tuyển chọn những doanh nghiệp xứng đáng.
Theo xác nhận của Ban Tổ Chức giải thưởng, các doanh nghiệp được cứu xét để trao tặng giải phải là những cơ sở, đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt
Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm lần thứ nhất của năm 2009 động kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu các loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên thực tế, trong danh sách liệt kê các sản phẩm và doanh nghiệp đoạt giải được công bố trên trang Web của hội đồng tuyển chọn, có nhiều tên không đạt đúng tiêu chuẩn như Ban Tổ Chức từng quy định.
Dù bị thanh tra y tế vạch ra những sai sót như trên, tuy nhiên hãng dược phẩm Thanh An Việt Đài vẫn được Ban Tổ Chức công nhận thành tích xứng đáng, được trao Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm 2009.
Cụ thể là sản phẩm do công ty Thanh An Việt Đài cung cấp ra thị trường đã bị Sở Y Tế Hà Nội cảnh báo về những sai phạm như quảng cáo chữa trị bệnh quá công dụng đích thực, nơi tồn trữ dược liệu không đạt yêu cầu về nhiều mặt.
Dù bị thanh tra y tế vạch ra những sai sót như trên, tuy nhiên hãng dược phẩm Thanh An Việt Đài vẫn được Ban Tổ Chức công nhận thành tích xứng đáng, được trao Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm 2009.
Mặt khác, báo chí cũng đưa ra trường hợp của công ty Lô Hội tại Saigon, bị khá nhiều tai tiếng từ phía giới tiêu thụ, thêm vào đó lại vướng vào chuyện sai phạm về thuế vụ, gía bán hàng hóa cao gấp bao nhiêu lần gía thành theo quy định, quảng cáo chữa được bách bệnh, khó ai kiểm chứng trắng đen ra sao, cũng được tặng giải thưởng này.
Ngoài những thương hiệu vừa được nêu tên trên mặt báo, giải an toàn vệ sinh thực phẩm còn được trao cho một công ty sản xuất sữa không đạt đô đạm theo công bố của cơ quan chức năng.
Một trong những thành viên ban tổ chức giải thích, trong khi cứu xét, cân nhắc, quyết định trao giải cho công ty hay sản phẩm nào thì Hội Đồng Giám Khảo không hề hay biết những sai phạm hoặc hiện tượng tiêu cực. Nay Hội Đồng xét duyệt phát hiện ra những vi phạm có chứng cớ rõ ràng như thế, thì sẽ thu hồi giấy chứng nhận và bằng khen thưởng, như trường hợp của công ty Vedan.
Mặt khác, báo chí cũng đưa ra trường hợp của công ty Lô Hội tại Saigon, bị khá nhiều tai tiếng từ phía giới tiêu thụ, thêm vào đó lại vướng vào chuyện sai phạm về thuế vụ, gía bán hàng hóa cao gấp bao nhiêu lần gía thành theo quy định, quảng cáo chữa được bách bệnh, khó ai kiểm chứng trắng đen ra sao, cũng được tặng giải thưởng này.
