Saturday, September 19, 2009

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay

Phần 1: Sơ lược về thành phố Sài Gòn từ năm 1795 đến 2004

Tên đường của thành phố Sài Gòn đã bị đổi thay nhiều lần qua bao nhiêu trào lưu lịch sử của nước Việt Nam kể từ khi có sự xuất hiện của đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp đánh phá vụng cảng Đà Nẵng rồi quay xuống phía Nam đánh chiếm thành Gia Định vào năm 1861. Có thể nói rằng thành phố Sài Gòn là một thành phố lớn nhất của nước Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào từ tháng 8 âm lịch năm Đinh Dậu (7-9-1788), là thời điểm Nguyễn Vương Phúc Ánh phá tan quân Tây Sơn để chiếm lại đất Gia Định một cách vĩnh viễn và kể từ năm đó đến năm 1801, Nguyễn Vương lập Kinh đô Gia Định dùng làm bàn đạp để Bắc tiến:

Đầu năm Canh Tuất (1790), xây đắp lại một thành đồn cũ ở làng Tân Khai cho rộng thêm. Đồn nầy còn có tên là đồn Nghi Giang (Rạch Thị Nghè ngày nay) hay Đồn Đất. Thời Pháp thuộc, trên địa danh nầy là một bệnh viện quân đội của Pháp có tên là Hopital Grall, rồi trước 30 tháng 04 năm 1975 đổi gọi là Nhà Thương Đồn Đất, sau 1975 đổi gọi là Bệnh Viện Nhi Đồng số 2. Sau khi xây đắp lại, đồn đất Tân Khai trở nên một thành lũy kiên cố tráng lệ tức là thành Gia Định còn gọi là thành Bát quái hay thành Qui (hình con rùa).

Về thành mới nầy, Trịnh Hoài Đức mô tả khá rõ ràng trong sách Gia Định Thành Thông Chí: "Ngày 4 tháng 2 mùa xuân năm Canh Tuất thứ 13 (1790) mới đắp thành Bát quái ở gò cao thôn Tân Khai đất huyện Bình Dương, thành như hình hoa sen, mở tám cửa, tám đường đi ngang dọc, bề đông tây 131 trượng 2 thước, bề nam bắc cũng thế, cao 10 thước, chân dày 7 trượng 5 thước, đắp làm 3 cấp. Ngồi ngôi kiểu trông hướng Tốn. Trong thành đằng trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho trữ tích, bên hữu là Cục chế tạo, xung quanh là các dãy nhà cho quân túc vệ ở. . . thành đặt xong, ngoài thành đường ngõ, phố chợ bày hàng ngang dọc, đều có thứ tự. Đường quan lộ bên tả từ cửa Chấn hanh qua cầu Hòa Mỹ, qua sông Bình Đồng mà đến trấn Biên Hòa"(Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch 1998; NXB Giáo Dục; trang 176).

Tuy nhiên, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì còn có một con đường quan lộ khác cũng xuất phát từ cửa Cấn Chỉ của đồn thành cũ Tân Khai hướng về phía bắc, nguyên xưa khai thác từ Tất Kiều (nay là Cầu Sơn) phía bắc đến Bình Trị (?) ruộng bùn lầy lội chưa mở, hành khách muốn đến Biên Hòa hoặc lên Băng Bột đều phải đáp thuyền đò. Năm Mậu Thìn (1748), nhân có loạn Cao Man, quan Điều khiển là Nguyễn Doãn mới đăng dây đắp thẳng, gặp chỗ mương rãnh thì bắc cầu, gặp chỗ bùn lầy thì bỏ cây đắp đất để đi qua lại, từ cửa Cấn Chỉ của thành đồn cũ đến bến đò Bình Đồng dài 17 dặm, phía bắc tỉnh giới Biên Hòa có đặt trạm Bình Đồng theo hướng bắc qua núi Chiêu Thái (núi Châu Thới ngày nay) đến bến đò Bình Xan (hay Bình Thiển), qua bến Sa Giang (sông Cát) do đường Phủ sứ xuống Đông Môn (nay là Long Thành) đến Hưng Phước (nay là Bà Rịa), phàm gặp mấy sông lớn có đặt độ thuyền độ phu được miễn trừ sưu dịch. (ĐNNTC; Lục tỉnh Nam Việt; Tập thượng: Biên Hoà-Gia Định; phụ chép Thiên lý cù; trang 87; Sài Gòn; tái bản 1973).

Bản đồ Saigon xưa như vậy, sau khi Nguyễn vương Phúc Ánh xây cất lại đồn Nghi Giang hay Đồn Đất để làm kinh thành Gia Định vào năm 1790 thì thành nầy đã có sẵn một con đường cái quan để đi ra Bắc từ năm 1748 và một con đường cái quan khác cũng để đi ra Bắc cũng được xây cùng một lúc với công trình sửa mới thành Đồn Đất như Trịnh Hoài Đức mô tả.

Theo sự mô tả của GĐTTC thì từ 1790 đến 1801, các cơ cấu kiến trúc của thành Quy gồm có: các vòng thành bao bọc hình hoa sen; trong thành có Thái Miếu (P), sở hành tại (A) (chỗ để Nguyễn vương cư trú và làm việc), kho trữ tích (E), Cục Chế Tạo (F), các dãy nhà cho quân túc vệ (H), cột cờ 3 tầng (I), các hào lũy. Ngoài thành thì đường ngõ, phố chợ được chỉnh trang thứ tự. Sửa sang và xây đắp 2 con đường quan lộ: một đường đi hướng Bắc từ cửa Chấn Hanh về phía Biên Hòa, một đường đi hướng Nam từ cửa Tốn Thuận. (Cần lưu ý rằng Thái Miếu được xây dựng vào năm 1796: xin đọc lại ở trang 1267 và 2 quan lộ chính yếu).

Các tên cửa thành Quy trong khoảng thời gian nầy được gọi theo các quẻ bát quái đồ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. -Hướng Đông - Nam có cửa Tốn Thuận. -Hướng Tây - Bắc có cửa Càn Khảm. -Hướng Đông - Bắc có cửa Cấn Chỉ. -Hướng Tây - Nam có cửa Khôn Hậu. -Hướng chánh Đông có cửa Chấn Hanh. -Hướng chánh Tây có cửa Đoài Duyệt. -Hướng chánh Nam có cửa Ly Minh. -Hướng chánh Bắc có cửa Khảm Hiểm.

Năm 1801, Thái miếu trong thành Quy bị tháo gở lấy vật liệu đưa ra thành Phú Xuân - Huế để dựng Thái Miếu ở đó.

Năm 1809, bên trong thành Quy lại có thêm Vọng cung, lầu bát giác hai bên tả hữu để canh phòng. Từ đó về sau lại có thêm những kiến trúc như: hành cung để dự bị khi vua đi tuần hành, các công thự của quan tổng trấn, của phó tổng trấn và của hiệp đốc trấn. Sửa sang trại quân ở 3 cửa Càn Nguyên, Ly Minh, Tốn Thuận (H) lợp ngói sơn son, hoa lệ, nghiêm chỉnh. Cũng theo Trịnh Hoài Đức, Đường quan lộ bên hữu gặp chỗ quanh co đều chăng dây làm cho thẳng, tự cửa Tốn Thuận qua chùa Kim Chương qua phố Sàigòn Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay) đến cầu Bình Yên, qua gò Tuyên Tự mà đến sông Thuận An (Vàm Cỏ Đông), bến đò Thủ Đoàn, sang sông Hưng Hòa (Vàm Cỏ Tây), qua giồng Trấn Định rồi đến giồng Triệu. Đường rộng 6 tầm (14m61), hai bên đều trồng các cây thổ nghi như mù u, mít, cầu cống thuyền đò sở tại thường sửa chữa, đường phẳng như đá mài, gọi là đường thiên lý phía nam (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176).

Ngoài 3 con đường thiên lý cù vừa kể trên, sách ĐNNTC cũng có viết thêm một con đường thiên lý khác về phía cửa Đoài Duyệt của thành Qui như sau: "Một đường phía tây, niên hiệu Gia Long thứ 14, mệnh (tức là truyền lệnh) tỉnh thần đo từ cửa Đoài Duyệt ở tỉnh thành nơi nơi cầu Tham Cấn (Tham Lương) qua đò Thi Du, chằm Lão Phong, giáp ngã ba sứ lộ qua Xỉ Khê (Tây Ninh) đến địa phận A Ba Cao Man, giáp Đại Giang (Sông Mê Kông) dài 439 dặm. Gặp chỗ có rừng thì chặt cây đắp đường bề ngang 3 trượng (14m61), làm ra con đường bình an tiện lợi, chỉ hiềm đường xa vắng vẻ không có nhà cửa dân cư, Lại theo dọc sông A-Ba xuống phía nam 194 dặm đến đồn Lô Yêm (Lovea-em). Từ Kha Pha lên phía bắc 49 dặm đến sách Chế Lăng (Chelong hay Chlong) cũng là một yếu lộ dụng binh." (ĐNNTC; sđd; trang 87). Con đường nầy có thể đã có từ lâu và dùng để đi Cao Miên (ngày nay là Đường Lê Văn Duyệt nối dài trước ngày 30 tháng 04 năm 1975) nhưng mãi đến năm Gia Long thứ 14 (1815) mới được chỉnh đốn lại giống như ĐNNTC mô tả.

Như lịch sử đã ghi lại, có rất nhiều người Pháp đánh thuê được Nguyễn Vương Phúc Ánh xử dụng để phục vụ trong chương trình xây dựng và củng cố vùng đất Gia Định Nguyễn Ánh đã tận dụng kiến thức quân sự của các sĩ quan Pháp bằng cách yêu cầu họ vẽ các họa đồ, và trông nom việc xây dựng, một tòa thành lũy tân tiến theo thiết kế của Âu Châu. Họa đồ được vẽ bởi Theodore Lebrun và đại tá Victor Olivier de Puymanel coi sóc công trình xây cất kinh thành Gia Định. Trên họa đồ vẽ bởi Theodore Le Brun theo lệnh của Nguyễn vương vào năm 1795 người ta thấy phía ngoài 4 mặt thành đã có nhiều phố xá; mặt phía trước thành, đường phố lấn ra tới bờ sông Bến Nghé; mặt phía trái tới bờ Thị Nghè nơi đó có dinh riêng dành cho giáo sĩ Bá Đa Lộc. (ngày nay là vị trí gần với Viện Bảo Tàng nằm bên trong Sở Thú Sài Gòn) và nhà phố lan tới phía bên kia cầu Thị Nghè; mặt phía sau thành nhà cửa phố xa đông đúc chạy dọc suốt đến Cầu Bông và cầu Kiệu ngày nay; về phía bên mặt của thành thì phố xá lan rộng ra tới đường thiên lý đi Cao Miên tức là đường Lê Văn Duyệt nối dài sau nầy. Nhìn sang hướng tây nam là các hiệu buôn bán của người Hoa mà trên bản đồ ghi là Bazar Chinois tức là thành phố Chợ Lớn Sau nầy. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí được hoàn thành dưới thời hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, Trịnh Hoài Đức đã dùng nhóm chữ Phố Sài Gòn để gọi khu phố người Hoa nầy (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176).

Phố xá vào lúc nầy nhất định là phải có số hoặc có tên bằng tiếng Việt Nam và khó có thể có -hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài trường hợp đặc biệt- những tên đường bằng tiếng ngoại quốc. Một điểm đáng chú ý là trên bản đồ của Le Brun nơi phần chú giải góc phải phía trên được ghi là Plan de la Ville de SAIGON-Đồ bản Thành Phố SÀI GÒN có nghĩa là kinh đô Gia Định vào năm 1795 bao gồm khu phố người Hoa BAZAR CHINOIS của Le Brun mà Trịnh Hoài Đức gọi là Phố Sài Gòn và khu phố rộng lớn bao quanh thành Qui.

Nơi quyển III, mục Cương vực chí, Trịnh Hoài Đức viết: " ...Kể thì Gia Định, xưa là đất của nước Thủy Chân Lập (tức là nước Cao Mên ngày nay, nòi giống chia làm Thủy Chân Lập và Lục Chân Lập), đất ruộng béo tốt, sông nhiều, có nhiều địa lợi như thóc, đậu, cá, muối. "Các đấng tiên hoàng triều ta chưa nhàn rỗi mưu tính xa, tạm cho đất ấy là đất của nước Cao Mên, đời đời xưng là nước phiên ở phương Nam, cống hiến không ngớt. Đến năm Mậu Tuất đời Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế năm thứ 11 (1658), (Lê Thần Tông Vĩnh Thọ năm thứ 1; ngang với niên hiệu Minh Vĩnh Lịch năm thứ 12, Thanh Thuận Trị năm thứ 14), mùa thu, tháng 9 , vua nước Cao Mên là Nặc Ông Chân xâm phạm biên giới..." Vua sai Phó tướng dinh Trấn Biên (khi bắt đầu mở mang bờ cõi, phàm chỗ đầu địa giới gọi là Trấn Biên, xét dinh Trấn Biên nầy, tức là trấn Phú Yên ngày nay) là Yến Vũ hầu, Tham mưu là Minh Lộc hầu, Cai đội suất tiên phong là Xuân Thắng hầu, đem 2,000 quân , đi 2 tuần đến thành Mỗi Xoài (tức Bà Rịa ngày nay) nước Cao Mên, đánh phá tan được, bắt vua ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội, vẫn phong Nặc Ông Chân làm vua nước Cao Mên, cho làm phiên thần nộp cống, không được để cho dân phiên xâm nhiễu. Bèn sai quan quân hộ tống về nước.

Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên Sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở.

"Giáp Dần năm thứ 27, Lê Gia Tông Đức Nguyên năm thứ 1 _ (Đại Thanh Khang Hy năm thứ 13, 1674)_ mùa Xuân, tháng 2, người nước Cao Mên là Nặc Đài (xét Nam Việt Chí của Nguyễn Bảng Trung gọi là Nặc Ô Đài, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn gọi là Nặc Đài) đuổi vua nước ấy là Nặc Ông Non chạy sang nước ta. Sai tướng dinh Thái Khang (trấn Bình Hòa ngày nay) là Dương Lâm Hầu làm thống suất và Tham mưu là Diên Phái hầu cùng phụ trách việc biên giới, đem quân đến đánh.

Mùa hạ tháng 4, phá luôn 3 lũy Sài Gòn (tức đất trấn Phiên An ngày nay), Gò Bích, Nam Vang... Mùa hạ, tháng 6, tin thắng trận tâu lên, triều đình bèn lấy Nặc Thu là phái trưởng phong làm chính quốc vương của nước Cao Mên, đóng ở thành Vũng Long ( chữ Hán gọi là Long Úc, tức là thành U Đong), Nặc Non làm phó quốc vương, đóng ở thành Sài Gòn, triều cống như trước, bèn thăng Dương Lâm hầu làm trấn thủ dinh Thái Khang, phòng giữ việc biên giới ." (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 74,75)

Nhóm chữ lũy Sài Gòn do Trịnh Hoài Đức viết ra bằng chữ Hán nho và có thể đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn mới xuất hiện trên sách sử của Việt Nam để ghi thêm 1 biến cố lịch sử quan trọng thứ nhì xảy ra vào năm 1674, (biến cố quan trọng lần thứ nhứt là vua Cao Mên Nặc Ông Chân xâm phạm biên giới vào năm 1658 như vừa kể ra ở phần trên) hay nói khác đi địa danh Sài Gòn đã là một đồn lũy phòng thủ (nhỏ hơn một thành trì bình thường), hoặc là một thị trấn của nước Cao Miên từ xưa rồi. Câu hỏi nêu lên là lũy Sài Gòn nầy bởi từ đâu mà có ? Và đã có từ bao giờ ?

(còn tiếp)

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay (tiếp theo)

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay
(tiếp theo)


Như Trịnh Hoài Đức đã viết ở phần trên, kể từ năm 1658 "địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở" có nghĩa là 2 xứ nầy trên thực tế đã thành đất đai của các người dân lưu tán Việt Nam kể từ 1658 và những người dân Cao Mên bản địa của 2 xứ đó đã phải bỏ xứ mà đi nơi khác (Trịnh Hoài Đức viết là họ nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở). Mặc dù trên danh nghĩa thì các phần đất nầy vẫn là của nước Cao Miên và vẫn dưới quyền cai trị của phó quốc vương bù nhìn thân Việt Nặc Ông Chân rồi kế tiếp theo là vua bù nhìn Nặc Ông Nôn do triều đình Việt Nam tấn phong đóng ở thành Sài Gòn mà Trịnh Hoài Đức (hay là dịch giả quyển Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức) chú thích trong dấu ngoặc đơn như sau: (tức đất trấn Phiên An ngày nay): trước khi có thành Gia Định thì đã có thành Sài Gòn của các phó vương nước Cao Mên ở trên một vùng đất mà sau nầy dưới thời đại của Trịnh Hoài Đức, vào năm Mậu Thìn niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808), ngày 12 tháng Giêng đổi gọi gọi là trấn Phiên An. Trấn Phiên An trước đó gọi là gì ? Trịnh Hoài Đức khi mô tả Trấn Phiên An có viết "Trấn ấy lúc mới dùng gọi là dinh Phiên Trấn, có 1 huyện, 4 Tổng, lỵ sở ở thôn Tân Lân (?), tổng Bình Trị, huyện Bình Dương ngày nay" (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 86: Trấn Phiên An) . Như vậy có thể nói rằng thành Sài Gòn là tên gọi 1 vùng đất dưới quyền kiểm soát của quan chức Việt Nam ở dinh Trấn Phiên nằm ở thôn Tân Lân, Tổng Bình Trị, huyện Bình Dương thời Trịnh Hoài Đức. Không thể truy cứu đích xác lỵ sở Tân Lân của "thành Sài Gòn" (tức dinh Trấn Phiên) vì trong danh mục xã thôn thuộc Tổng Bình Trị do chính Trịnh Hoài Đức liệt kê (THĐ; sđd; trang 87 và 88) không thấy tên vùng đất thôn Tân Lân .


Tuy nhiên cũng theo THĐ thì dinh Trấn Phiên đã được thành hình từ năm 1698 :"Mậu Dần Hiến Tông Hiếu Minh hoàng đế (tức Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu) năm thứ 8 (1698) (Lê Hy Tông Chính Hòa năm thứ 19, Đại Thanh Khang Hy năm thứ 37) mùa xuân, sai Thống suất chưởng cơ là Lễ Thành hầu họ Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) kinh lược nước Cao Mên lấy đât Nông Nại (nguyên cả một vùng miền Đông sau nấy) đặt làm phủ Gia Định, đặt xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long dựng dinh Trấn Biên (lỵ sở ở thôn Phúc Lư ngày nay, xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (lỵ sở bên cạnh đồn mới ngày nay, mỗi dinh đặt ra các chức Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục để giữ và chăm . . . . .(THĐ; sđd; trang 77) . Phải chăng là "đồn mới ngày nay" phải được hiểu chính là đồn của huyện Tân Bình mới đuợc thiết lập chứ không thể hiều là một đồn lũy nào đó mới được xây cất vào thời THĐ viết GĐTTC. Còn xứ Sài Gòn đã có từ thời xưa thì trở thành huyện Tân Bình vào năm 1698 . Vậy dinh Phiên Trấn được dựng lên để cai trị huyện Tân Bình. Dinh Trấn Biên vừa là lỵ sở vừa là đơn vị hành chánh.


Còn địa phận của Tổng Bình Trị thì theo như sự mô tả của Trịnh Hoài Đức như sau: " Tổng Bình Trị (mới đặt ra) 76 xã thôn, phường, lân, ấp, phiá đông giáp sông Bình Giang (tức sông Sài Gòn bây giờ), từ trước thành sông dọc theo kho Gian Thảo (nay là vùng Cầu Kho), phía tây giáp đàu suối Bến Nãi đến đầu cầu Tham Lương (tức địa giới quận Tân-Bình-Hốc Môn bây giờ), giáp địa giới phía đông tổng Dương Hòa; phía nam giáp kho Gian Thảo, qua miếu Hội Đồng đến cầu Tham Lương, phía bắc giáp trấn Biên Hòa, từ trên sông Đúc Giang (tức là sông Sài Gòn ở khúc trên khoảng gần với Thủ Đức hiện nay), dưới đến bờ phía nam sông Bình Giang (tức bến cảng Bạch Đằng của sông Sài Gòn ngày nay)" (THĐ; sđd; trang 87) hay nói khác đi thì Tổng Bình Trị nằm lọt ở khoảng giữa Rạch Thị Nghè với Cầu Kho hiện nay tức là nằm trong phạm vi của Quận I bây giờ.


"Trấn Phiên An, đất rộng việc nhiều, đường thủy đường bộ giao thông, phía bác giáp trấn Biên Hoà, trên từ sông Đức Giang (tục gọi là sông Thủ Đức) đến sông Bình Giang (về huyện Bình Dương, tục gọi là sông Bến Nghé), chuyển quanh xuống cửa ngã ba Phù Gia (tục gọi là ngã ba sông Nhà Bè) ra thẳng cửa Cần Giờ . Phàm ở bờ phía nam sông ấy là địa giới trấn Phiên An, phía Nam giáp trấn Định Tường, trên từ Quang Hóa, Quang Phong sang phía tây đến Vàm Dừa, Rạch Cỏ, đến sông Bát Chiên, phía đông xuống Vũng Cù, qua sông Tra Giang ra cửa bể Soi Rạp. Theo bờ phía bắc sông là địa giới trấn Phiên An, phía đông đến biển, phía tây giáp nước Cao Mên, ngăn cchặn người Man núi, gối vào đầm phá . Từ đông sang tây cách 352 dậm, từ nam sang bắc cách 107 dặm . . . . Năm Mậu Thìn Gia Long thứ 7 (1808, ngày 12 tháng giêng đổi làm Trấn Phiên An, lấy huyện làm phủ, lấy tổng làm huyện, cứ theo đất rộng hay hẹp, dân nhiều hay ít, hãy thấy liền nhau là bổ vào, lại thêm tên tổng, đều lập giuới hạn. Năm Tân Mùi Gia Long thứ 10 (1811), dời làm lỵ sở ở chợ Điều Khiển, lân Tân Mỹ" (THĐ; sđd; trang 86)


Trở lại biến cố lịch sử năm 1674, vua nước Cao Mên thân Việt lúc bấy giờ là Nặc Ông Non bị người trong nước là Nặc Đài nổi dậy làm phản phải tháo chạy xuống vùng đất Sài Gòn để cầu cứu với các chức quyền Việt Nam. Quân nổi loạn Cao Mên do Nặc Đài cầm đầu không những truy đuổi Nặc Ông Non mà còn nhân dịp đắc thắng đã tiến thẳng xuống chiếm đóng trấn Phiên An mà THĐ viết tránh đi và gọi là lũy Sài Gòn. Sau đó thì chúa Nguyễn đã sai quan binh đi thảo trừ giặc loạn người Cao Mên, đánh bật họ ra khỏi Trấn Phiên An (lũy Sài Gòn), rồi tiến quân đánh chiếm luôn thành Gò Bích và thành Nam Vang. Nặc Đài thua chạy rồi bị chết trận. Chúa Nguyễn lại đặt Nặc Ông Thu làm Cao Mên Quốc vương ngự trị ở thành U Đong còn Nặc Ông Non thì cho làm phó Vương ngự trị ở thành Sài Gòn và thành Sài Gòn nầy của phó vương Ông Non có thể ở vào một vị trí gần với lỵ sở dinh trấn Phiên An của chúa Nguyễn để dễ bề giám hộ và kiểm soát. Chuyện xảy ra như vậy, nhưng sử thần nhà Nguyễn nào lại dám viết thật sự là quan binh chúa Nguyễn đã bị quân phiên Cao Mên nổi loạn đánh đuổi và phải bỏ chạy ra khỏi vùng lãnh thổ trấn Phiên An?


Năm 1772, sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Cửu Đàm xây lũy đất hình bán nguyệt để bảo vệ vùng Sài Gòn:


" . .Đàm ân hầu về đến dinh đồn, đắp thành đất, phía nam từ cát ngang, phía tây đến cầu Lão Huệ, phía bắc giáp cửa trên sông Nghi Giang, kéo dài 15 dậm, bao quanh dinh đồn, chặn ngang đường bộ để làm kế phòng ngừa."(THĐ; sđd; trang 127). Lũy nầy trên bản đồ Le Brun (hình bản đồ trích dẫn ở phần trên) ghi là Mur d'enceinte (vòng tường ngoại vi).


Như vậy, từ khởi đầu đến đây, ai cũng có thể thấy đuợc rằng cái tên Sài Gòn đã hiện hữu từ lâu rồi, ít ra thì cũng đã được viết lên trên giấy trắng mực đen kể từ thời của Trịnh Hoài Đức biên soạn sách GĐTTC.


Vùng Sài Gòn trở nên một vùng đất phồn thịnh và thu hút kể từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy đất bán nguyệt kể trên và đào kinh Ruột Ngựa vào năm (1772), THĐ ghi rõ: "Sông Mã Trường (tục danh sông Ruột Ngựa). Trước kia từ cửa Rạch Cát về bắc đến lò ngói, một lối vũng trâu, thuyền bè không đi lại được. Mùa thu năm Nhâm Thìn (1713) (chỗ nầy trong sách ghi sai, phải là 1772 mới đúng) Đốc chiến Đàm Ân hầu (con thứ năm của Chánh thống Vân Trường hầu) nhân sau khi dẹp Cao Mên rồi, đào làm kênh cừ, thẳng như ruột ngựa, bèn lấy đó mà đặt tên. Nhưng còn nong nhỏ, nên thuyền đi đến đó tạm phải ngừng lại, để chờ nước triều lên mới qua được, nay khơi đào cho sâu rộng thêm, dân khen là tiện lợi." (THĐ, sđd; trang 35).


Vùng Sài Gòn cũng bắt đầu biến đổi thành một thành phố đúng với ý nghĩa của 2 chữ thành phố: thành ở đây tức là tường thành bằng đât của Nguyễn Cửu Đàm và phố ở đây chính là vùng phố buôn bán của những ngưòi Hoa tàn dư của nhà Minh tha phương cầu thực mà Le Brun gọi là phố Bazar Chinois càng lúc càng trở nên sầm uất, cuốn hút dân tình tứ phương thuộc nhiều sắc tộc kéo nhau về tụ tập sinh sống trong vùng Sài Gòn, chợ búa bắt đầu nhóm họp ở nhiều nơi như Chợ Cầu Muối, Chợ Đũi, Chợ Gạo, dân cư lan tỏa ra các vùng chung quanh lũy đất Nguyễn Cửu Đàm như Phú Nhận, Gò Vấp, Bà Chiểu, Cầu Sơn, Thị Nghè, Thủ Thiêm, Xóm Chiếu, Lò Gốm và bắt đầu có sự phân biệt dân thành thị với dân ngoại ô, dân nội thành với dân ngoại thành, dân con buôn ở chợ và dân nhà quê làm ruộng rẫy.


Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1776 vùng Sài Gòn bị xáo trộn và đổi chủ nhiều lần qua sự tranh giành giữa chúa Nguyễn và anh em nhà Tây Sơn kéo dài mãi cho đến năm 1788 bởi vì Vùng Sài Gòn đã trở thành một vùng trọng yếu mà kẻ nào làm chủ thì kẻ đó cũng sẽ là chủ nhân cả miền Nam trù phú: lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong khoảng thời gian nầy, vùng Sài Gòn đã phải gánh chịu hàng chục trận đánh lớn, tài sản tiêu hao, chết chóc nhân mạng dẫy đầy, dân tình xôn xao nhưng lạ lùng thay vùng Sài Gòn chưa bao giờ bị san phẳng thành bình địa và dân Sài Gòn vẫ trơ gan cùng tuế nguyệt, cách ăn ở, mức sống không hề bị suy sụp, nét văn hoá miền Sài Gòn không bị xóa nhòa hay biến dạng, người Sài Gòn luôn luôn nghiến răng chịu đựng, mãi cho đến tháng 8 năm Đinh Dậu tức là ngày 07-09-11788 nguyên soái Nguyễn Ánh lấy lại toàn vùng Sài Gòn và từ đây trở đi không còn bị quân của anh em nhà Tây Sơn đánh đuổi giành giựt được nữa.


Và như đã trình bày ở phần trên, năm 1790, nguyên soái Nguyễn Ánh đã ra lệnh cho Le Brun và Olivier thiết kế và xây dựng kinh thành Gia Định.


Theo sự kê chú trong bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun 1790 thì các cơ sở bên trong thành Gia Định được xây cất từ 1790 cho đến khi họa đồ được vẽ ra vào năm 1795 là những vị trí được Le Brun đánh số từ số 1 đến số 17. Trước khi đi vào chi tiết về kiến trúc thành Gia Định, chúng ta thử truy cứu xem vào năm 1795 ai là người đã thực hiện bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun?


Dư luận từ trước tới nay đã căn cứ vào đoạn ghi chú trên bản đồ 1795 để cho rằng bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun vào năm 1795 là chính tay Le Brun vẽ từ đồ án kiến trúc Grand plan do chính của người Pháp nầy thực hiện năm 1790. Hiểu như vậy rồi thắc mắc rằng Le Brun không phục vụ Nguyễn vương Phúc Ánh đến năm 1795 thì làm sao lại có thể cho rằng bản vẽ 1795 là do Le Brun vẽ ra? Alfred Schreiner trong sách Abrégé de L' Histoire d' Annam đã viết về Théodore Le Brun như sau:


(Dịch: Le Brun Théodore, binh nhất hiện dịch của tàu chiến Méduse, đào ngũ khi tàu ghé cảng Ma Cao ngày 13 tháng 1 năm 1790 và đến phục vụ cho chúa. Được giao nhiệm vụ kỷ sư và phát họa bản đồ thành Sài Gòn. Tuy nhiên đương sự chỉ làm công cho Nguyễn Ánh khoảng 15 tháng rồi tự ý bỏ đi vì không được trả công trọng hậu mà còn bị đặt dưới quyền sai khiến của Olivier "binh nhì tham mưu trưởng trong quân đội của Nam Kỳ" ).


Cũng theo Alfred Schreiner thì binh nhì Olivier de Puynamel đến phục vụ cho Nguyễn Ánh vào năm 1788 và được giao cho chức vụ tham mưu để lo việc tuyển mộ và huấn luyện binh sĩ. Sử cũ thường gọi người Pháp đánh thuê nầy là Cai Tín. Năm 1790 được Nguyễn Ánh giao cho việc xây cất thành Quy Sài Gòn. Năm 1799 sang Mallaca chữa bệnh và chết ở đó vào lúc 31 tuổi.


Sử sách cũ của triều Nguyễn cũng cho biết là từ năm 1790, tức là từ lúc khởi sự xây cất thành Quy, Nguyễn vương Phúc Ánh rất bận rộn trong việc chinh chiến đối phó với quân Tây Sơn:


-Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn vương khởi động chiến dịch tấn công "gió mùa", đem quân đi đánh Tây Sơn, gió thuận ra đi, gió trái trở về.


-Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn vương ra đánh Qui Nhơn, lấy lại phủ Diên Khánh, thâu phục phủ Phú Yên. Tháng 9 âl, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chết.


Tháng 10 âl (1793), sai Nguyễn Văn Thành giữ thành Diên Khánh, Nguyễn Ánh rút quân về Gia Định. Sai Chánh đội Quang Nôi Ve (tức Cai Tín Olivier de Puynamel) và đội trưởng Ba Đờ Chê (có thể là người Pháp Laurent Barisy) qua thành Cổ Á (thành Goa) và Ma Lac Ca (Malacca) để mua binh khí. (theo sách QTCBTY/ trang 29).


-Năm Giáp Dần (1794), sửa lại Văn Miếu dinh Trấn Biên. -Năm Bính Thìn (1796), xây dựng Thái Miếu.


Rõ ràng là trách nhiệm trông coi công tác xây cất thành Quy từ năm 1793 đến năm 1796 không còn do Cai Tín Oliver đảm nhiệm nữa vì đương sự đã xuất ngoại để lo việc mua súng óng, binh khí cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Trong khi Nguyễn vương bận rộn với chiến dịch Gió mùa, Le Brun bất mãn bỏ đi, vậy thì công tác xây thành Gia Định giao cho ai trông coi? Không thấy sử sách cũ của triều Nguyễn nói rõ về việc nầy.


Gần đây, một số ít học giả Việt Nam nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã dựa vào Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, quyển 15 để viết rằng chính Trần Văn Văn Học đã phụ trách việc đo đạc, phân chia khu vực và dự trù khai mở những con đường trong thành Gia Định. Trần Văn Học cũng là tác giả Bản đồ Gia Định 1815. Cũng dựa vào ĐNCBLT, người ta được biết rằng Trần Văn Học sinh quán ở Bình Dương (là Sài Gòn thời đó), từng đi theo giáo sĩ Giám mục Bá Đa Lộc trong đoàn cầu viện sang Pháp nhưng khi phái đoàn sang đến Pondichéry (Ấn Độ) thì Học trở về. Học thông thạo quốc ngữ La tinh và tiếng Pháp, được Bá Đa Lộc đề đạt làm thông ngôn cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Sau khi từ Pondichéry trở về, đương sự được giao phó việc dịch sách đặc biệt là các loại sách kỹ thuật của Pháp; cùng một lúc, đương sự cũng được giao phó nhiệm vụ chế tạo chất nổ, tàu hỏa, và chế tạo binh khí. Năm 1790, khi bắt đầu xây dựng thành bát quái Gia Định (tức thành Quy), Trần Văn Học phụ trách việc phát họa đường sá và phân chia khu vực phố phường.


Người Pháp đánh thuê cho Nguyễn vương là Jean Marie Dayot (Nguyễn Văn Trí) đã tự kể lại rằng chính đương sự và Olivier đã cùng nhau thực hiện đồ án thiết kế vùng sông Sài Gòn cùng nhiều địa điểm khác nối liền với Cao Miên: "Nous avons relevé ensemble le plan de la Rivière de Saigon, ainsi que celui de plusieurs endroits qui communiquent avec le Cambodge". (trong La geste française en Indochine, G.Taboulet, tập I, trang 243 đến trang 251). Việc nầy nếu có thật thì chỉ có thể xảy ra vào năm 1790 vì năm nầy chính là năm Dayot mới đến xin phục vụ dưới quyền của Nguyễn vương Phúc Ánh và có thể được giao phó làm việc dưới quyền của Olivier trong việc quy hoạch xây cất thành Gia Định, sau đó thì Dayot được giao phó chức vụ chỉ huy hai thuyền chiến hiệu Đồng Nai và Vương tử Nam Kỳ và phải theo Nguyễn Ánh trong những chiến dịch Gió Mùa bắt đầu từ năm 1792. Chiến dịch Gió mùa chỉ tạo được thắng lợi khi lực lượng của Nguyễn Ánh chiếm được Qui Nhơn vào năm 1799. Võ Tánh được giao trọng trách trấn thủ Qui Nhơn và Nguyễn vương Phúc Ánh rút quân về Gia Định. Rất có thể vào lúc nầy Nguyễn vương lại giao nhiệm vụ cho Dayot theo dõi đôn đốc việc tiếp tục xây dựng thành Sài Gòn và vì thế lại có thêm một bản đồ khác gọi là bản đồ 1799 của Dayot.


Le Brun bỏ đi, Olivier và Barisy bận công tác thu mua binh khí ở nước ngoài và Dayot thì phải theo Nguyễn Ánh trong các trận đánh Gió Mùa, như vậy thì công tác xây thành Gia Định từ năm 1792 đến 1799 nhất định là phải do Trần Văn Học đảm trách giám quản và năm 1795 Trần Văn Học đã vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn dựa trên đồ án kiến trúc- Le Grand plan – do Le Brun thiết kế vào năm 1790. Có thể đồ án kiến trúc của Le Brun chỉ là kiểu mẫu prototype của một thành phố Sài Gòn thu nhỏ đặt trên bàn chứ không phải là một họa đồ được vẽ trên giấy trắng mực đen.