Góp ý với Đài Á Châu Tự Do (RFA) về vấn đề cấp phát giải thưởng cho sản phẩm và doanh nghiệp sao cho xứng hợp, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May - Thêu Đan Việt Nam, nhấn mạnh đến các khía cạnh như sau:
Ông Diệp Thành Kiệt : Trao giải thưởng thì chúng tôi nghĩ rằng cái đó rất cần thiết vì thứ nhứt là nó giúp động viên các doanh nghiệp. Thực ra chúng tôi cũng hiểu là đối với mỗi loại hình thì chúng ta sẽ có những cách khác nhau, thí dụ đối với người dân thì người ta rất cần các giải thưởng bằng hiện vật, thí dụ như người ta cần tiền - người ta cần cái gì cho cuộc sống. Nhưng mà khi cuộc sống được nâng lên, và đặc biệt đối với doanh nghiệp thì lúc bấy giờ người ta không cần những cái (giải thưởng) mang lại tiền mà người ta cần là cần những cái danh hiệu, và cái danh hiệu đó là sự ghi nhận của xã hội nói riêng và của những tổ chức có uy tín, đặc biệt là của chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Chúng tôi nghĩ rằng trước hết phải khẳng định rằng cái việc có những giải thưởng để mà nhìn nhận các doanh nghiệp đó là việc hết sức cần thiết. Chúng ta cũng phải công nhận một điều là trong thời gian vừa qua cái việc lập ra nhiều cái giải thưởng thì đôi lúc dẫn đến cái giá trị của các giải thưởng nó trở nên thấp đi. Đặc biệt là trong báo chí có lẽ gần đây cũng đã nói rất nhiều điều mà chúng tôi cũng không muốn nói nhiều ở đây, hoặc là có những giải thưởng mà doanh nghiệp chỉ cần nộp đủ tiền bao nhiêu đó là họ được những giải thưởng. Thì cái điều này phải nói là sẽ đến một lúc nào đó nó làm cho những giải thưởng mà có thực chất sẽ bị lu mờ.
Báo chí có lẽ gần đây cũng đã nói rất nhiều điều mà chúng tôi cũng không muốn nói nhiều ở đây, hoặc là có những giải thưởng mà doanh nghiệp chỉ cần nộp đủ tiền bao nhiêu đó là họ được những giải thưởng. Thì cái điều này phải nói là sẽ đến một lúc nào đó nó làm cho những giải thưởng mà có thực chất sẽ bị lu mờ.
Ô.Diệp Thành Kiệt
Có tiền là có giải thưởng
Kế đó, bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Xuất Khẩu Gỗ Trường Thành, cho biết những suy nghĩ của bà đối với việc tổ chức cũng như tham gia vào cuộc tuyển chọn
Bà Ngô Thị Hồng Thu : Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nó cũng có quá nhiều các loại giải thưởng, cho nên là doanh nghiệp lớn thì mình phải biết tìm hiểu cái giải thưởng nào là có giá trị để mình tham gia, chớ cũng không thể nào trách là tại sao có nhiều giải thưởng như vậy, vân vân. Tại vì một khi mình tham gia giải thưởng thì bản thân doanh nghiệp phải tự tìm hiểu chớ không có đổ thừa, nên cái đó là cái thứ nhứt mà doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Với việc cấp phát quá nhiều giải thưởng mà dư luận cho là dễ dãi, cò mồi, có thể gây tổn thương đến lòng tin cậy của giới tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Tiền Phong online cho hay chánh phủ đang xây dựng quy chế minh bạch về các loại giải thưởng.
Ông Diệp Thành Kiệt cũng nói lên quan điểm của mình về vấn đề ban hành quy chế, tránh chuyện như Vedan tái diễn:
Với việc cấp phát quá nhiều giải thưởng mà dư luận cho là dễ dãi, cò mồi, có thể gây tổn thương đến lòng tin cậy của giới tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Tiền Phong online cho hay chánh phủ đang xây dựng quy chế minh bạch về các loại giải thưởng.
Ông Diệp Thành Kiệt : Cũng đã đến lúc chính phủ cần phải ra tay để chấn chỉnh lại cái việc trao các giải thưởng, và cũng nên có một cái sự hạn chế nhứt định. Dĩ nhiên là chúng ta không làm theo kiểu hành chánh bằng cách ra lệnh, nhưng mà chúng ta sẽ nên đặt những tiêu chí nhứt định để cho những giải thưởng nó càng ngày càng trở nên có giá trị và giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung là người ta có thể nhận định được ví dụ doanh nghiệp đó có giải thưởng đó thì có nghĩa là họ đã đạt được những yếu cầu gì, tránh trường hợp hiện nay những giải thưởng của mình tràn lan và nó có khá nhiều tiêu cực.