Thành phố thu nhỏ hay đồ án kiến trúc năm 1790 có thể đã bị Le Brun phá hủy khi đương sự bất mãn tự ý bỏ đi mà cũng có thể đã bị dân phu thầy thợ đắp thành vì bị lao dịch khổ cực, bất mãn đã nổi loạn đập phá đồ án nguyên thủy của Le Brun: một tác giả người Pháp là Jean Bouchot viết một bài có tựa đề là Saigon sous la domination cambodgienne et annamite, đăng trên tập chí Bulletin de la Société des Études Indochinoises, 1926 có cho biết rằng: "Đông đảo dân chúng và quan binh đã nổi dậy phản đối việc xây thành Gia Định".


Từ những sự truy cứu kể trên, người ta có thể suy diễn một cách dè dặt rằng bản đồ thành phố Sài Gòn đã do một người Việt Nam ở miền Nam là Trần Văn Học lần đầu tiên vẽ ra vào năm 1795, được J.M Dayot bổ túc vào năm 1799 và lại được Trần Văn Học trao chuốt, bổ túc và vẽ lại vào năm 1815 với nhiều chi tiết được ghi chú rõ ràng hơn, chính xác hơn.


Theo sự mô tả của GĐTTC thì từ 1790 đến 1801, các cơ cấu kiến trúc của thành Quy gồm có: các vòng thành bao bọc hình hoa sen; trong thành có Thái Miếu (P), sở hành tại (A) (chỗ để Nguyễn vương cư trú và làm việc), kho trữ tích (E), Cục Chế Tạo (F), các dãy nhà cho quân túc vệ (H), cột cờ 3 tầng (I), các hào lũy. Ngoài thành thì đường ngõ, phố chợ được chỉnh trang thứ tự. Sửa sang và xây đắp 2 con đường quan lộ: một đường đi hướng Bắc từ cửa Chấn Hanh về phía Biên Hòa, một đường đi hướng Nam từ cửa Tốn Thuận. (Cần lưu ý rằng Thái Miếu được xây dựng vào năm 1796: xin đọc lại ở trang 1267 và 2 quan lộ chính yếu). Các tên cửa thành Quy trong khoảng thời gian nầy được gọi theo các quẻ bát quái đồ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.


-Hướng Đông - Nam có cửa Tốn Thuận.


-Hướng Tây - Bắc có cửa Càn Khảm.


-Hướng Đông - Bắc có cửa Cấn Chỉ.


-Hướng Tây - Nam có cửa Khôn Hậu.


-Hướng chánh Đông có cửa Chấn Hanh.


-Hướng chánh Tây có cửa Đoài Duyệt.


-Hướng chánh Nam có cửa Ly Minh.


-Hướng chánh Bắc có cửa Khảm Hiểm.


Năm 1801, Thái miếu trong thành Quy bị tháo gở lấy vật liệu đưa ra thành Phú Xuân - Huế để dựng Thái Miếu ở đó.


Năm 1809, bên trong thành Quy lại có thêm Vọng cung, lầu bát giác hai bên tả hữu để canh phòng. Từ đó về sau lại có thêm những kiến trúc như: hành cung để dự bị khi vua đi tuần hành, các công thự của quan tổng trấn, của phó tổng trấn và của hiệp đốc trấn. Sửa sang trại quân ở 3 cửa Càn Nguyên, Ly Minh, Tốn Thuận (H) lợp ngói sơn son, hoa lệ, nghiêm chỉnh.


* Xin lưu ý: xin tham chiếu các bản đồ về thành Qui ở phần trên.


Cũng nên lưu ý rằng, cách sắp xếp các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đài (tương ứng với các phương, hướng Đông Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Đông-Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam) trong các sách bói toán của Việt Nam có thể không đồng nhất giống nhau mà cũng không giống với sự sắp xếp trên bát quái đồ của người Hoa. Hơn nữa, nạn tam sao thất bản, thêm vào, bớt ra đối với các thư tịch cũ khiến cho việc truy cứu rất khó khăn và chỉ đưa tới một cách vẽ suy diễn thành Quy không chính xác như trên.


Để định hướng vị trí của nhiều kiến trúc bên trong thành Quy, Trịnh Hoài Hoài Đức đã dùng tên của những con đường để làm điểm hướng dẫn: phía trước đường Cấn Chỉ - Đoài Duyệt, bên hữu đường Càn Nguyên - Khảm Hiểm . .v.v . . .Cách mô tả nầy của Trịnh Hoài Đức rất mơ hồ, rất khó cho người đọc suy định để vẽ ra một cách chính xác. Trên đây chỉ là một bản vẽ sơ phát theo sự suy diễn riêng của người viết bài nầy, cần có sự bổ túc, sửa đổi của những nhà biên soạn Sử Việt Nam trong tương lai.


Bát quái đồ:


A: Vương cung


B: Hậu điện


C: Thái tử điện


E: Kho Trữ Tích


F: Cục Chế Tạo


G: Trại xe trận


H: Trại lính túc vệ


P: Thái Miếu


G: Chòi canh


Trong bản họa đồ 1795 do Trần Văn Học vẽ lại từ đồ án xây cất "Grand Plan" 1790 của Le Brun có ghi chú hai kiến trúc số 2 gọi là Palais de la Reine -Vương hậu cung và kiến trúc số 4 gọi là Palais du Prince – Vương thái tử cung tương ứng với kiến trúc (B) và (C) trong sơ đồ thành Quy Các vị trí (B), (C) và (G) không thấy được kê ra trong Gia Định Thành Thông Chí nhưng sau năm 1801, Trịnh Hoài Đức có mô tả địa điểm các kiến trúc dùng làm các công thự cho quan tổng trấn, quan phó tổng trấn và quan hiệp trấn rất trùng hợp với 3 vị trí (B), (C) và (E) được vẽ ra trong sơ đồ thành Quy kể trên. Chúng tôi suy định rằng: trước năm 1801, vị trí (B) là vương hậu cung nhưng sau đó thì được dùng làm dinh quan tổng trấn, và cũng tương tự như thế, cung vương thái tử (C) đựợc dùng làm dinh của quan phó tổng trấn, và (E) trước là kho trữ tích sau dùng làm dinh của quan hiệp trấn.


Riêng vị trí kiến trúc (G) thì Trịnh Hoài Đức mô tả rằng sở sửa chữa súng và sở tạo tác thợ rèn đối diện với Cục Chế tạo (F). Có thể cơ sở (G) nầy trước năm 1801 đã được dự trù làm trại chứa xa giá của Nguyễn vương Phúc Ánh chăng?


Bên ngoài thành Quy theo GĐTTC thì có những cơ sở như:


- Xưởng Chu sư hay xưởng thủy dài 3 dặm (nay là xưởng Ba Son), ở phía đông thành khoảng 1 dặm góc bờ sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) và sông Bình Trị (nay là đầu rạch Thị Nghè).


- Xưởng nuôi dưỡng voi ở ngoài trại đất cửa Khảm Hiểm.


- Trường thuốc súng ở ngoài cửa Khôn Trinh (Khôn Hậu?) của thành, cách 2 dặm. Trường rộng 1 dặm, chung quanh rào bằng loại cây có gai.


- Khám đường nhà ngục ở ngoài trại đất cửa Khôn Trinh.


- Sứ quán ở bên hữu, phía trước cửa Ly Minh, cách thành 1 dặm.


- Năm 1813 đặt học đường ở nền cũ dinh đồn Điều Khiển.


- Kho bốn trấn. Ở nền cũ kho giản thảo, cách phía Nam thành 4 dặm rưỡi.


- Trường Diễn Võ rộng 50 dặm. Ở phía tây nam cách thành 10 dặm.


- Đồn Giốc Ngư (Giác Ngư). Ở bờ Bắc sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 7 dặm thuộc địa giới trấn Biên Hòa (ở về phía Thủ Thiêm khoảng đối diện với cầu Tân Thuận ngày nay).


- Đồn Thảo Câu. Ở bờ Nam sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 6 dặm, thuộc địa giới trấn Phiên An (ở vào khoảng vị trí của cầu Tân Thuận ngày nay).


- Về vị trí của thành Quy so chiếu với các đường phố của Sài Gòn ngày nay thì đa số các thư tịch cận đại và ngày nay của Việt Nam cũng như của ngoại quốc đều căn cứ vào sự mô tả của học giả Pétrus Trương Vĩnh Ký để suy đoán vị trí của Thành Quy.


Trong sách Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, học giả Trương Vĩnh Ký viết như sau:


- L'année suivante, Gia Long fit construire sous la direction de M.Olivier, officier du génie, l'ancienne citadelle de Saigon.


Elle avait presque la forme octogone (plan imposé par Gia Long) avec huit portes suivant les Bát quái (huit casiers de divinations chinoises) représentant les quatre points cardinaux avec leurs subdivisions.


La citadelle, ainsi que ses fosses et ses ponts, était en grosses pierres de Biên Hòa. La hauteur du mur était de quinze coudées annamites (5 mètres.20 centimètres).


Le centre, où se dressait le mât de pavillon, se trouve à peu près à la cathédrale actuelle. On y apercevait de très loin de très loin la cime d'un filao. Ell s' étendait: du sud au nord, de la rue Ma-Mahon jusqu'au mur de la citadelle détruite et répareé après en terre par les Français; et de l' est à l' ouest de la rue d' Espagne à la rue des Moïs.


A l'est, s'ouvraient les deux portes antérieures (của tiền). L'une qui s' appelait Gia Định môn, regardait le square et le canal du marché de Saigon; l' autre Phan Yên môn, se trouvait du côté de l'artillerie, sur une rue descendant le long du canal de Kinh Cây Cám.


La partie postérieure, à l' ouest, avait également deux portes Vọng Khuyết môn et Cộng Thìn môn, dans la direction du deuxième et du troisième pont de l' Avalanche (cầu Bông et cầu Xóm Kiệu).


La partie gauche au nord donnait, avec deux portes, Hoài lai môn, Phục viên môn, sur l' arroyo de l' Avalanche (premier pont).


Le côté droit de la citadelle, avec les prtes Định biên môn et Tuyên hóa môn, se trouve dans la rue Mac Mahon; ell donnaient: l' une sur la route stratégique, l' autre sur la route haute de Chợ lớn.


Elle fut occupée par Gia Long pendant vingt deux ans, pendant lesquels il allait tous les ans en expéditions contre les Tây Sơn, dans les saisons où la mousson étaiit favorable.


Enfin en 1801, Gia Long fixa sa résidence à Huế et fut maître de tout l' Annam, depuis le Tonkin jusqu' en Cochinchine. Ce fut Lê Văn Duyệt, le fameux vainqueur du port de Thị Nại (Bình Định) qui fut nommé gouverneur général de la Basse-Cochinchine. Il résidait à Saigon. Sa résidence officielle se trouvait derrière le Hoàng Cung (Palais royal), aujourd' hui boulevard Norodom, à peu près au point où est situé l' évêché. Celle de sa femme @ était au palais du Gouvernement en dehors du rempart et du mur de la citadelle>>.


@chữ sa femme : vợ của ông ta, ở đây có lẽ Trương Vĩnh Ký muốn nói là vợ của ông Tổng trấn kể từ sau thời Lê Văn Duyệt chứ không phải là vợ của hoạn quan tả quân Lê Văn Duyệt.


Tạm dịch: Sài Gòn dưới thời Gia Long.


Vào năm 1789, sau khi lấy lại Sài Gòn do Tây Sơn chiếm đóng trước đó, Gia Long đã cho xây cất trấn thành đầu tiên mà chúng tôi (Trương Vĩnh Ký) sẽ chỉ cho thấy địa điểm và dấu tích trên lãnh vực thành phố Sài Gòn của chúng ta hiện nay.


Năm kế tiếp (1790), Gia Long cho xây thành trấn cổ dưới sự cai quản của một sĩ quan công binh là ông Oliver.


Thành có dạng gần giống như một hình tám cạnh (kiểu đồ án xây cất nầy theo ý muốn của Gia Long) với 8 cửa thành theo mẫu của bát quái đồ (tám quẻ trong khoa tướng số của người Tàu tượng trưng cho 4 phương chính cùng với các hướng phụ )


Thành lũy cùng với bờ hào và cầu cống được xây bằng phiến đá lớn Biên Hòa . Tường thành cao 15 thước An nam (khoảng 5m20).


Trung tâm của thành ở vào khoảng gần nhà thờ lớn hiện nay, nơi đó có một kỳ đài thẳng cao. Từ xa, người ta nhìn thấy một ngọn cây phi lao ở nơi đó. Thành trải rộng từ hướng Nam đến hướng Bắc, từ đường Mac Mahon (4) tới bức tường thành đã bị phá hủy mà người Pháp sau đó sửa lại bằng đất; và từ đông sang tây tức là từ đường d' Espagne đến đường Moï . (Xin lưu ý: đoạn nầy không hiểu ý của Trương Vĩnh Ký đề cập đến bức tường thành nào: tường thành Quy của Gia Long hay tường thành Phụng do Minh Mạng xây cất sau nầy? Chúng tôi suy định rằng ý của tác giả muốn chỉ bức tường của thành Phụng: sau biến cố Lê Văn Khôi, Minh Mạng phá hủy thành Quy và cho xây thành Phụng ở một vị trí mới không xa lắm đối với vị trí của thành Quy. Thành Phụng sau đó cũng bị quân Pháp thiêu hủy và dựng lại một bờ tường bằng đất trên vị trí một bức tường cũ của thành Phụng).


Ở phía Đông có hai cửa trước (cửa tiền), một gọi là Gia Định môn trông ra hướng công viên và con kinh của chợ Sài gòn ; cửa kia là Phan Yên môn ở về phía trại Pháo binh , nằm trên một con đường chạy dọc theo con Kinh Cây Cám .


Mặt sau (của thành) ở hướng Tây cũng có 2 cửa Vọng khuyết môn và Cộng Thìn môn , ở vào khoảng cầu thứ hai và cầu thứ ba của con kinh Avalanche .


Hướng Bắc bên trái, có hai cửa Hoài Lai môn , Phục Viên môn nằm ở cạnh con kinh Avalanche (cầu thứ nhứt).


Phía tay mặt của thành thì hai cửa Định Biên môn ) và Tuyên Hóa môn nằm trên đường Mac Mahon; một cửa ăn thông ra đường Chiến lược và cửa kia ăn thông ra đường Trên của vùng Chợ Lớn. Thành nầy thuộc quyền kiểm soát của Gia Long trong 22 năm trong khoảng thời gian mà Gia Long hằng năm đem quân đi đánh Tây Sơn vào mùa gió thổi thuận lợi.


Sau cùng, vào năm 1801, Gia Long quyết định cư trú ở Huế và làm chủ toàn cõi nước An Nam từ Bắc Kỳ đến Nam Kỳ. Lê Văn Duyệt, người tướng lừng danh trong trận chiến thắng ở cửa Thị Nại được cử làm tổng trấn Nam Kỳ. Ông trú đóng ở Sài Gòn. Dinh thự hành chánh (tức là nơi làm việc) của ông ở phía sau hoàng cung, ngày nay là đại lộ Norodom, gần nơi tọa lạc của tòa giám mục. Tư thất của vợ quan tổng trấn (không phải vợ của Lê Văn Duyệt, phải chăng đây là tư dinh của tổng trấn Lê Văn Duyệt?) thì nằm trong khuôn viên phủ thống đốc , ở bên ngoài hào lũy và tường thành.


Sài Gòn là Gia Định kinh đô từ 1790 đến 1801. Sau khi đánh đuổi vua Tây Sơn ra khỏi kinh thành Phú Xuân, chú Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long và lấy Huế làm kinh sư, khởi đầu một triều đại cai trị đất nước Đại Nam thống nhất dài rộng chưa từng có trong lịch sử nước ta kể từ khi lập quốc. Thăng Long bị xuống cấp trở thành Bắc Thành và Gia Định Kinh từ nay xuống cấp trở thành Gia Định Thành nhưng vẫn tiếp tục phát triển mọi mặt. Thành bát quái hay thành Qui xuống cấp và trở thành lỵ sở cho các quan chức cai trị của triều đình như lưu trấn rồi tổng trấn; cấu trúc bên trong thành Gia Định cũng thay đổi tương ứng với các chức vụ của quan cai trị: năm 1801, sau khi thu phục kinh thành Phú Xuân, hoàng đế Gia Long tháo gở Thái Miếu trong thành Gia Định để chuyển ra Huế. Trong thành Gia Định, thời các tổng trấn Nguyễn Văn Nhơn, Trịnh Hoài Đức xây cất thêm tòa Vọng cung, Hành cung phòng khi vua đến kinh lý đến ở, các công thự cho Tổng trấn, hiệp trấn hay phó tổng trấn.


Trong vòng 30 năm từ 1802 đến 1832, Sài Gòn bao gồm cả Chợ Lớn là thủ phủ của Gia Định thành và hầu như trong suốt 30 năm, Sài Gòn được an bình và tiếp tục phát triễn cho đến lúc tổng trấn Lê Văn Duyệt qua đời vào tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832). Trong khoảng thời gian nầy, có một số nguời ngoại quốc đã đặt chân đến Gia Định thành: năm 1819, một sĩ quan hải quân của nước Hoa Kỳ là John White tới thăm Sài Gòn và mô tả lại cảnh trí bên trong thành Gia Định như sau:


At the end of the first street, however, the scene changed to one of a more pleasing nature. Our route lay through a serpentine covered way, walled with brick, and cut nearly a quarter of a milethrough a gentle acclivity, covered with verdure, on our arrival at which, the native canaille, bipedand quadruped, left us, and we soon arrived, by ahandsome bridge of stone and earth, thrown over a deep and broad moat, to the south-east gate of the citadel, or more properly, perhaps, the military city; for its walls, which are of brick and earth, about twenty feet high, and of immense thickness, enclose a level quadrilateral area, of nearly three quarters of a mile in extent, on each side. Here the viceroy and all military officers reside, and there are spacious and commodious barracks, sufficient to quarter fifty thousand troops. The regal palace stands in the centre of the city, on a beautiful green, and is, with its grounds of about eight acres, enclosed by a high paling. It is an oblong building, of about one hundred by sixty feet square, constructed principally of brick, with verandas enclosed with screens of matting : it stands about six feet from the ground, on a foundation of brick, and is accessible by a flight of massy wooden steps.


...


The drivers, or rather attendants, of these huge animals, are provided with a small tube of wood, closed at each end, equidistant from which is a round lateral aperture, into which they blow, and produce a noise similar to blowing into the bunghole of an empty cask, for the purpose of warning passengers, or others, of their approach, for they seldom give themselves the trouble to turn aside for any small impediment in their path ; and it was amusing to see the old women and others in the bazars, on hearing the approach of an elephanthorn, gather up their wares, and retreat, muttering, to a respectful distance, while the animal was passing to and from the river-side, where they resorted to drink. On passing us they would slacken their pace, and view, with great apparent interest, objects so unusual as our white faces and European garb presented ; nor were we totally divested of some degree of apprehension at first, from the intense gaze, and marked attention of these enormous beasts. Indeed, the Onamese appeared to fear some accident might accrue to us from our novel appearance, and advised us to assume the costume of the country, to prevent any accident; which advice we generally hereafter complied with, at which they were always highly gratified, viewing it as a compliment. Nor was this unattended with other advantages, for our dresses were those of civil mandarins of the second order, which gained us greater respect from the populace. The dress worn by me is now in the museum of the East India Marine Society of Salem.(16)


Tạm dịch:


Tuy nhiên khi đến cuối con đường thứ nhứt, cảnh trí thay đổi một cách vui mắt. Chúng tôi tới một con đường dài khoảng 1/4 dặm lượng quanh như mình rắn, dọc hai bên có tường đá, lòng đường đá nện thoai thoải cỏ mọc xanh um. Các loại gia cầm 2 chân và 4 chân phó mặc chúng tôi và chẳng bao lâu chúng tôi tới một chiếc cầu bằng đá và đất khá đẹp bắt ngang qua một cái hào rộng và sâu, chúng tôi đã tới cổng đông nam của thành, hay nói đúng hơn , một khu quân sự, bởi vì tường thành bằng gạch và đất cao khoảng 20 bộ (1 bộ dài 33cm), rất dầy, bao quanh một diện tích bằng phẳng bốn chiều, mỗi chiều rộng đến 3/4 dặm (1dặm dài 1,609m13).Chính nơi đây là trú sở của vị phó vương và tất cả quân binh, có thêm những doanh trại rộng rãi và khang trang, đủ chỗ chứa cho cho 50,000 quan binh. Vọng cung nằm ở giữa thành, trên một diện tích trãi cỏ đẹp, chung quanh với những vường hoa, rộng khoảng 8 mẫu (trên 3 hécta) với một hàng rào cao bọc kính chung quanh. Đó là một cấu trúc hình chữ nhật với chiều dài khoảng 100 bộ và chiều rộng khoảng 60 bộ, phần chính được xây cất bằng gạch, với những hàng mái hiên được bao bọc mành che. Vọng cung nầy được xây cất trên nền gạch xây cao 6 bộ và có những bậc thềm bằng gỗ nặng để bước lên.


...


Hai bên vọng cung, cách xa khoảng 100 bộ, mỗi bên có 1 chòi canh hình vuông cao khoảng 30 bộ, bên trong có treo một cái chuông lớn. Phía sau, cách khoảng 50 bộ lại thêm một tòa nhà nữa cũng lớn rộng gần bằng như thế, gồm các phòng ốc dành cho phụ nữ và các hạng phục dịch khác nhau. Các nóc nhà đều lợp ngói trán men được trang trí hình rồng và các quái thú khác không khác gì bên Trung Quốc. Những gian phòng trong hành cung nầy để cho vua và gia đình ở nhưng họ chưa trở lại Sài Gòn kể từ những cuộc nội chiến. Hậu quả là kể từ thời kỳ đó, hành cung nầy chưa bao giờ được ai vào ở. Tuy nhiên, nó lại được dùng như một chỗ nhà lưu trử văn khố của tỉnh thành và ấn triện của triều đình; và tất cả các công văn cần phải đóng dấu triện đều phải được thực hiện tại nơi đây. Khi đi ngang qua các kiến trúc nầy chúng tôi được các quan triều hướng dẫn cách chào kính cung điện trống vắng không có người ở nầy của vị Con Trời bằng cách hạ thấp các cán lộng che cho chúng tôi. Rồi chúng tôi tới trước dinh quan tổng đốc và được đưa vào một chòi canh gát để đợi viên quan hướng dẫn và người thông ngôn đi thông báo là chúng tôi đến thăm viếng. Chúng tôi không phải chờ đợi lâu vào lúc chúng tôi được thông báo là vị đại quan lớn nhất của địa phương đã sẵn sàng tiếp kiến chúng tôi . Chúng tôi đi vào khuông viên dành cho cho quan tổng đốc ngang qua một cổng rộng của một tường rào cao vây quanh; trước cổng khoảng chừng 10 bộ là một kiến trúc nhỏ áng ngữ, và có lẽ như là một bình phong che cổng. Qua khỏi tấm che nầy, chúng tôi đứng trên một bãi sân rộng thoáng, và thẳng ngay trước mặt chúng tôi cách khoảng chừng 150 bộ kể từ cổng vào là dinh thự của quan tổng đốc, một kiến trúc hình bốn cạnh, mỗi cạnh rộng 80 bộ vuông, lợp ngói. Từ những mái hiên ở mặt tiền, một mái ngói cong nối tiếp một khoảng dài 60 bộ được chống đỡ trên những cột nhà bằng gỗ hồng cẩm bóng loáng đẹp đẽ. Bốn phía của kiến trúc nầy đều có treo màng che bằng tre. Thẳng gốc và ở hai bên dinh thự chính là những bệ bằng đất nện bóng (3 bệ cho mỗi bên) cao khoảng 1 bộ từ mặt sàn nhà. Bề mặt của mỗi bệ khoảng 45 bộ chiều dài, 4 bộ chiều rộng và trên mặt đặt hai tấm phản gỗ dầy khoảng 12 phân ráp nối liền nhau và được đánh bóng thật kỹ lưỡng. Giữa hai hàng bệ cao nầy, lùi về phí trong xa hơn là một bệ khác cao 3 bộ, trên có đặt một tấm phản duy nhất với chiều rộng 6 bộ và chiều dài 10 bộ, dầy 25 phân mà màu sắc và chất liệu giống như là bằng gỗ hoàng dương và vì được xử dụng chà xát quá nhiều đến mức tấm phản nầy giống một tấm gương có thể soi chiếu một cách trung thật các đồ vật đặt chung quanh. Trên bệ cao, quan tổng dốc ngồi khoanh chân theo thể thức của ngưới Á Đông và đang vuốt chòm râu bạc trắng thưa thớt; đó là một ông già gầy gò, da nhăn, phong cách cẫn trọng, nét mặt với nụ cười khó hiểu nhưng vẫn tỏ lộ ra được lòng ngay thẳng của đương sự trong một cuộc bàn bạc trung thực. Hai bên bệ là chỗ ngồi dành cho quan chức các cấp của triều đình, đẵng trật cao ngồi gần quan Tổng đốc . Các hàng binh lính, hai tay cầm gươm và thuẫn che bằng da trâu đánh bóng gắng gù sắt, đứng hầu khắp sảnh đường. Chúng tôi tiến thẳng lên phía trước, đi giữa hai dãy bệ hai bên ngai bệ ngồi của Tổng đốc, đến ngang ngưỡng thềm của bệ giữa thì chúng ngả mũ lưỡi trai và kính cẩn cúi chào 3 lần theo lối Âu châu và được vị Tổng đốc cúi thấp đầu một cách khoan thai để hồi đáp lại. Sau đó quan Tổng đốc lệnh cho viên thông ngôn dẫn chúng tôi sang phía chiếc ghế dài bằng tre đặt ở phía tay mặt của đương sự cùng hàng với một số ghế ngồi trông như là được bọc nệm bằng vải Trung Quốc mà viên thông ngôn bảo rằng những chiếc ghế nầy được sắp xếp như thế cho chúng tôi ngồi thoải mái. Quan Tổng đốc khoan thai dùng tay ra hiệu mời chúng tôi ngồi xuống và chúng tôi tuân lời. Sau đó thì các viên thông ngôn nâng ngang đầu các tặng phẩm, quỳ bái trước bệ cao, trong khi lính hầu cận chờ tiếp nhận để dâng lên cho quan Tổng đốc. Sau khi ngắm nghía từng món tặng phẩm và trông có vẽ hài lòng, đương sự biểu lộ sự đẹp ý của mình bằng cử chỉ dịu dàng tiếp đón, hỏi thăm sức khoẻ cùng với hành trình của chúng tôi, khoảng cách xa từ quốc gia chúng tôi đến nước An Nam, mục đích của cuộc thăm viếng nầy là gì vân vân ...Sau khi đã được chúng tôi trả lời thỏa đáng những câu hỏi, đương sự hứa sẽ dành mọi sự dễ dàng để giúp chúng tôi thực hiện mục tiêu của chuyến viếng thăm nầy. Trầu cau, trà mức được mang ra để mời chúng tôi và chúng tôi đã thừa cơ hội nầy đề cập ngay đến vấn đề quà cáp, những luật lệ và thuế bến cảng. Tất cả các toan tín của chúng tôi vào lúc nầy đều bị né tránh một cách khôn khéo. Tuy nhiên quan Tổng đốc hứa là sẽ thoả mãn yêu cầu của chúng tôi trong lần tiếp kiến sắp tới . Chúng tôi kiếu từ và bởi vì ngày còn quá sớm, chúng tôi tiếp nối cuộc dạo quanh thành phố để thoả chí tò mò. Vào lúc trở lại cổng lớn ở hướng nam, chúng tôi vào cổng và đi ngang qua một doanh trại bên trong có chứa tới 250 khẩu trọng pháo đủ cỡ, đủ kiểu, đa số đúc bằng đồng và phần chính là do Âu Châu sản xuất đặt trên dàn kệ bằng cây cũ mục khác nhau. Trong số súng trọng pháo nầy còn thấy có khoảng 12 khẩu trọng pháo dã chiến tốt trên có chạm 3 hình hoa huệ và khắc ghi cho biết là được sản xuất từ triều đại vua Louis thứ XIV của nước Pháp, được bảo quản khá tốt. Kế bên là một dàn trọng pháo giả bằng cây dùng để tập huấn cho binh sĩ. Tới đồn canh chính, gần cổng vào, chúng tôi thấy nhiều binh lính bị phạt mang gông vào cổ; nhân dịp chúng tôi cũng được biết là gông phạt binh lính thì làm bằng tre còn gông phạt dùng cho những người khác thì làm bằng gỗ mun nặng màu đen. Về hướng bắc của cổng vào phía đông, chúng tôi nhìn thấy một ụ cột cờ lớn dùng để kéo cờ xí của nước An Nam vào mỗi ngày đầu tháng âm lịch và vào những dịp quan trọng khác.


Các cổng thành, đếm được 4 cổng, tất cả đều cúng chắc kiên cố đóng ghép bằng những loại đinh gù lớn giống như cửa thành của Âu Châu, và những chiếc cầu bắt ngang qua hào sâu đều được trang trí nổi bằng những hình tượng quân sự và tôn giáo. Phía trên các cổng vào là nhửng kiền trúc hình vuông lợp ngói, có 2 bật than để đi lên bờ thành ở hai bên cổng, bên trong tường thành.


Ở khu phí tây bên trong vòng các tường thành là một nghĩa địa gồm có rất nhiều lăng mộ cổ tráng lệ xây đấp theo kiểu Trung Quốc. Một vài ngôi mộ có đặt bản đá chạm khắc khá tinh xảo bài văn tế và di ảnh.


Ở khu đông bắc có 6 dãy trại rất lớn được bao bọc bằng những hàng rào dậu cách biệt nhau. Mỗi căn trại có chiều dài 120 bộ và chiều ngang 80 bộ. Nóc trại gồm có nhiều xà gỗ kiên cố và lợp ngói men, cột trụ bằng gạch xen kẻ lại có các công trình thổ mộc chạm trỗ hoành tráng. Vách trại cao khoảng 18 bộ. Các căn trại nầy dùng làm kho xưởng chế tạo, kho dự trữ binh lương, kho vũ khí của hải quân và bộ binh vân... vân . Có nhiều trại lính đó đây rải rác bên trong vòng tường thành dưới những tàn cây khá rậm mát của miền nhiệt đới, trong số đó chúng tôi thấy có những bụi cây thầu dầu. Rất nhiều lối đi thoải mái từ nhiều hướng khác nhau, hai bên trồng cây xanh đẹp giống như loại cây lê nở rộ bông trắng xoá tỏa hương thơm khắp xa gần vào những tháng 10 và 11. Từ những bông hoa nầy, người bản xứ ép lấy dầu làm một loại dầu thoa trị lành thương tích.


Trên sườn dốc ở phía ngoài cổng thành nơi cuối một lối đi có mái che, chúng tôi nhìn thấy nhều con voi đang gậm cỏ với những lính quảng tượng điều khiển ngồi trên đầu. Có một vài con rất to lớn hơn là loại voi Ấn Độ. Các lính nài quản tượng, hay đúng hơn là những người bạn đồng hành của những con thú tuyệt vời nầy, được trang bị một óng cây nhỏ, hai đầu óng bịt kín và được xoi một lỗ tròn ở giữa dùng để thổi hơi phát ra một âm thanh giống như tiếng hú giống như khi thổi hơi ngang qua một lỗ rót của một cái thùng tôn nô rỗng để báo cho mọi người phải đứng cách xa ra vì các con voi không biết né tránh những trở ngại trên bước đường đi của chúng; và thật là buồn cười khi nhìn thấy các bà già bán hàng rong miệng càu nhàu, hối hả thâu gôm đồ đoàn hàng hóa của mình để né tránh chạy ra chỗ khác an toàn hơn khi nghe tiếng hú báo hiệu giờ đoàn voi đi ra bờ sông uống nước hoặc quay trở về. Khi đi ngang qua chỗ chúng tôi đang đứng, đoàn voi bước chậm lại như là để ngắm nhìn, có vẻ như là rất lý thú, khi nhìn thấy những giống vật lạ thường với khuôn mặt trắng và bộ y phục âu châu. Thoạt tiên, chúng tôi không phải là không e sợ khi nhận thấy cái nhìn hung tợn và chự sự châm chú của những con thú rừng khổng lồ nầy. Ngay cả những người An Nam cũng to dấu lo sợ tai nạn xảy ra vì diện mạo dị kỳ của chúng tôi, họ khuyên chúng tôi nên thay đổi cách ăn mặc theo bản xứ để tránh mọi tai nạn và sau đó thì chúng tôi nghe theo lời khuyên và họ tỏ ra rất cảm kích vì cho đó là một thái độ thân thiện. Ngoài ra chúng tôi còn có lợi ích khác nữa bởi vì chúng tôi được mặc nhung phục của hàng văn quan cấp nhị phẩm càng làm cho dân chúng thêm kính nể. Bộ lễ phục mà tôi đã mặc nay được lưu giữ tại viện bảo tàng Salem của Hiệp Hội Hải quân Đông Ấn.


J.White cũng mô tả thành phố Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay) như sau:


The city of Saigon was formerly confined to the western extremity of its present site, now called old Saigon, and which part bears much greater marks of antiquity, and a superior style of architecture. Some of the streets are paved with flags; and the quays of stone and brick work extend nearly a mile along the river. The citadel and naval arsenal, with the exception of a few huts for the artificers, were the only occupants of the grounds in the eastern quarter; but since the civil wars have ended, the tide of population has flowed rapidly to the eastward, till it has produced one continued city, which has spread itself to the opposite bank (P.237 of the streams on which it is situated, and surrounds the citadel and naval arsenal. From the western part of the city, a river or canal has been recently cut, (indeed it was scarcely finished when we arrived there,) twenty-three English miles, connecting with a branch of the Cambodia river, by which a free water-communication is opened with Cambodia, which is called by the Onamese Cou-maigne. This canal is twelve feet deep throughout; about eighty feet wide, and was cut through immense forests and morasses, in the short space of six weeks. Twenty-six thousand men were employed, night and day, by turns, in this stupendous undertaking, and seven thousand lives sacrificed by fatigue, and consequent disease. The banks of this canal are already planted with the palmaria tree, which is a great favourite with the Onamese. The site of the citadel of Saigon is the first elevated land which occurs in the river, after leaving Cape St. James, and this is but about sixty feet above the level of the river : it was formerly a natural conical mound, covered with wood. The grandfather of the present monarch caused the top to be taken off and levelled, and a deep moat to be sunk, surrounding the whole, which was supplied with water from the river by means of a canal. It is most admirably situated for defence, and would be capable, when placed in a proper posture, of standing a long siege, against even an European army. The walls were destroyed in the civil wars, but were subsequently rebuilt in better style than formerly.(17)


Tạm dịch:


Thành phố Sài Gòn thuở trước nằm về phía cực tây so với địa điểm hiện tại, và nay được gọi là Sài Gòn cũ, là phần đất mang rất nhiều dấu ấn xưa cũ hơn hết với kiểu kiến trúc cao cấp hơn. Một số con đường đã được lót gạch đá; và các bến cảng (Chợ Lớn) lát gạch và đá chạy dài cả dậm dọc theo mé sông. Thành lũy và xưởng đóng tàu với một số thưa thớt lều trại dành cho thợ thuyền là những cấu trúc nằm trên khu đất hướng đông; tuy nhiên kể từ khi chấm dứt những trận nội chiến thì làn sóng dân chúng đã nhanh chóng tràn ngập về khu đất phía đông cho đến khi làn sóng đó biến đổi Sài Gòn thành một thành phố nối kết tỏa rộng ra đến bờ đối diện của các nguồn sông rạch của thành phố, bao gồm thành lũy (tức thành Gia Định) và xưởng đóng tàu. Từ khu đất phía tây của thành phố, một con sông hay con kinh vừa mới được đào xong (vào lúc chúng tôi vừa tới nơi đó), dài 23 dặm Anh, nối liền với một nhánh sông Cambodge (tức sông Cửu Long) nhờ đó mở ra một thủy lộ đi thông lên nước Cambodge mà người An Nam gọi là nước Cao Mên. Con kinh đào nầy sâu 12 bộ; rộng khoảng 80 bộ, cắt ngang qua những khu rừng và đầm lầy và được đào trong một thời gian ngắn 6 tuần lễ. Hai mươi sáu ngàn dân phu được thay phiên xử dụng ngày đêm để thực hiện công trình to tát nầy, 7 ngàn người chết vì làm việc kiệt lực và bệnh hoạn. Hai bên bờ kinh đã được trồng cây thốt nốt, một loại cây (một loại cây dừa) rất được người An Nam ưa thích. "Nơi đặt lũy thành Sài Gòn (tức thành Gia Định) là khu đất cao đầu tiên gần mé sông kể từ Ô Cấp (tức Vũng Tàu) đi ngược lên, cao khỏi mặt sông khoảng 60 bộ (1 bộ = 33cm): trước đây khu đất nầy là một gò đất cao hình nón với rừng cây che kín. Ông nội của đương kiem hoàng đế đã ra lệnh bạt thấp xuống cho bằng phẳng và cho đào một đường hào sâu vòng quanh ngập đầy nước sông nhờ một con kinh dẫn nước vào (kinh Thị Nghè). Thành lũy nầy chiếm một vị thế tuyệt hảo cho việc phòng vệ và chắc là có khả năng chống lại một trận vây hãm lâu dài ngay cả đối với một đạo quân đến từ Âu Châu. Các bức tường thành đã bị phá hủy trong thời nội chiến nhưng về sau đã được xây dựng lại theo một kiểu tốt hơn trước.