Bà Ngô Thị Hồng Thu cũng đặt vần đề tiêu chí, đối tượng, hình thức khen thưởng:
Bà Ngô Thị Hồng Thu : Vì có quá nhiều giải thưởng thì mình cũng có thể đưa ra một số các tiêu chí để giới hạn về giải thưởng, chẳng hạn như là giải thưởng thì không có dùng tiền ủng hộ, hoặc là dùng tiền của những người dự thi, hoặc là có những tiêu chí mang tính là phải có bên thứ ba đến kiểm định hoặc thẩm định chứ không phải là chỉ có bên tổ chức trong giải thôi, vân vân, thì những cái đó nó sẽ làm cho cái giải thưởng có giá trị hơn và giảm bớt các tiêu cực trong vấn đề trao giải thưởng.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chuyện khen thưởng, bà Thanh Xuân, thuộc ngành chế biến thủy sản, nói rằng chỉ lo dồn nỗ lực vào công việc mà không để ý gì tới vấn đề khác.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp có tên tuổi, với thương hiệu nổi tiếng và tầm vóc tại Việt Nam không tán thành cách thức chọn lựa, trao giải thưởng cho các công ty, hãng xưỡng hay thương hiệu bị mắc quá nhiều tai tiếng trên thương trường.
Đỗ Hiếu, phóng viên Đài Á Châu Tự Do
Bangkok, Thái Lan
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
-------------------------------------------
Vụ hối lộ liên quan đến hợp đồng in tiền Việt Nam lên đến hàng triệu đô laLuật chống hối lộ hiện hành tại Úc nghiêm cấm việc trả tiền cho các quan chức chính quyền hay các công ty Nhà nước để giành lợi thế trong công việc kinh doanh. Cảnh sát Liên bang Úc đang điều tra để xác định vụ hối lộ này có dính líu đến quan chức nhà nước của cả hai bên.
Vào năm 2002, Việt Nam chuyển qua dùng tiền in trên nhựa polymer thay vì trên giấy thông thường. Securency, một công ty Úc, trong đó Ngân hàng Trung ương Úc nắm 50% cổ phần, đã giành được hợp đồng béo bở này. Thế nhưng gần đây, sau một thời gian điều tra, nhật báo Úc The Age đã tiết lộ rằng công ty Úc đã chiếm được hợp đồng nói trên nhờ tung ra hàng triệu đô la để hối lộ tại Việt Nam. Vào hôm nay, 30/10/2009, nhật báo Úc đã nêu thêm nhiều chi tiết về vụ hối lộ này dính líu đến quan chức nhà nước của cả hai bên.
Trong một bài phóng sự điều tra dài, The Age nêu rõ tính danh một doanh nhân Việt Nam là trung tâm điểm của vụ tham nhũng lên đến hơn 12 triệu đô la Úc, tương đương với gần 11 triệu đô la Mỹ. Nhân vật này là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội.
Theo nhật báo Úc thì trong thời gian qua, công ty Securency đã chuyển cho ông Lương Ngọc Anh và công ty của ông số tiền bạc triệu kể trên, Bản thân ông Anh nhận được hơn 5 triệu đô la. Một phần trong các món tiền này, gọi là ''tiền hoa hồng'' (commissions) đã được chuyển vào các tài khoản ở ngoại quốc, đặc biệt là ở Thụy Sĩ.
Điều được báo The Age nêu lên là một số nguồn tin từ chính phủ Úc đã xác nhận rằng ngành ngoại giao Úc từ lâu đã biết rằng doanh nhân Việt Nam đó thực ra là một quan chức nhà nước, và công ty của ông là một cơ sở của Bộ Công an Việt Nam.