Sau khi Lê Văn Duyệt chết, chức tổng trấn Gia Định Thành bị bãi bỏ, Gia Định Thành cũng không còn tên và bị phân chia thành 6 tỉnh; trấn Phiên An, gọi là tỉnh Phiên An; thành Bát quái đổi gọi là thành Phiên An: kể từ nay triều đình kiểm soát trực tiếp tất cả các tỉnh mới lập.


Tháng 5 âl năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An. Tháng 7 âl năm Ất Mùi (1835) quân triều đình công phá và thu phục lại thành Phiên An. Theo sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu thì :


"Quân thứ Gia Định thâu phục được thành Phiên An, quân giặc bị bắt sống và bị chém cả thảy 1831 đứa, không còn sót đứa nào; quan binh bị thương 400 người, chết trận hơn 60 người, tù phạm thú đinh bị thương hơn 70, chết trận hơn 20"(18). Tất cả những người bị chém hoặc bị xử tử sau đều bị mang đi chôn tập thể nơi một vị trí gọi là Mả Ngụy ở gần mô súng (gần Ngã Sáu các đường Hiền Vương đầu đường Trần Quốc Toản và đường Lê Văn Duyệt tức khu Quân Vụ Thị Trấn Sài Gòn và cư xá Chí Hòa trước ngày 30-04-1975).


Tháng 10 âl năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836), SQTCBTY viết: "Đắp lại thành Gia Định tại thôn Hòa Mỹ thuộc huyện Bình Dương. Khi ấy giặc Khôi đã bình, bộ nghĩ rằng thành cũ cao rộng quá, nên giảm bớt cho hiệp thể chế. Ngài sắc cho bộ ban thể thức ra và tư đòi binh dân 4 tỉnh Định, Biên, Long, Tường, cả thảy 10 ngàn người tới đắp. Trong hai tháng thành đắp xong". (19) Tức là Minh Mạng phá bỏ thành Quy của Gia Long và xây một thành mới nằm trên lãnh vực thôn Hòa Mỹ tức là nằm ở góc đông bắc thành Quy cũ vì cho rằng trước đây Lê Văn Duyệt đã củng cố thêm thành Quy nhằm mục đích phòng chống triều đình bằng cách xây cao thêm bờ thành 1 thước 5 tấc bằng gạch.(20) Thành tỉnh Gia Định do Minh Mạng xây cất có chu vi 429 trượng (1960m), cao 10 thước 3 tấc (4m70), hào rộng 11 trượng 4 thước (52m07), sâu 7 thước (3m19), có 4 cửa ở địa phận thôn Nghĩa Hòa huyện Bình Dương.(21)


Trên bản đồ thành phố Sài Gòn ngày nay thành Gia Định của Minh Mạng thường được gọi là thành Phụng xây cất nằm ở góc đông bắc của thành cũ (thành Quy của Gia Long) tức là nằm trong chu vi của 4 con đường: Nguyễn Du là mặt trước, Nguyễn Đình Chiểu là mặt sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm là mặt bên trái, Mạc Đỉnh Chi là ở bên phía tay mặt. Thành Phụng (1836) mặt trước nhìn ra đường Cường Để-Bến Bạch Đằng; mặt sau nhìn ra đường Đinh Tiên Hoàng; mặt trái và phải đều hướng ra đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat).


Cuối tháng 1 d.l năm 1859, De Genouilly chỉ để khoảng 120 binh sĩ dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Toyon ở lại giữ Đà Nẵng và kéo toàn bộ quân binh khoảng 2200 người và 13 tàu chiến trực chỉ về hướng Gia Định. Đoàn tàu chiến đến Vũng Tàu vào buổi sáng ngày 10 tháng 2 d.l năm 1859 và bắn phá ngay 2 đồn canh trên bờ. Ngày 11 tháng 2 d.l, đoàn tàu đi vào cửa biển Cần Giờ, phóng pháo hạm Plégéton bắn hạ đồn canh cửa biển rồi tất cả thận trọng tiến vào sông Tân Bình (tức sông Sài Gòn ngày nay). Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 2.dl, tất cả các đồn canh hai bên bờ sông đều lần lượt bị bắn hạ. Trong khoảng thời gian nầy tu sĩ người Pháp là Lefèbvre trốn thoát và được tàu chiến Pháp cứu vớt. Những tin tức về hệ thống phòng thủ của quân binh triều đình Đại Nam do Lefèbvre cung cấp đã giúp cho đoàn tàu xâm lược có thể tự tin và tiến tới một cách táo bạo hơn. Buổi chiều ngày 16 tháng 2 d.l năm 1859, tàu chiến liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho đổ bộ lên bờ đánh chiếm đồn Hữu Bình Pháo (còn gọi là đồn Vàm Cỏ hay đồn Giao Khẩu ngày nay ở vào khoảng cửa con kinh Tân Thuận, quận Nhà Bè, đối diện với đồn nầy là Tả Bình pháo hay đồn Cá Trê ở phía Thủ Thiêm ngày nay) rồi tiến thẳng vào sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) dàn trận bao vây thành Gia Định từ rạch Thị Nghè tới đầu con kinh Hoa Kiều (nơi có cột cờ Thủ Ngự và Nhà Rồng ngày nay).


Thành Gia Định được Minh Mạng xây cất lại từ năm 1837, được bao bọc, ở phía Đông bằng một hình cong bán nguyệt tạo bởi con sông Tân Bình (sông Sài Gòn); ở phía Bắc và Tây Bắc bởi con kinh Thị Nghè, ở phía Nam là Kinh Hoa Kiều mà thời đó gọi là Rạch Bình Dương và vàm Bến Nghé đổ ra sông Tân Bình.Tất cả sông rạch vừa kể không những tạo thành một hệ thống giao thông liên lạc thuận lợi và là một cấu kết hào lũy phòng thủ của thành Gia Định. Cách đầu kinh Hoa Kiều về phía Nam khoảng 2 cây số là đồn pháo thủ Giao Khẩu và đồn Cá Trê (tức là 2 tiền đồn nầy cách xa thành Gia Định khoảng gần 4 cây số).



Vua Minh Mạng

Chỉ dựa vào sông rạch thiên nhiên để bảo vệ thành Gia Định là là một chiến lược phòng thủ yếu kém và thiếu sót. Tiền đồn chỉ có hai đồn pháo thủ kém trang bị để giữ mặt tấn công từ cửa biển Cần Giờ. Cửa vào 2 con kinh Hoa Kiều và Thị Nghè không được bố phòng kiểm soát; trong thành không có súng đại pháo tầm bắn xa hơn 1,500 mét để nhắm vào các mục tiêu đậu trải dài trong vòng cung bán nguyệt của con sông Tân Bình (sông Sài Gòn).

Những khẩu súng lớn của triều đình Đại Nam đều là những khẩu súng bằng đồng lỗi thời do người Pháp đưa sang trước đây vào thời Gia Long hoặc những kiểu súng bằng đồng, hay bằng gan do thợ đúc nội địa làm ra rất thô sơ, kém kỹ thuật. Các loại súng đại pháo phòng thủ vịnh biển Đà Nẵng trước đây rất nhiều, vượt trội rất xa số lượng súng đại pháo trong thành Gia Định.

Với vị trí của thành như thế, người ta không thể nào chỉ huy hoặc điều động tiếp cứu các pháo đồn ở mặt phía Đông Sài Gòn và các pháo đồn gần biển.

Sử cũ không viết rõ pháo đồn nào trên sông Sài Gòn bị bắn hạ đầu tiên, tuy nhiên nếu nhìn trên bản đồ của Trần Văn Học thì có thể suy định rằng tiền đồn Cá Trê ở phía Thủ Thiêm (Tả Bình pháo) bị bắn hạ ngay từ khi đồn nầy mở loạt súng đầu tiên nhắm vào đoàn tàu xâm lược trên sông Sài Gòn. Pháo đồn Giao Khẩu (Hữu Binh pháo) ở Tân Thuận có thể được trang bị đầy đủ hơn cho nên đã tạm thời chận đứng đước sức tiến của đoàn tàu xâm lược.

Ngày hôm sau (17 tháng tháng 2 d.l năm 1859) liên quân xâm lược đổ bộ lên bờ và tiến chiếm đồn Hữu Bình và triệt hạ phá bỏ đồn Tả Bình. Đồn Hữu Bình được liên quân Pháp-Y Pha Nho dùng làm cứ điểm cho các tàu chiến và là điểm xuất quân trên bộ để tiến vào Sài Gòn. Đại pháo của quân triều đình pháo kích đồn Hữu Bình nhưng không được kết quả gì lại bị đại pháo tầm xa của quân xâm lược phản pháo cho nên không bao lâu mà tiếng súng từ phía thành Gia Định bắn ra chậm lần rồi ngừng hẳn. Cả vùng phía Đông Nam của con kinh Hoa Kiều (ngày nay là Xóm Chiếu) dưới quyền kiểm soát của liên quân Pháp-Y Pha Nho. Cánh quân của liên quân ở mặt Đông Nam gồm có đội công binh, 2 đại đội lính thủy, một đại đội lính yểm trợ Y Pha Nho và một tiểu đoàn quân trừ bị. Một cánh quân Y Pha Nho cùng với 2 đại đội quân lính và khẩu đội phóng pháo nòng ngắn (howitzer) dưới quyền chỉ huy của đại tá Y Pha Nho Lazarote tiến sát đến bờ thành Gia Định. Ngay loạt súng tấn công chiếm thành đầu tiên của quân xâm lược, quân triều đình trong thành Gia Định đã bỏ chạy, quân xâm lược vượt tường thành mà không gặp một sức kháng cự nào khiến cho họ phải ngạc nhiên.

Cánh quân xâm lược ở phía Bắc gặp sức kháng cự dũng mãnh của hằng ngàn quân triều đình. Đại tá Lazarote phải đưa quân tăng viện. Vào khoảng giữa trưa ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định hoàn toàn bị quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho chiếm cứ, hạm trưởng người Pháp Jauréguiberry được cử làm chỉ huy trưởng trấn thủ thành Gia Định. Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Thực, lãnh binh Tôn Thất Năng lui quân về đồn Tây Thái, đốc thần Vũ Duy Ninh, án sát Lê Từ tự sát. Quân xâm lược tịch thâu được hơn 2200 khẩu đại pháo, một thuyền buồm, 8 thuyền chiến nhỏ đậu trong ụ, 20,000 vũ khí đủ loại gồm có, gươm, giáo, súng trường, súng cầm tay, 85,000 ki lô thuốc nổ, rất nhiều quân nhu quân dụng, hàng khối kho chứa đầy gạo và nhiều cây vàng, bạc trị giá 130,000 quan tiền Pháp.

(còn tiếp)

Cước chú: (1): Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch 1998; NXB Giáo Dục; trang 176. (2): Đại Nam Nhất Thống Chí; Lục tỉnh Nam Việt; Tập thượng: Biên Hoà-Gia Định; phụ chép Thiên lý cù; trang 87; Sài Gòn; tái bản 1973. (3): Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176. (4): Đại Nam Nhất Thống Chí; sđd; trang 87. (5): Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176 (6): Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 74,75 (7): Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 86: Trấn Phiên An (8): Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 87 và 88 (9): THĐ; sđd; trang 77 (10): THĐ; sđd; trang 87 (11): THĐ; sđd; trang 86 (12): THĐ; sđd; trang 127 (13): THĐ, sđd; trang 35 (14): QTCBTY; trang 29 (15): La geste française en Indochine, G.Taboulet, tập I, trang 243 đến trang 251 (16): A Voyage To Cochin China ; by John White, Lieutenant in The United State Navy; Chap. XIV; pp.220 to 227; London printed for Longman; Hurts, Rees, Orm, Brown, ang Green, Paternoster-Row. 1824 (17): John White; Chapter XV, pp 233-238 (18): SQTCBTY; bản dịch 1928, trang 203 (19): SQTCBTY; sđd; trang 212 (20): ĐNNTC; bản dịch: Lục tỉnh Nam Việt; tập thượng Biên Hòa-Gia Định; trang 67; Văn Hóa Tùng Thư, Sài Gòn 1959 (21): ĐNNTC; sđd; trang 55-56

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay

Thay Đổi Tên Đường của Thành Phố Sài Gòn Xưa Nay

Phần 1: Sơ lược về thành phố Sài Gòn từ năm 1795 đến 2004 Tên đường của thành phố Sài Gòn đã bị đổi thay nhiều lần qua bao nhiêu trào lưu lịch sử của nước Việt Nam kể từ khi có sự xuất hiện của đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp đánh phá vụng cảng Đà Nẵng rồi quay xuống phía Nam đánh chiếm thành Gia Định vào năm 1861.
Có thể nói rằng thành phố Sài Gòn là một thành phố lớn nhất của nước Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào từ tháng 8 âm lịch năm Đinh Dậu (7-9-1788) là thời điểm Nguyễn Vương Phúc Ánh phá tan quân Tây Sơn để chiếm lại đất Gia Định một cách vĩnh viễn và kể từ năm đó đến năm 1801, Nguyễn Vương lập Kinh đô Gia Định dùng làm bàn đạp để Bắc tiến:
Đầu năm Canh Tuất (1790), xây đắp lại một thành đồn cũ ở làng Tân Khai cho rộng thêm. Đồn nầy còn có tên là đồn Nghi Giang (Rạch Thị Nghè ngày nay) hay Đồn Đất. Thời Pháp thuộc, trên địa danh nầy là một bệnh viện quân đội của Pháp có tên là Hopital Grall, rồi trước 30 tháng 04 năm 1975 đổi gọi là Nhà Thương Đồn Đất, sau 1975 đổi gọi là Bệnh Viện Nhi Đồng số 2. Sau khi xây đắp lại, đồn đất Tân Khai trở nên một thành lũy kiên cố tráng lệ tức là thành Gia Định còn gọi là thành Bát quái hay thành Qui (hình con rùa). Về thành mới nầy, Trịnh Hoài Đức mô tả khá rõ ràng trong sách Gia Định Thành Thông Chí: "Ngày 4 tháng 2 mùa xuân năm Canh Tuất thứ 13 (1790) mới đắp thành Bát quái ở gò cao thôn Tân Khai đất huyện Bình Dương, thành như hình hoa sen, mở tám cửa, tám đường đi ngang dọc, bề đông tây 131 trượng 2 thước, bề nam bắc cũng thế, cao 10 thước, chân dày 7 trượng 5 thước, đắp làm 3 cấp. Ngồi ngôi kiểu trông hướng Tốn. Trong thành đằng trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho trữ tích, bên hữu là Cục chế tạo, xung quanh là các dãy nhà cho quân túc vệ ở. . . thành đặt xong, ngoài thành đường ngõ, phố chợ bày hàng ngang dọc, đều có thứ tự. Đường quan lộ bên tả từ cửa Chấn hanh qua cầu Hòa Mỹ, qua sông Bình Đồng mà đến trấn Biên Hòa"(Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch 1998; NXB Giáo Dục; trang 176). Tuy nhiên, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì còn có một con đường quan lộ khác cũng xuất phát từ cửa Cấn Chỉ của đồn thành cũ Tân Khai hướng về phía bắc, nguyên xưa khai thác từ Tất Kiều (nay là Cầu Sơn) phía bắc đến Bình Trị (?) ruộng bùn lầy lội chưa mở, hành khách muốn đến Biên Hòa hoặc lên Băng Bột đều phải đáp thuyền đò. Năm Mậu Thìn (1748), nhân có loạn Cao Man, quan Điều khiển là Nguyễn Doãn mới đăng dây đắp thẳng, gặp chỗ mương rãnh thì bắc cầu, gặp chỗ bùn lầy thì bỏ cây đắp đất để đi qua lại, từ cửa Cấn Chỉ của thành đồn cũ đến bến đò Bình Đồng dài 17 dặm, phía bắc tỉnh giới Biên Hòa có đặt trạm Bình Đồng theo hướng bắc qua núi Chiêu Thái (núi Châu Thới ngày nay) đến bến đò Bình Xan (hay Bình Thiển), qua bến Sa Giang (sông Cát) do đường Phủ sứ xuống Đông Môn (nay là Long Thành) đến Hưng Phước (nay là Bà Rịa), phàm gặp mấy sông lớn có đặt độ thuyền độ phu được miễn trừ sưu dịch. (ĐNNTC; Lục tỉnh Nam Việt; Tập thượng: Biên Hoà-Gia Định; phụ chép Thiên lý cù; trang 87; Sài Gòn; tái bản 1973).