Vấn đề chính là ở chỗ đó, vì luật pháp chống hối lộ hiện hành tại Úc nghiêm cấm việc trả tiền cho các quan chức chính quyền hay các công ty do chính phủ ngoại quốc kiểm soát để giành lợi thế trong công việc kinh doanh. Nếu cuộc điều tra do Cảnh sát Liên bang Úc đang tiến hành xác định là các lãnh đạo điều hành công ty Securency biết rõ là ông Lương Ngọc Anh làm việc cho chính phủ Việt Nam, thì họ có thể bị kết án đến 10 năm tù.
Vụ hối lộ này bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận từ năm 2007
Một vấn đề khác nữa được một cựu đại sứ Úc ở Việt Nam, ông Richard Broinowski nêu bật với báo The Age : đó là trách nhiệm của các viên chức chính quyền Canberra. Trước hết là Qũy Dự trữ Liên bang, tên gọi chính thức Ngân Hàng Trung ương Úc, vốn có đại diện trong hội đồng quản trị của công ty Securency để giám sát hoạt động công ty này. Kế đến là Vụ Đối ngoại và Thương mại cũng như một số cơ quan chính phủ khác có làm việc với Securency. Câu hỏi đặt ra là những cơ quan này biết gì về vụ hối lộ đã diễn ra đó.
Về phiá Việt Nam, trong bài điều tra công bố cuối tháng năm vừa qua, nhật báo Úc The Age đã từng tiết lộ cho rằng sở dĩ Securency thắng được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam đó là nhờ thuê được một''công ty trung gian môi giới'', nơi có con trai của cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy làm việc. Việt Nam đã chọn tiền Polymer vào lúc ông Thúy tại chức.
Ngay từ năm 2007, khi vụ hối lộ này bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận, Công ty Securency từng khẳng định là chỉ thuê công ty Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội làm ''một số công việc biên dịch và phiên dịch, cũng như giúp liên lạc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam''.
Câu hỏi đặt ra hôm nay là nếu danh chính ngôn thuận như thế thì tại sao số tiền thù lao cho ông Lương Ngọc Anh và Công Ty CFTD ở Hà Nội lại cao đến thế, và nhất là lại được chuyển vào các tài khoản ở ngoài Việt Nam. Trên vấn đề này, theo báo The Age vào hôm nay, cả Công ty Securency lẫn Ngân Hàng Trung ương Úc đều từ chối giải thích.
Pháp luật
Bị mất việc vì có trình độ... đại học
TT - Đó là câu chuyện của cô Trần Thị Diệu Hương ở Quảng Bình. Tòa sơ thẩm xử cho cô thắng, cả lý, cả tình đều đứng về phía cô. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm mới đây lại tuyên hủy án.
Cô Trần Thị Diệu Hương (bìa trái) tại phiên tòa sơ thẩm. Kế bên cô là hai đại diện của Sở Y tế Quảng Bình. Tiếp đó là hai đại diện Sở Nội vụ - Ảnh: Lam Giang
Cô Hương - trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch - cho biết: “Tháng 10-2006, thấy mình là kỹ sư công nghệ thực phẩm, học đại học chính quy có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với các chỉ tiêu tuyển chọn của ngành y tế nên tôi đã nộp hồ sơ dự tuyển. Tháng 1-2007 tôi được Sở Y tế cũng như Sở Nội vụ tuyển dụng”.
Làm việc được hơn ba tháng tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bố Trạch với nhiều lời nhận xét tốt từ lãnh đạo và đồng nghiệp, nhưng tháng 4-2007 cô Hương đột ngột nhận quyết định của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình không công nhận kết quả trúng tuyển viên chức sự nghiệp ngành y tế.
Lý do Sở Nội vụ đưa ra là cô không thuộc đối tượng quy định trong đề án xét tuyển viên chức sự nghiệp của Sở Y tế Quảng Bình năm 2006. Vì đề án tuyển dụng của Trung tâm Y tế dự phòng chỉ tuyển chọn người có bằng “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” chứ không phải là người có bằng đại học công nghệ thực phẩm như cô Hương!