Bản đồ Saigon xưa

Như vậy, sau khi Nguyễn vương Phúc Ánh xây cất lại đồn Nghi Giang hay Đồn Đất để làm kinh thành Gia Định vào năm 1790 thì thành nầy đã có sẵn một con đường cái quan để đi ra bắc từ năm 1748 và một con đường cái quan khác cũng để đi ra bắc cũng được xây cùng một lúc với công trình sửa mới thành Đồn Đất như Trịnh Hoài Đức mô tả.

Theo sự mô tả của GĐTTC thì từ 1790 đến 1801, các cơ cấu kiến trúc của thành Quy gồm có: các vòng thành bao bọc hình hoa sen; trong thành có Thái Miếu (P), sở hành tại (A) (chỗ để Nguyễn vương cư trú và làm việc), kho trữ tích (E), Cục Chế Tạo (F), các dãy nhà cho quân túc vệ (H), cột cờ 3 tầng (I), các hào lũy. Ngoài thành thì đường ngõ, phố chợ được chỉnh trang thứ tự. Sửa sang và xây đắp 2 con đường quan lộ: một đường đi hướng Bắc từ cửa Chấn Hanh về phía Biên Hòa, một đường đi hướng Nam từ cửa Tốn Thuận. (Cần lưu ý rằng Thái Miếu được xây dựng vào năm 1796: xin đọc lại ở trang 1267 và 2 quan lộ chính yếu). Các tên cửa thành Quy trong khoảng thời gian nầy được gọi theo các quẻ bát quái đồ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
-Hướng Đông - Nam có cửa Tốn Thuận.
-Hướng Tây - Bắc có cửa Càn Khảm.
-Hướng Đông - Bắc có cửa Cấn Chỉ.
-Hướng Tây - Nam có cửa Khôn Hậu.
-Hướng chánh Đông có cửa Chấn Hanh.
-Hướng chánh Tây có cửa Đoài Duyệt.
-Hướng chánh Nam có cửa Ly Minh.
-Hướng chánh Bắc có cửa Khảm Hiểm.
Năm 1801, Thái miếu trong thành Quy bị tháo gở lấy vật liệu đưa ra thành Phú Xuân - Huế để dựng Thái Miếu ở đó.

Năm 1809, bên trong thành Quy lại có thêm Vọng cung, lầu bát giác hai bên tả hữu để canh phòng. Từ đó về sau lại có thêm những kiến trúc như: hành cung để dự bị khi vua đi tuần hành, các công thự của quan tổng trấn, của phó tổng trấn và của hiệp đốc trấn. Sửa sang trại quân ở 3 cửa Càn Nguyên, Ly Minh, Tốn Thuận (H) lợp ngói sơn son, hoa lệ, nghiêm chỉnh.

Thành phố Sài Gòn năm 1993 với tên đường cũ trước 30.04.1975

Cũng theo Trịnh Hoài Đức, Đường quan lộ bên hữu gặp chỗ quanh co đều chăng dây làm cho thẳng, tự cửa Tốn Thuận qua chùa Kim Chương qua phố Sàigòn Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay) đến cầu Bình Yên, qua gò Tuyên Tự mà đến sông Thuận An (Vàm Cỏ Đông), bến đò Thủ Đoàn, sang sông Hưng Hòa (Vàm Cỏ Tây), qua giồng Trấn Định rồi đến giồng Triệu. Đường rộng 6 tầm (14m61), hai bên đều trồng các cây thổ nghi như mù u, mít, cầu cống thuyền đò sở tại thường sửa chữa, đường phẳng như đá mài, gọi là đường thiên lý phía nam (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176).

Ngoài 3 con đường thiên lý cù vừa kể trên, sách ĐNNTC cũng có viết thêm một con đường thiên lý khác về phía cửa Đoài Duyệt của thành Qui như sau: "Một đường phía tây, niên hiệu Gia Long thứ 14, mệnh (tức là truyền lệnh) tỉnh thần đo từ cửa Đoài Duyệt ở tỉnh thành nơi nơi cầu Tham Cấn (Tham Lương) qua đò Thi Du, chằm Lão Phong, giáp ngã ba sứ lộ qua Xỉ Khê (Tây Ninh) đến địa phận A Ba Cao Man, giáp Đại Giang (Sông Mê Kông) dài 439 dặm. Gặp chỗ có rừng thì chặt cây đắp đường bề ngang 3 trượng (14m61), làm ra con đường bình an tiện lợi, chỉ hiềm đường xa vắng vẻ không có nhà cửa dân cư, Lại theo dọc sông A-Ba xuống phía nam 194 dặm đến đồn Lô Yêm (Lovea-em). Từ Kha Pha lên phía bắc 49 dặm đến sách Chế Lăng (Chelong hay Chlong) cũng là một yếu lộ dụng binh." (ĐNNTC; sđd; trang 87). Con đường nầy có thể đã có từ lâu và dùng để đi Cao Miên (ngày nay là Đường Lê Văn Duyệt nối dài trước ngày 30 tháng 04 năm 1975) nhưng mãi đến năm Gia Long thứ 14 (1815) mới được chỉnh đốn lại giống như ĐNNTC mô tả.

Như lịch sử đã ghi lại, có rất nhiều người Pháp đánh thuê được Nguyễn Vương Phúc Ánh xử dụng để phục vụ trong chương trình xây dựng và củng cố vùng đất Gia Định Nguyễn Ánh đã tận dụng kiến thức quân sự của các sĩ quan Pháp bằng cách yêu cầu họ vẽ các họa đồ, và trông nom việc xây dựng, một tòa thành lũy tân tiến theo thiết kế của Âu Châu. Họa đồ được vẽ bởi Theodore Lebrun và đại tá Victor Olivier de Puymanel coi sóc công trình xây cất kinh thành Gia Định. Trên họa đồ vẽ bởi Theodore Le Brun theo lệnh của Nguyễn vương vào năm 1795 người ta thấy phía ngoài 4 mặt thành đã có nhiều phố xá; mặt phía trước thành, đường phố lấn ra tới bờ sông Bến Nghé; mặt phía trái tới bờ Thị Nghè nơi đó có dinh riêng dành cho giáo sĩ Bá Đa Lộc. (ngày nay là vị trí gần với Viện Bảo Tàng nằm bên trong Sở Thú Sài Gòn) và nhà phố lan tới phía bên kia cầu Thị Nghè; mặt phía sau thành nhà cửa phố xa đông đúc chạy dọc suốt đến Cầu Bông và cầu Kiệu ngày nay; về phía bên mặt của thành thì phố xá lan rộng ra tới đường thiên lý đi Cao Miên tức là đường Lê Văn Duyệt nối dài sau nầy. Nhìn sang hướng tây nam là các hiệu buôn bán của người Hoa mà trên bản đồ ghi là Bazar Chinois tức là thành phố Chợ Lớn Sau nầy. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí được hoàn thành dưới thời hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, Trịnh Hoài Đức đã dùng nhóm chữ Phố Sài Gòn để gọi khu phố người Hoa nầy (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176). Phố xá vào lúc nầy nhất định là phải có số hoặc có tên bằng tiếng Việt Nam và khó có thể có -hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài trường hợp đặc biệt- những tên đường bằng tiếng ngoại quốc. Một điểm đáng chú ý là trên bản đồ của Le Brun nơi phần chú giải góc phải phía trên được ghi là Plan de la Ville de SAIGON-Đồ bản Thành Phố SÀI GÒN có nghĩa là kinh đô Gia Định vào năm 1795 bao gồm khu phố người Hoa BAZAR CHINOIS của Le Brun mà Trịnh Hoài Đức gọi là Phố Sài Gòn và khu phố rộng lớn bao quanh thành Qui.

Nơi quyển III, mục Cương vực chí, Trịnh Hoài Đức viết:
" ...Kể thì Gia Định, xưa là đất của nước Thủy Chân Lập (tức là nước Cao Mên ngày nay, nòi giống chia làm Thủy Chân Lập và Lục Chân Lập), đất ruộng béo tốt, sông nhiều, có nhiều địa lợi như thóc, đậu, cá, muối.
"Các đấng tiên hoàng triều ta chưa nhàn rỗi mưu tính xa, tạm cho đất ấy là đất của nước Cao Mên, đời đời xưng là nước phiên ở phương Nam, cống hiến không ngớt. Đến năm Mậu Tuất đời Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế năm thứ 11 (1658), (Lê Thần Tông Vĩnh Thọ năm thứ 1; ngang với niên hiệu Minh Vĩnh Lịch năm thứ 12, Thanh Thuận Trị năm thứ 14), mùa thu, tháng 9 , vua nước Cao Mên là Nặc Ông Chân xâm phạm biên giới . . .
"Vua sai Phó tướng dinh Trấn Biên (khi bắt đầu mở mang bờ cõi, phàm chỗ đầu địa giới gọi là Trấn Biên, xét dinh Trấn Biên nầy, tức là trấn Phú Yên ngày nay) là Yến Vũ hầu, Tham mưu là Minh Lộc hầu, Cai đội suất tiên phong là Xuân Thắng hầu, đem 2,000 quân , đi 2 tuần đến thành Mỗi Xoài (tức Bà Rịa ngày nay) nước Cao Mên, đánh phá tan được, bắt vua ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội, vẫn phong Nặc Ông Chân làm vua nước Cao Mên, cho làm phiên thần nộp cống, không được để cho dân phiên xâm nhiễu. Bèn sai quan quân hộ tống về nước. Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên Sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở.
"Giáp Dần năm thứ 27 (Lê Gia Tông Đức Nguyên năm thứ 1, Đại Thanh Khang Hy năm thứ 13) (1674), mùa xuân, tháng 2, người nước Cao Mên là Nặc Đài (xét Nam Việt Chí của Nguyễn Bảng Trung gọi là Nặc Ô Đài, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn gọi là Nặc Đài) đuổi vua nước ấy là Nặc Ông Non chạy sang nước ta. Sai tướng dinh Thái Khang (trấn Bình Hòa ngày nay) là Dương Lâm Hầu làm thống suất và Tham mưu là Diên Phái hầu cùng phụ trách việc biên giới, đem quân đến đánh. Mùa hạ tháng 4, phá luôn 3 lũy Sài Gòn (tức đất trấn Phiên An ngày nay), Gò Bích, Nam Vang . . . . . Mùa hạ, tháng 6, tin thắng trận tâu lên, triều đình bèn lấy Nặc Thu là phái trưởng phong làm chính quốc vương của nước Cao Mên, đóng ở thành Vũng Long ( chữ Hán gọi là Long Úc, tức là thành U Đong), Nặc Non làm phó quốc vương, đóng ở thành Sài Gòn, triều cống như trước, bèn thăng Dương Lâm hầu làm trấn thủ dinh Thái Khang, phòng giữ việc biên giới ." (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 74,75)

Nhóm chữ lũy Sài Gòn do Trịnh Hoài Đức viết ra bằng chữ Hán nho và có thể đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn mới xuất hiện trên sách sử của Việt Nam để ghi thêm 1 biến cố lịch sử quan trọng thứ nhì xảy ra vào năm 1674, (biến cố quan trọng lần thứ nhứt là vua Cao Mên Nặc Ông Chân xâm phạm biên giới vào năm 1658 như vừa kể ra ở phần trên) hay nói khác đi địa danh Sài Gòn đã là một đồn lũy phòng thủ (nhỏ hơn một thành trì bình thường), hoặc là một thị trấn của nước Cao Miên từ xưa rồi. Câu hỏi nêu lên là lũy Sài Gòn nầy bởi từ đâu mà có ? Và đã có từ bao giờ ?

(còn tiếp)

Friday, September 18, 2009

Các tường trình trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông

Quyền lực đang thay đổi tại Đông Á, không phải cân bằng mà là chuyển đổi. Cơ hội tốt nhất của Mỹ để giữ hòa bình tại khu vực là tỏ thái độ kính trọng với vị thế mới trong vùng củaTrung Quốc bằng cách chìa tay ra để hợp tác về mặt hàng hải. Tuy nhiên, để đạt được những gì ta, các bạn bè và đồng minh quan tâm, ta phải giữ ưu thế vượt trội về sức mạnh hàng hải

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ

Thượng viện Hoa Kỳ

Điều trần tại Ủy Ban Đối ngoại về những tranh chấp về luật chủ quyền hải phận và lãnh thổ tại Đông Á
15/7/2009

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc,
ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ

Tôi muốn cảm ơn ngài Chủ tịch và Uỷ ban đã cho tôi cơ hội ra mắt hôm nay.
Với những giải trình ngày hôm nay, tôi muốn làm rõ một số điều sau:


1. Những yêu sách mà Trung Quốc cho là hợp pháp tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông) và những hành động mà nước này đã thực hiện tại đây thách thức những quyền lợi của hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực và trên toàn cầu.

2. Trung Quốc cho rằng chủ quyền của họ tại biển Nam Trung Quốc( biển Đông) là cơ bản không thể bàn cãi, và đang tiến đến việc nắm giữ để củng cố.

3. Sức mạnh hải quân Trung Quốc đang phát triển; tuy nhiên, sự phát triển về hàng hải này đúng ra chỉ được xem là sự củng cố cho việc tập trung vào chiến lược trên đất liền hơn là một lực lượng hải quân viễn chinh thực sự.

4. Hoa Kỳ nên tiếp tục đứng vững ở vị trí số 1 trên thế giới về hàng hải hiện nay để đảm bảo việc thông thương trong khu vực và trên toàn cầu cần thiết cho nền quốc phòng lẫn nền an ninh của hệ thống hàng hải quốc tế.

Bắt đầu với việc Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền của mình tại biển Nam Trung Quốc (biển đông), trái ngược với những gì mà các nhà bình luận đề nghị, nhà nước Trung Quốc chưa từng khẳng định chủ quyền kiểm soát ở vùng nước của biển Nam Trung Quốc là hoàn toàn của mình. Khẳng định của Trung Quốc về quyền kiểm soát hợp pháp vùng nước ngoài biển Đông một phần dựa trên khẳng định của họ về chủ quyền trên tất cả hòn đảo tại Biển Nam Trung Quốc (biển Đông) theo luật Trung Quốc về hải phận và những vùng cận biên giới năm 1992, trong đó Trung Quốc khẳng định là có chủ quyền đối với đảo Diaoyu (Senkaku) tại biển Đông Trung Quốc và đối với quần đảo Donsha (Pratas), Xisha (Paracel), Zhongsa (Macclesfield Bank), và Nansha (Spratly)(1) tại vùng biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền của các vùng đảo trên, luật về Khu Vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) năm 1998 của Trung Quốc cho rằng “vùng đặc quyền kinh tế … mở rộng thêm 200 hải lý từ đường cơ sở từ vùng biển đã được đo”(2). Kể từ khi các đảo ở biển Nam Trung Quốc được Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bao gồm cả đường cơ sở từ luật hải phận 1992; tác dụng của luật năm 1998 giúp khẳng định phần lớn vùng đặc quyền kinh tế quanh các đảo ấy. Vì thế, với hai luật trên,Trung Quốc đã khẳng định môt cách hữu hiệu rằng vùng EEZ của mình bao trùm gần hết biển Nam Trung Quốc (biển Đông).

Do đó, nhà nước Trung Quốc không khẳng định rằng những vùng nước này là lãnh hải, nước trong lục địa, hay nước trong vùng quần đảo hoặc bất cứ vùng nước ven biển của các quốc gia sẽ có thể nằm trong chủ quyền của cả vùng nước rộng trong vùng biển khu vực. Sự kết hợp của việc tự khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Quốc và cách giải thích luật biển quốc tế "độc đáo" của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của các quốc gia ven biển nhằm giới hạn hay cấm đoán các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (3), dường như là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc độc quyền kiểm soát quân sự trong vùng lưỡi bò của họ. Việc kiểm soát này tương đương với việc kiểm soát các hoạt động nắm lấy chủ quyền các vùng thuộc lãnh hãi của họ.

Để hiểu được việc này cũng giống như việc chẻ đôi sợi tóc; tuy nhiên, việc hiểu được các ý định sâu rộng của Trung Quốc đối với luật quốc tế nói chung trong chính sách của họ là rất quan trọng. Trung Quốc không khẳng định chủ quyền với vùng nước ở biển Nam Trung Quốc và quyền lợi đi kèm để kiểm soát các hoạt động của quân sự nước ngoài như một đặc quyền của việc sở hữu - Trung Quốc chỉ khẳng định chủ quyền để giới hạn thậm chí ngăn cấm lực lượng quân sự nước ngoài tại những vùng nước này như là vấn đề liên quan đến quyền lợi của một quốc gia ven biển có quyền đưa ra luật lệ để quản lý khu vực Đặc quyền Kinh tế của mình, vùng này không phải là khu vực chủ quyền pháp lý đặc biệt về việc bảo trì tài nguyên và môi trường. Nếu Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát với các tàu quân sự bởi vì họ khẳng định chủ quyền tại biển Nam Trung Quốc, Hoa Kỳ đương nhiên phản đối ý kiến này, chủ yếu dựa trên sự thực hiển nhiên; tuy nhiên, cả hai có thể đồng ý chung về mặt pháp lý rằng chỉ trong những vùng mà họ có chủ quyền về lãnh hải, họ mới có quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước. Như vậy, tác động pháp luật của những tranh chấp chỉ nằm trong vùng biển Nam Trung Quốc, như với trường hợp với Libya từng tuyên bố quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng Vịnh Sidra dựa trên đòi hỏi quá trớn của họ về chủ quyền trong vùng nước đó.

Điều khiến cho trường hợp của Trung Quốc quan trọng đối với quyền lợi của Hoa Kỳ là việc Trung Quốc khẳng định vùng EEZ có thể làm thay đổi các cùng EEZ khác trên toàn thế giới. Bằng việc khẳng định chủ quyền đối với vùng EEZ nói chung, nếu mà trường hợp của Trung Quốc được chấp nhận thì có thể sẽ thay đổi cách nhìn của luật hải phận quốc tế về vùng EEZ ở khắp mọi nơi. Như vậy, có thể EEZ sẽ bao trùm một phần ba đại đương thế giới, và tất nhiên một trăm phần trăm vùng bờ biển, những vùng đảo, và nhiều vùng chiến lược của thế giới và những kênh thông tin trên biển, quan điểm pháp lý của Trung Quốc đã xem thường sự quan tâm và tiềm lực hải quân Hoa Kỳ, như một sự đảm bảo chính về an ninh biển nói riêng.

Sự tự nhận về chủ quyền vùng EEZ của Trung Quốc chiếm gần hết biển nam Trung Quốc( B.Đông) đã là một vấn đề gây tranh cãi, cùng lúc đó ít nhất bốn nước khác kể cả Đài Loan cũng tự nhận chủ quyền tuyệt đối của mình tại ít nhất vài hòn đảo; tuy nhiên còn hơn thế nữa vì nhiều đảo tại đây quá nhỏ để công nhận vùng EEZ theo luật định về biển (UNCLOS) của LHQ. Tuy nhiên, thêm vào đó theo luật quốc gia của Trung Quốc và sự diễn dịch luật về hải phận quốc tế, Trung Quốc tự thừa nhận quyền hợp pháp để toàn quyền giới hạn hoặc điều chỉnh các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài tại vùng EEZ và vùng tiếp giáp vùng EEZ (4). Đối với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc tự nhận quyền hợp pháp của mình là một vấn đề thách thức và nan giải vì Trung Quốc hiện nay đang xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, sớm hay muộn cũng sẽ hửu hiệu ngăn cản các nước láng giềng bảo vệ hải phận của mình mà phần nhiêu trong số đó là các bạn và đồng minh của Hoa Kỳ bởi vì Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự và hải quân để phá rối các chiến dịch của lực lượng hải quân Hoa Kỳ trong và ngoài biển Nam Trung Quốc (b.Đông).

Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc tự xem mình đang ở điểm đỉnh của quá trình nhằm chiếm thế thượng phong tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Có lẽ một trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự chống lại tàu chiến Hoa Kỳ tại đây là vì họ xem những cản trở trong việc khẳng định chủ quyền của họ chính là là hải quân Hoa Kỳ và ý chí chính trị của Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc tự do đi lại và sự khẳng định chủ quyền của bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực. Tôi cho rằng Trung Quốc đã xác định vấn đề thứ hai là điều trọng nhất ngăn cản họ mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và lực lượng quân sự quốc gia chú trọng vào bộ binh trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Theo quan điểm của tôi, điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho Trung Quốc tăng cường các chiến dịch gần đây để quấy rầy các chiến dịch hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực: nếu Trung Quốc đánh giá thấp ý chí chính trị của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục các chiến dịch hải quân tại đây, Trung Quốc không cần thách thức sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu. Trung Quốc có thể xói mòn hiệu quả của hải quân Hoa Kỳ một cách gián tiếp mà vẫn đạt được kết quả tương tự.

Thực vậy, một số nhà phân tích và học giả am hiểu đã cho rằng qua tính toán của Trung Quốc về sức mạnh của Hoa Kỳ cho thấy sự khẳng định chủ quyền một cách hung hăng của nước này tại biển Nam Trung Quốc (b.đông). Theo lối suy nghĩ này, trong nhiều thập kỷ qua Trung Quốc lợi dụng các thay đổi nhỏ có lợi cho họ trong các quá trình chuyển hoá quyền lực của địa phương trong các động thái về biển Nam Trung Quốc( b.đông)(5). Vài hành động của Trung Quốc có thể được đánh giá là mang tính cơ hội, như trận hải chiến chiếm quần đảo Trường Sa vào năm 1974 với Việt Nam Cộng Hoà khi Hoa Kỳ đang hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam, và tiếp tục vào năm 1976 khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa từ một Việt Nam vừa mới thống nhất. Sau đó vào mùa xuân 1988, khi tàu chiến Hoa Kỳ đang chú ý vào việc hộ tống bảo vệ tàu chở dầu qua eo biển Hormuz, Trung Quốc lại tiếp tục tấn công hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và chiếm thêm nhiều đảo nữa. Cuối cùng, vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng 2 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi căn cứ hải quân ở vịnh Subic, Trung Quốc lẳng lặng chiếm dãy đá ngầm Mischief, một đãy đá ngầm nhỏ gần đảo Palawan thuộc quyền kiểm soát của Philippine.Tàu chiến củaTrung Quốc lưu lại trong khu vực cho đến khi Trung Quốc xây xong một căn cứ quân sự nhỏ nơi đây.

Những chuyển đổi quyền lực gần đây tại biển Nam Trung Quốc (biển đông) không thể được xếp vào loại mang tính cơ hội được nữa. Chúng là kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển và đầu tư của Trung Quốc trong rất nhiều năm trong việc chế tạo công nghệ quân sự nhằm ngăn cản sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với vùng biển Đông Á. Điển hình là công trình nghiên cứu của Lyle Goldstein và William Murray cho thấy rằng Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng tàu ngầm và khả năng khai thác các khoáng sản biển(6), và nghiên cứu của Andrew Erickson và David Yang ghi nhận rằng Trung Quốc đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu chiến(7). Ngoài việc thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, các chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm loại bỏ tính hợp pháp chính đáng của các hoạt động hải quân của Hoa Kỳ có vẻ như muốn thay đổi cục diện chính trị nơi đây. Sự quan sát này dựa trên học thuyết ”3 Cuộc chiến mới” của Trung Quốc. 3 cuộc chiến này là cuộc chiến hợp pháp, cuộc chiến dư luận và cuộc chiến tâm lý. Sự chú tâm của Trung Quốc đối với 3 mục tiêu này nhằm tạo lợi thế đối nội và đối ngoại chính đáng tại các vùng đảo và quyền kiểm soát các hoạt độgn quân sự của Trung Quốc tại biển nam Trung Quốc (b.Đông). Một bài viết trên báo Hải quân Nhân dân vài năm trước cũng từng nhận định rằng mục đích của một cuộc chiến pháp lý “…là để phòng ngừa xa,… tiêu diệt mọi mầm mống của vấn đề trước khi nó thực sự trỗi dậy…” để “ cung cấp sự chính danh cho một hành động quân sự,” và để “tham gia vào các cuộc tranh chấp hợp pháp” nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ”(8). Do đó, những phương pháp “mới” này được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu chiến thuật mà không cần phải sử dụng bạo lực bằng cách sử dụng đòn bẩy dư luận cùng với việc đưa ra một đe dọa từ sức mạnh quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc.

Có vẻ như Trung Quốc đang tận dụng cơ hội để tăng cường sự giải quyết có lợi cho mình tại biển Nam Trung Quốc (b.Đông). Cuộc đối thoại song phương duy nhất hiện nay về biển Nam Trung Quốc (b.Đông) mà tôi biết dường như dậm chân tại chỗ. Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Hữu nghị Việt -Trung vừa ra một thông báo sau kỳ hội nghị lần thứ hai năm 2008 là đôi bên “đồng ý giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng vì hòa bình và ổn định tại biển Nam Trung Quốc.” Tuy nhiên, tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với việc Trung Quốc luôn luôn khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” đối với các đảo tại biển Nam Trung Quốc, bao gồm việc mới đây vào tháng 5 2009 khi Trung Quốc ra tuyên bố tại LHQ đáp trả lại khẳng định chủ quyền của Philippines và Việt Nam(9). Nếu Trung Quốc tiếp tục không muốn công nhận bất cứ đảo nào tại đây thuộc về các nước láng giềng thì có gì để mà thương lượng. Trong tranh chấp hải phận với Nhật Bản tại biển Đông Trung Quốc, Trung Quốc có vẻ nhập nhằng trong việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku, thậm chí Trung Quốc còn có những hành động khiêu khích để khẳng định chủ quyền và đợi khi vị thế của Trung Quốc lớn hơn Nhật sẽ áp đặt sự khẳng định chủ quyền này(10). Theo tôi, Trung Quốc cũng đang dùng biện pháp tương tự để khẳng định chủ quyền ở biển Nam Trung Quốc. Nếu vị thế hiện nay của họ không đủ mạnh để áp đặt chủ quyền của mình thì Trung Quốc có xu hướng đợi đến khi vị thế của mình mạnh hơn để áp đặt hơn là chấp nhận thương lượng.

Tuy nhiên, với sự can thiệp của Hoa Kỳ thì có thể khiến cho các bên ngồi lại ít nhất là để thương lương đa chiều với nhau để giải quyết va chạm và tránh sự leo thang về tranh chấp về vùng EEZ, thềm lục địa, khẳng định an ninh và quyền tiếp cận khu vực. Nội dung thảo luận Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình nên nêu rõ rằng mình ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ như đã được trình bày trong Điều luật Hành xử vùng biển Nam Trung Quốc, và chúng ta sẽ giữ lời hứa với các nước bạn và đồng minh bằng việc hỗ trợ họ nếu bị tấn công và khẳng định những sự tăng cường hoạt động quân sự và tuần tra biển của Trung Quốc là không mang tính xây dựng. Các bên cũng nên kiềm chế hành động của mình. Kết quả cuối cùng có thể là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để họ chứng minh việc mình phát triển quân sự chỉ nhằm mục đích hòa bình và ý định thân thiện với các nước láng giềng.

Vào điểm sau này thì đã có một số nghi ngờ, đặc biệt là ở Nhật. Thực vậy, từng có một cuộc tranh cãi nẩy lửa giữa các học giả và các phân tích gia người Trung Quốc về việc Hải quân Trung Quốc nên lớn mạnh đến đâu để nhằm phát riển khả năng “vùng nước xanh”. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không có khả năng việc Trung Quốc đang cố gắng xây dựng hải quân để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong việc thống lĩnh biển trong tương lai gần. Kết quả bắt buộc của việc quân đội Trung Quốc phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua, và đặc biệt là sau khi Trung Quốc gửi quân đến vịnh Aden để hỗ trợ việc chống hải tặc nơi đây, được cho là có lẽ việc xây dựng hải quân của Trung Quốc có thể che dấu ý định của mình để một ngày nào đó vượt cả việc xây dựng khu vực phòng thủ Đông Á để thách thức vị thế độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới. Tuy nhiên, theo tôi, sự tiến triển này sẽ khó có khả năng xảy ra vì 3 lý do.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không xây dựng một lực lượng hải quân viễn chinh lớn bởi vì không phải là một lợi ích địa lý cho một nước mạnh về lục địa lại đi tập trung quá nhiều nguồn lực để kiểm soát đường hàng hải quốc tế, đặc biệt khi lực lượng hải quân hùng mạnh đã có sẵn và cung cấp dịch vụ miễn phí(11). Thứ hai, nhiều nước cho rằng Trung Quốc đã gặp quá nhiều thách thức về kinh tế, chính trị và xã hội và chúng sẽ tranh giành nguồn lực và sự quan tâm chính trị trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ này nên Trung Quốc không thể có điều kiện để chịu thêm áp lực (12). Qua những quan sát trên, tôi xin thêm vào một điểm nữa là lý do khiến tôi không cho rằng Trung Quốc đang trởthành một sức mạnh về hàng hải: nếu Trung Quốc có ý định phát triển sức mạnh hải quân để thách thức Hoa Kỳ ngoài biển Đông và Nam Trung Quốc, dấu hiệu nổi bật của ý định này sẽ là sự thay đổi trong quan điểm về luật biển quốc tế từ việc cấm tiếp cận sang tiếp cận, bởi vì khả năng để kiểm soát và sử dụng hỏa lực hải quân mà không có sự cho phép của luật quốc tế sẽ là sự đầu tư xa xỉ mà không có ích lợi thực tế. Như vậy, nghịch lý thay, vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ nên chấp nhận sự cọ xát giữa các luồng quan điểm khác nhau về luật biển quốc tế như một cái giá có thể chấp nhận được của việc tách những quyền lợi căn bản của một quyền lực lục địa mạnh ra khỏi một quyền lực hàng hải mạnh.

Điều đó không phải để nói rằng Hoa Kỳ không nên làm giảm giá trị hoặc quan điểm của mình dưới bất kỳ hình thức nào khi đề cập đến luật tiếp cận hải phận quốc tế cho những việc liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới hoặc những sứ mạng liên quan đến an ninh biển tư những đe doạ bất thường. Tuy quan điểm về luật biển của Mỹ được đồng thuận bởi 140/157 thành viên của UNCLOS, phần còn lại đồng thuận với Trung Quốc trên một hay nhiều phương diện rằng những nước ven biển có quyền giới hạn các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài, chúng ta không nên ỷ lại vào tình trạng hiện tại. Thực vậy, quan điểm củaTrung Quốc đã lôi kéo được khá nhiều sự đồng thuận, kể cả một số nước láng giềng. Tuy chính phủ của Philippines, Indonesia và một số nước trong vùng vẫn chấp nhận quan điểm cho phép hoạt động quân sự tự do trong vùng EEZ; nhưng, đại diện của những nước này cũng bày tỏ sự ủng hộ ngầm với quan điểm củaTrung Quốc, lý do hợp lý nhất là họ muốn cầm chân việc phát triển của hải quân Trung Quốc nơi đây. Điều này cho ta thấy những cộng sự của ta tại khu vực Châu Á cũng cảm nhận được sự chuyển động về quyền lực tại biển Nam Trung Quốc và họ cần nhiều sự quan tâm của ta hơn hiện nay rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết về an ninh khu vực và vẫn duy trì một lực lược hải quân hùng hậu trong vùng.

Bảo vệ những quy ước truyền thống về các hoạt động quân sự bằng việc duy trì cam kết để vượt trội về sức mạnh hải quân toàn cầu sẽ có những kết quả quan trọng cho vùng Đông Á và hơn thế nữa. Một vành đai chống tiếp cận đang được phát triển xuyên vùng đất Nam Á từ biển Arabian đến biển Nhật Bản. Trong số khoảng mười quốc gia đang chính thức giữ nguyên quan điểm pháp lý đối chọi với quyền tự do vốn có về hoạt động quân sự trong và ngoài vùng EEZ, các nước tập trung trong khu vực dọc theo vùng duyên hải Nam Á đang đóng chiếm giữ các tuyến cáp thông tin vô cùng quan trọng của thế giới. Trong khu vực này, các nước Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Malaysia, Trung Quốc, Bắc Hàn đều thực hiện việc kiểm soát đối với lực lượng quân sự nước ngoài tại vùng EEZ. Việt Nam cũng có thể được xếp vào danh sách này; tuy nhiên, nước này đã tự vẽ đường cơ sở lớn hơn thay vì khẳng định quyền kiểm soát vùng EEZ như là một phương pháp chống xâm nhập. Đây là một bổ xung bên cạnh những chấp thuận ngầm cho quan điểm chống thâm nhập thỉnh thoảng được đưa ra bởi một số học giả và quan chức của một số quốc gia trong khu vực đã không nêu ra ở đây. Trong số các quốc gia đó, vài nước cũng đã xây dựng được lực lượng hải quân đáng kể trong khu vực trong khi một số nước khác đang cố gắng sở hữu khả năng hạt nhân hoặc những công nghệ chống xâm nhập giống như Trung Quốc để tăng trọng lượng cho quan điểm pháp lý của họ.

Để chống lại những quan ngại về việc chống xâm nhập của những nước ven biển này, Hoa Kỳ cần đặt trọng tâm việc giới thiệu và trình bày những lợi ích an ninh biển có thể có từ tiềm năng hải quân mạnh cùng với với quyền được tiếp cận rộng rãi các vùng biển. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần tìm cơ hội để cam kết với Trung Quốc và các nước khác trong vùng về các hoạt động hợp tác quốc tế để ổn định vùng biển khỏi các bất ổn truyền thống và không truyền thống. Thêm nữa, vì Trung Quốc ngày càng muốn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu thế giới, bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc với những nỗ lực tham gia lực lượng giữ hòa bình, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc rất có lợi về nhiều mặt cho mối quan hệ chung (13). Việc mời tàu chiến Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch giữ an ninh hàng hải – thậm chí khi ta vẫn đang bất đồng về quan điểm chủ quyền – nên trở thành một kế hoạch định hướng. Đạt một mục tiêu chung về hàng hải bằng cách làm việc trong cùng một khu vực chung hoặc riêng trong khi thực hiện các tác vụ khác nhau như đã thấy trong các chiến dịch ở vịnh Aden hiện tại đáng được nghiên cứu kỹ hơn như một chuẩn mực của hợp tác trong tương lai ở trên biển giữa các phe phái không nhất thiết phải có sự đồng thuận hoàn toàn.

Thực ra, việc Trung Quốc quyết định tham gia vào các chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden mở ra một cơ hội đáng khuyến khích cho việc hợp tác hải quân để mang lại trật tự và ổn định cần thiết cho một cơ chế hoạt động tốt toàn cầu, nơi mà tình trang kinh tế và sức mạnh chính trị mà các nước chính dựa vào. Thêm vào đó, những chiến dịch như vậy cho phép Trung Quốc tham gia trong việc cung cấp “hàng hóa toàn cầu” từ những chiến dịch hải quân nhân đạo và thuộc về an ninh được ủng hộ bởi những can thiệp hợp lý, tiếp cận có định hướng của luật biển quốc tế.