Quyết tâm tuyển người có trình độ... thấp
Luật sư Lê Minh Tâm, văn phòng luật sư Hướng Dương (Đồng Hới, Quảng Bình): Vụ việc của cô Hương sẽ không có gì to tát nếu như sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan nhà nước ở tỉnh có cách giải quyết thấu tình đạt lý hơn, chẳng hạn hoàn toàn có thể bố trí cho cô Hương một việc làm, không phải chỗ này thì chỗ khác. Bởi cô ấy trẻ, có trình độ, có năng lực cống hiến cho quê hương.
Quá oái oăm, cô Hương bất đắc dĩ phải đâm đơn kiện Sở Nội vụ. Ngày 24-11-2008, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa vụ kiện ra xét xử sơ thẩm và tuyên hủy quyết định của Sở Nội vụ, hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Trung tâm Y tế dự phòng đối với cô Hương.
Sau phiên tòa, cả hai bên đều kháng cáo. Sở Nội vụ Quảng Bình đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng tòa án nhân dân tỉnh xét xử vụ án trên là chưa đúng thẩm quyền; cô Hương kháng cáo, đề nghị tòa buộc Sở Nội vụ bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật mà sở này đã gây ra cho mình.
Ngày 8-9-2009, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử. Tại đây, đại diện Sở Nội vụ là ông Trương Văn Ngoan (phó chánh thanh tra) và ông Trần Đình Doan (trưởng phòng công chức viên chức) thừa nhận việc Sở Nội vụ ra các quyết định công nhận trúng tuyển viên chức trong đó có cô Hương, là theo đúng quy định.
Tuy vậy phía sở vẫn cho rằng việc mấy tháng sau sở hủy quyết định trúng tuyển của cô Hương là đúng, vì cô Hương không phải là người có trình độ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” như đề án tuyển dụng đã duyệt.
Hội đồng xét xử đưa ra công văn của Bộ Giáo dục - đào tạo cho biết cụm từ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” không hề có trong danh mục ngành đào tạo của nước CHXHCN VN, nhưng đại diện Sở Nội vụ Quảng Bình vẫn nhất quyết nếu không có chức danh thì không tuyển, nếu tuyển vẫn phải tuyển đúng người có văn bằng với đầy đủ cụm từ trên!
Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để tìm hiểu thêm sự việc.
Người làm việc được lại không được làm việc
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc Sở Y tế Quảng Bình: “Việc nhận được người có trình độ cao ở các ngành chuyên môn kỹ thuật là điều hết sức quý và cần thiết. Đó là việc làm đúng vì sau này ngành đỡ tốn tiền bạc và thời gian để đào tạo nâng cao cho họ”.
Tại các phiên tòa, đại diện Sở Y tế Quảng Bình đều cho rằng việc tuyển dụng cô Hương là phù hợp với công việc và chức danh cần tuyển.
Ngày 28-10-2009, tòa phúc thẩm mở lại phiên tòa, tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho tòa sơ thẩm xét xử lại. Lý do: đây là vụ kiện liên quan đến thi tuyển công chức và chấm dứt hợp đồng lao động, việc tòa án Quảng Bình giải quyết theo hướng hành chính là vi phạm thủ tục tố tụng.
Vậy là sau gần ba năm theo đuổi khiếu kiện, cô Hương trở về với con số không: không việc làm, không giải quyết được gì, trong khi xét về lý và tình cô đều có đủ.
Về lý, cô đã thi tuyển, được công nhận trúng tuyển, bổ nhiệm việc làm đúng trình tự thủ tục. Về tình, tại sao quyền mưu sinh của một người trẻ đang hừng hực nhiệt tình cống hiến như cô lại bị dập vùi oan uổng đến vậy trong một xã hội mà người tài, người học cao vốn vẫn đang được (tỉnh Quảng Bình) “mời gọi” và “thu hút” cho công cuộc xây dựng tỉnh nhà?
Không chấp nhận cử nhân đại học mà chỉ khăng khăng muốn tuyển dụng người có trình độ cao đẳng (lại là loại văn bằng cao đẳng không có thật), chẳng phải là việc làm quá ngược đời của Sở Nội vụ Quảng Bình hay sao? Cứ vậy thì làm sao tỉnh Quảng Bình thực hiện được chính sách thu hút nhân tài như chủ trương của tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Gần ba năm bị mất việc làm, cô Hương phải sống nhờ vào trợ cấp thương binh của cha và mòn mỏi hi vọng lại được đi làm. Cô bộc bạch: “Chẳng lẽ một việc đúng và đơn giản như vậy mà lại không có ai đứng ra để giải quyết cho tôi?”.
L.GIANG - Đ.THÀNH
====================================================================
Ý kiến bạn đọc:
TTO - Chuyện này đúng là chuyện lạ Việt Nam, lẽ ra chị Hương phải được trọng dụng mới đúng chứ đằng này lại bị sa thải, thật không thể hiểu nổi.
HUỲNH THẾ DŨNG
* Đây thật sự là một câu chuyện cười ra nước mắt, theo tôi Sở Nội vụ Quảng Bình không chỉ sai, không chỉ không nhận cái sai mà còn cố gắng biện bạch cho cái sai của mình một cách buồn cười. Nếu như những người có năng lực, có sức trẻ như thế mà lại bị chối từ thì thử hỏi những người khác mong muốn học cao, mong muốn nâng cao trình độ để làm gì.
senhong96@...
* Đọc bài "Bị mất việc vì có trình độ... đại học" đúng là cười ra nước mắt, cứ như thế này thì làm sao Việt Nam khá lên được. Vụ kiện xảy ra ba năm rồi mà lãnh đạo tỉnh không biết, vậy ai là người đề xướng "chính sách thu hút nhân tài"?
HOÀNH ĐỨC LONG
* Đọc xong bài báo tôi cảm thấy buồn cười. Đúng vậy, sao lại không buồn cười? Trình độ đại học mà không được nhận, chỉ nhận cao đẳng!
Tôi tự hỏi có bao giờ họ nghĩ tới tương lai của tỉnh Quảng Bình hay của Việt Nam sau 5 hay 10 năm nữa sẽ ra sao? Việt Nam sẽ đi đến đâu hay không? Xin đừng hô hào, hãy làm nhiều hơn nói.
PHẠM VĂN TRỌNG
* Có những điều vô lý đến hết sức tưởng tượng, cứ tưởng rằng đó chỉ như là một kịch bản được hư cấu trong phim ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật khác... Nhưng nó lại rất thật, rất thật ngay trong đời sống của mỗi chúng ta. Và trường hợp như cô Hương, cô Cảnh là hai trong những người trong số rất nhiều người như vậy đó.
HÀ NGỌC PHI
* Qua bài báo, người đọc quả thật không hiểu nổi hai điều:
- Ý tưởng kỳ quặc của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình: không tuyển dụng người có trình độ chuyên môn đại học chính quy, mà chỉ tuyển người có trình độ chuyên môn cử nhân cao đẳng.
- Tại sao một ý tưởng và việc làm ngược đời của Sở Nội vụ lại được tòa án phúc thẩm bảo vệ? Phải chăng vì bị đơn là một cơ quan nhà nước có nhiều quyền, còn nguyên đơn là một người dân?
NGUYỄN HẢI THÀNH
* Bill Gates đã từng có câu “Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó”, nhưng thật là không công bằng và khó để mà quen với điều này.
TUYẾT HẰNG
* Vụ án này tôi đã biết cách đây khá lâu và đã từng đưa lên báo. Tôi không nghĩ lãnh đạo Sở Nội vụ có cách giải quyết rất "thấu lòng dân" như thế này! Một vụ việc "cỏn con" thế mà cũng "lôi nhau" ra tòa trước "bàn cân thiên hạ".
Bằng cấp không quan trọng. Hôm nay học chưa đỗ thì ngày mai học nhưng quan trọng hơn là chữ tâm. Chữ này chỉ một chữ thôi nhưng nhiều người làm quan vẫn thường xem nhẹ.
LƯƠNG HÙNG TRÁNG
* Tôi ở Bình Dương - một "thành phố" trẻ đã và đang hòa minh cùng nhịp sống náo nhiệt hiện nay. Đang sắp lên thành phố, có nhiều khu công nghiệp lớn nên Bình Dương thu hút một luợng lớn nhân lực từ các tỉnh khác về rất nhiều.
Sở dĩ tôi cho mình là người may mắn vì vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM khoa giáo dục mầm non (2005 -2009) tôi đã được tuyển dụng và công tác tại trường cao đẳng Bình Dương (nay là Trường ĐH Thủ Dầu Một ). Ngoài tôi, trường còn tuyển rất nhiều cán bộ giáo viên có hộ khẩu từ các tỉnh khác. Đọc các bài báo về nạn thất nghiệp và "xua đuổi nhân tài" trên báo, tôi chợt nhận ra mình thật may mắn biết bao nhiêu.
NGUYỂN THỊ NGỌC NUÔI
* Lần đầu tiên tôi thấy có trường hợp người có trình độ đại học lại bị sa thải vì yêu cầu cần tuyển là trình độ cao đẳng. Bản thân tôi cũng tốt nghiệp cao đẳng, đi làm thì rất sợ cạnh tranh với người có trình độ đại học, vậy mà bây giờ có trường hợp ngược lại, chắc chỉ Việt Nam mới có.
ANDY
* Thật sự khó tin khi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình lại đưa ra một quyết định không giống ai. Với cách làm như vậy biết khi tỉnh nào mới phát triển được.
NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
* Đây là lần đầu tiên tôi đọc được thông tin kiểu như thế này. Thật quái đản và ngược đời. Cô Hương là một người có năng lực vậy mà không biết tuyển dụng. Tôi nghĩ rằng chính quyền địa phương nên can thiệp vào việc này và tạo việc làm cho cô Hương.
ĐỖ XUÂN THẢO
* Tôi đã đọc được bài viết này, và thật sự thấy đau lòng vì những hành động kỳ quặc mà Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình đã làm. Việc này khiến cho người đọc càng trở nên bối rối, cố gắng học có trình độ cao mà mong muốn về tỉnh nhà làm việc mà bị từ chối một cách vô lý, thử hỏi tại sao chất xám không chảy máu? Chính sách nước ta luôn đề cao việc trọng dụng nhân tài phục vụ cho quê hương đất nước mà nay lại có việc lãnh đạo sở làm việc như thế, thật không hiểu nổi.
LE KHAC NHU
* Tôi từng làm việc cho công ty 100% vốn nước ngoài và tôi biết rằng họ đánh giá năng lực làm việc của nhân viên không vì học cao đẳng, đại học chính quy hay tại chức mà là năng lực và hiệu quả làm việc của họ như thế nào.
Nếu cho rằng người lao động không đủ điều kiện tuyển dụng vào công chức thì nhà tuyển dụng có quyền từ chối từ ban đầu, cớ sao cô Diệu Hương được lãnh đạo và đồng nghiệp nhận xét tốt trong ba tháng làm việc nhưng lại nhận quyết định nghỉ việc vì lý do cô ta có bằng đại học?
Đây là một thực trạng đang tồn tại ở các cơ quan nhà nước tuyển viên chức theo văn bằng, lý ịch ... mà không tạo cơ hội cho người lao động có năng lực thực tế tham gia vào tổ chức hay cơ quan nhà nước trong thời kỳ phát triển và thu hút nhân tài. Chính vì thế mà thường xuyên có những bức xúc tại sao nhân tài, chất xám đổ dồn về các công ty tư nhân, công ty nước ngoài.
TRẦN THỊ NGỌC
No comments:
Post a Comment