Một điểm cuối về quan hệ hợp tác Trung Quốc - Hoa Kỳ trên biển: vì biển đông và biển nam Trung Quốc đều mang tính chiến lược quan trọng cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và vì vậy sẽ có thể tiếp tục những va chạm; nếu họ hoạt động xa hơn vùng duyên hải biển Đông Á thì khả năng hợp tác giữa hải quân hai bên sẽ dễ thực hiện hơn. Thách thức đối với Hoa Kỳ trong việc quan hệ với Trung Quốc là giữ được ảnh hưởng tại Đông Á mà vẫn thúc đẩy quá trình hợp tác toàn cầu. Trung Quốc khao khát muốn đóng vai trò của một quyền lực có trách nhiệm trên thế giới và song song với việc họ sẵn sàng cam kết các nhiệm vụ an ninh, dù không phải trên hình thức hợp tác trực tiếp với hải quân của Hoa Kỳ hoặc của các nước khác tại vịnh Aden, vẫn cho thấy những cơ hội như thế trong tương lai sẽ xảy ra và chúng nên được chào đón nồng nhiệt. Trung Quốc càng hợp tác với Hoa Kỳ nhiều giống như các quốc gia có cùng ý tưởng đó tại Đông Á, thì càng có nhiều cơ hội cho các yếu tố tin tưởng cần thiết để cân bằng mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại Đông Á. Các cơ hội cho việc hợp tác tại Đông Á như cứu trợ nhân đạo hoặc ngăn cản dịch bệnh, Trung Quốc nên được chào đón như môt cộng sự. Các tàu bệnh viện mới của Trung Quốc có thể mang lại các cơ hội cho việc này, việc hợp tác của các tàu bệnh viện của Hoa kỳ và Trung Quốc nên được cân nhắc để mang lại nhiều lợi ích của y tế hiện đại đến cho các vùng kém phát triển ở Đông Nam Á. Cuối cùng, những hoạt động như thế này sẽ mang lại yếu tố tin tưởng cần thiết, dựa trên việc tăng cường tiếp xúc về quân sự, sẽ mang lại sự ổn định chiến lược cần thiết mà các bên đều mong muốn.

Tóm lại, hai hành động thể hiện vai trò dẫn đầu quan trọng mà Hoa Kỳ lúc này nên làm để thực hiện việc tự do định vị, một sự quan trọng chiến thuật đối với an ninh Hoa Kỳ là trước hết cần khẳng định lại vị trí của chúng ta là những người ủng hộ cho quyền xâm nhập dựa trên luật biển quốc tế. Trong một thời gian quá dài, chúng ta đã bỏ qua mục tiêu quan trọng này đối với an ninh Hoa Kỳ. Chúng ta đã ỷ lại vào lập luận rằng những quyền lợi theo quan điểm của chúng ta là tất nhiên và trông đợi những nước khác cảm thấy có lý để được thuyết phục bởi quan điểm của chúng ta, hoặc chúng ta đã đơn thuần dựa trên sức mạnh quốc gia để thực hiện những mục tiêu về hải phận mà ta quan tâm mà không để ý đến những các nước khác nghĩ gì. Tuy nhiên, ngày này thậm chí không có một sự thống nhất về quan điểm trong chính sách về biển trong các cơ quan chính phủ. Chính phủ liên bang sẽ có lợi từ một chính sách về biển thống nhất, và từ chính sách đó, đề ra một kế hoạch thông tin chiến lược và hiệu quả để giải thích những lợi ích và sức mạnh quan điểm của Hoa Kỳ trên biển.

Thứ hai, kể tứ tháng 10/2007, hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động dưới một chiến lược trên biển trong đó phản ảnh quan hệ hợp tác toàn cầu như là một trong những nền tảng quan trọng trong an ninh hàng hải toàn cầu để chống lại các mối đe dọa truyền thống lẫn không truyền thống. Như Amiral Willard từng đề cập gần đây,” từng trạng không phe phái hiện thời của chúng ta ràng buộc” trong việc tạo dựng mối quan hệ cộng tác để đạt được an ninh trong và ngoài nước. Như Đô đốc Willard đã tường trình rằng "vị trí không theo phe nhóm của chúng ta đã ngăn cản" chúng ta thành lập những nhóm hợp tác để đạt được nền an ninh quốc gia và thế giới. Đô đốc Willard cũng cho rằng UNCLOS đóng vai trò quan trọng bởi vì nó cung cấp một quy chế mạnh mẽ cho các hoạt động chống lại các mối nguy hại truyền thống lẫn không truyền thống trêm toàn cầu. Vì những lý do này, tôi cũng bổ xung rằng việc Trung Quốc liên tục quảng bá quan điểm chống xâm nhập – và các khán giả lắng nghe thông điệp này đang lan ra các khu vực quan trọng của thế giới - điều này nhắc chúng ta không nên ỷ lại khả năng tự do định vị cho các mục đích quân sự mà chúng ta đang sử dụng. Trung Quốc đang khẳng định vai trò lãnh đạo của trong những vấn đề như thế này trong Hội Đồng. Ngược lại, Hoa Kỳ thì không. Một thẩm phán Trung Quốc đang ngồi ở Tòa án Luật biển Quốc tế. Hòa toàn không có thẩm phán Mỹ. Khi các thương lượng về việc thay đổi điều luật diễn ra, Trung Quốc có một ghế ở đó và sẽ bỏ phiếu còn Hoa Kỳ thì không. Để cải thiện vị trí lãnh đạo thế giới của ta, theo tôi Hoa Kỳ nên tham gia với 157 nước khác hiện đang là thành viên của Hội đồng LHQ về Luật biển trong khi có cơ hội sớm nhất có thể.

Tóm lại, luật biển quốc tế rất quan trọng và Hoa Kỳ cần lưu ý để bảo đảm các quyền lợi của chúng ta được bảo vệ trong vấn đề xâm nhập trong luật biển. Tuy nhiên sức mạnh sẽ có hiệu lực hơn là lời nói. Theo tôi, việc bảo vệ sức mạnh hàng hải chúng ta không bị xoá sạch thì rất quan trọng với an ninh quốc gia của nước ta lẫn các nước khác. Quyền lực đang thay đổi tại Đông Á, không phải cân bằng mà là chuyển đổi. Cơ hội tốt nhất của Mỹ để giữ hòa bình tại khu vực là tỏ thái độ kính trọng với vị thế mới trong vùng củaTrung Quốc bằng cách chìa tay ra để hợp tác về mặt hàng hải. Tuy nhiên, để đạt được những gì ta, các bạn bè và đồng minh quan tâm, ta phải giữ ưu thế vượt trội về sức mạnh hàng hải.

Chú thích:

(1): Luật về biển của CHNDTH và vùng tiếp giáp , 25/2/1992(2): Luật về về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CHNDTH, 26/7/1992
(3): Peter Dutton, phúc trình trước hội đồng kinh tế an ninh Trung Quốc – Hoa Kỳ: www.uscc.gov/hearings/2009hearings/written_testimonies/09_06_11_wrts/09_06_11_dutton_statement.pdf. (4): Khảo sát và xem xét luật của CHNDTH, 29/8/2002, và các quy định của CHNDTH về quản lý của nước ngoài liên quan đến Nghiên cứu khoa học biển, 1/10/1996 . Đối với một độc quyền của quan điểm của Trung Quốc trên luật pháp lý cho các quốc gia ven biển để hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài trong EEZ, xem Ren Xiaofeng và Cheng Xizhong, Quan điểm của Trung Quốc , 29 Chính sách biển(2005), trang 139
(5): Bonnie S. Glaser and Lyle Morris, nhận xét của Trung Quốc về sự suy giảm của Hoa Kỳ, Tổ chức Jamestown, 9/7/2009; và Richard Fisher, Jr., Cuộc chiến mới ở biển Nam Trung Quốc: Trung Quốc đã ranh ma hơn, Trung tâm định hướng và chiến lược, 28/6/2008(6): Goldstein Lyle và Murray William, những con rồng Dưới mặt biển, Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, An ninh quốc tế, Vol. 28., No. 4, Xuân 2004, pp. 161-196
(7): Andrew S. Erickson và David D. Yang, bên rìa của một người thay đổi cuộc chơi , Những việc Viện Hải quân Hoa Kỳ đạt được,1/5/ 2009
(8): Jin Hongbing, Cuộc chiến hợp pháp: công cụ sắc bén mài giũa các cơ hội để tận dụng các sáng kiến, People’s Navy( Renmin Haijun, ở Trung Quốc), 29/6/2006
(9): Brian McCarten, Khuấy động vùng nước tại quần đảo Spratly, Asian Sentinal, 4/2/2008; và Trung Quốc nói rằng các nước láng giềng nên tránh xa khỏi các đảo đang tranh chấp, Reuters 12/5/2009
(10): Xiongdu, Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm an toàn tại biển Đông Trung Quốc, CCTV, 3/7/2008
(11): Robert s Ross, The Geography of the Peace: East Asia in the 21st Century, An ninh quốc tế, Vol 23, No 4, Xuân 1999, pp 81-118(12): Susan Shirk, Fragile Superpower: How China‟s Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise, Oxford University Press (2007)
(13): Peter Duton, Charting A Course: U.S.-China Cooperation at Sea, An ninh Trung Quốc, 3/2009



Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ
Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á - Trung tâm Stimson
Điều Trần Trước Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương

Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Á Châu

Ngày 15 tháng 7 năm 2009
Richard P. Cronin
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á
Trung tâm Stimson
Washington, DC

Kính thưa Thượng Nghị sĩ Webb và các thành viên của Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương. Tôi xin cám ơn quí ngài đã tạo cơ hội cho tôi trình bày trước Tiểu Ban Thượng Viện về các vấn đề ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, nơi có tầm quan trọng đối với nền hòa bình, ổn định, và phát triển cân xứng của thế giới, và có ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ. Về những lý do mà ngài đã đề cập trong thư mời tham gia buổi tường trình, đơn phương tuyên bố về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của Luật Biển, và việc Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực và đe dọa để đạt được mục tiêu của mình, đã trở thành những vấn đề đáng quan tâm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cách hành xử của Trung Quốc đã đe dọa đến lợi ích của các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ, kể cả quyền tự do lưu thông, khả năng khai thác nguồn dầu thô và khí đốt dồi dào dưới lòng biển, vấn đề hợp tác và phát triển bền vững trong việc khai thác các nguồn tài nguyên khác ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, và khai thác cửa biển. Hậu quả của cách hành xử của Trung Quốc ở vùng biển Nam Trung Hoa bao gồm đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực, đến sự phát triển kinh tế, đến sự sinh kế, và an ninh lương thực.

Cách hành xử của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa giống như là cách họ áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản và trong các cuộc tranh chấp, hiện nay đang bế tắc, với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Hàn Quốc; và liên quan đến việc khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã không màng đến quyền lợi của hơn 60 triệu người ở năm quốc gia khu vực hạ lưu, nơi mà sông Mê Kông chính là mạch máu, là nguồn lợi chính của các nước về an ninh lương thực. Tôi rất vui lòng đề cập đến những vấn đề này nếu quý ngài yêu cầu, nhưng bây giờ tôi sẽ tập trung vào vấn đề biển Nam Trung Hoa.

Đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không phải là nước có tham gia vào bất kỳ một cuộc tranh chấp chủ quyền nào ở châu Á, nhưng các nước đồng minh và một số quốc gia quan trọng có giao hảo với Hoa Kỳ đang tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền, và những vấn đề tranh chấp có liên quan đến lợi ích của chúng ta. Những lợi ích này bao gồm những lợi ích cơ bản nhất như hòa bình và ổn định của khu vực, quyền lưu thông của tàu chiến Hoa Kỳ, những lợi ích quan trọng về thương mại trong khu vực, và vấn đề đầu tư. Việc không công nhận những luật lệ quốc tế của Trung Quốc mở rộng sang cả vùng trời và góp phần vào vụ máy bay thám thính Hoa Kỳ và chiến đấu cơ của Trung Quốc đâm vào nhau hối năm 2001, khiến cho máy bay thám thính phải đáp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta có những quan tâm to lớn ở khu vực biển Nam Trung Hoa, liên quan đến việc biến đổi của khí hậu và hiện tượng trái đất nóng dần lên, việc hợp tác khai thác thủy hải sản bền vững và việc bảo vệ các rặng san hô. Về việc tranh chấp lãnh hải, tôi sẽ chủ yếu đề cập đến vấn đề "Những lợi ích an ninh không chính thống" (NTS) như: ảnh hưởng của tranh chấp đối sự phát triển kinh tế, an ninh lương thực, sinh kế, và lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ ở khu vực biển Nam Trung Hoa và khu vực các nước Đông Nam Á lân cận.

Ảnh Hưởng của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm 1994

Tầm quan trọng và sự căng thẳng của những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đã gia tăng không ngừng kể từ khi áp dụng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1994 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Luật Biển cung cấp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tính từ bờ biển của một quốc gia. Công Ước cũng thông qua đặc quyền khai thác thềm lục địa của một quốc gia ven biển, giới hạn trong khoảng 350 hải lý tính từ "đường cơ bản" (thường là mức trung bình của các số đo mặt nước khi thủy triều xuống thấp) và độ sâu 2500 mét của đáy biển.

Hoa Kỳ đóng vai trò hàng đầu trong việc soan thảo Luật Biển và đã ký thỏa ước tất cả các điều luật, ngoại trừ điều XI, có liên quan đến các nguồn tài nguyên ở tầng biển sâu và một vài tranh chấp khác. Nhìn chung, Hoa Kỳ đồng tình với các điều khoản quan trọng của Hiệp định về Luật Biển, nhưng chưa phê chuẩn do điều XI.

Những căng thẳng ngày càng tăng do các xung đột về quyền lãnh thổ bắt nguồn từ những giả định về các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt dưới lòng biển, và nguồn lợi thủy hải sản. Các nguồn tài nguyên năng lượng đang dần trở nên có giá trị và dễ khai thác hơn nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật về khoan dò và các hoạt động có liên quan. Việc nguồn cung ứng hải sản tự nhiên bị cạn kiệt cộng với việc tăng giá của hải sản trên thị trường đã đe dọa đến an ninh lương thực thực phẩm của vài quốc gia và khiến ngành đánh bắt thủy hải sản trở thành lý do của những xung đột.

Hầu hết những tranh chấp về lãnh thổ đang nóng lên trong thời điểm hiện nay là do UNCLOS yêu cầu các quốc gia nộp kiến thư chính thức về chủ quyền biển vào ngày 13-05-2009. Một vài nước đã chính thức lên tiếng khiếu nại các nước khác về việc tuyên bố chủ quyền biển chồng lấn lẫn nhau, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Trung Quốc là cội nguồn của những tranh chấp ở khu vực biển Nam Trung Hoa và vùng châu thổ sông Mê Kông

Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa và đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ. Vào năm 1974, Trung Quốc lợi dụng sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam đã tấn công hải quân Nam Việt Nam và chiếm đóng các hòn đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1988, hơn 70 lính hải quân Việt Nam đã tử trận do đụng độ với tàu Trung Quốc gần rặng đá ngầm Johnson thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm giữ thêm các dãy san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, cách Palawan của Philippines 130 hải lý, hoàn toàn nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công Ước 1994, trong khi nằm cách Trung Quốc đến 620 hải lý.


Sự kiện năm 1995 ở dãy đá ngầm Mischief đã kích hoạt đồng loạt những phản ứng của các nước Asean khiến cho Trung Quốc phải ngạc nhiên. Kết quả là Trung Quốc đã phải hứa hẹn hợp tác khai thác chung nguồn tài nguyên dưới biến cho đến khi các bất đồng được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc thật ra vẫn đang từ chối đàm phán đa phương với các nước có liên quan và đơn phương dùng sức mạnh vượt trội để tranh giành chủ quyền.


Những hoạt động vượt quá giới hạn của Trung Quốc là việc nhiều lần khoan thăm dò dầu và khí đốt ở vịnh Bắc Bộ và các khu vực lân cận ở biển Nam Trung Hoa, nơi xét theo những điều luật của UNCLOS về hoàn cảnh cư trú lịch sử, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cũng ngăn cấm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam và các nước láng giềng hoạt động trong vùng lãnh hải do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


Hiện nay, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Vào tháng 3-2009, 5 tàu nhỏ của Trung Quốc đã can thiệp vào các hoạt động của tàu thăm dò Impeccable Hoa Kỳ, ở vị trí cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 hải lý. Trung Quốc cho rằng tàu Impeccable đã vi phạm những điều luật về vùng đặc quyền kinh tế của UNCLOS qua việc tiến hành các hoạt động khảo sát dưới đáy biển. Ngay cả khi tàu của Hoa Kỳ dùng các vòi cứu hỏa xịt nước sang boong tàu của Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục ngăn cản bằng cách chắn ngang đường tiến của tàu Impeccable. Trung Quốc cũng đã đe dọa đưa tàu vũ trang đến để bảo vệ các tàu nhỏ đang quấy rối hoạt động của tàu Hoa Kỳ và tăng cường quyền quản lý khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Các Tranh Chấp Khác ở Biến Nam Trung Hoa


Một số các tranh chấp chưa được giải quyết bao gồm những tranh chấp giữa các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số các tranh chấp trong đó có liên quan đến cả chủ quyền biển và đất liền. Những tranh chấp nổi bật bao gồm:


- Thái Lan và Campuchia, gồm có tranh chấp quyền sở hữu đền Preah Vihear nằm trên dãy núi vắt ngang biên giới của hai nước, cũng như tranh chấp về đường lãnh hải. Việc giành quyền sở hữu đền Preah Vihear là vấn đề nóng hiện nay giữa hai nước do Campuchia dự định sẽ đơn phương yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận ngôi đền và khu vực lận cân là Khu vực Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Của Thế Giới. Quân đội giữa hai nước đã có các cuộc giao tranh lẫn nhau. Tranh chấp lãnh hải bao gồm khu vực chồng lấn có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt, đang được Chevron và ConocoPhillips cùng với các hãng khác tiến hành thăm dò và khai thác. Việc giải quyết vấn đề này của chính phủ tiền nhiệm Thái Lan đóng vai trò quan trọng đến tình trạng rối loạn chính trị đang diễn ra ở Thái Lan hiện nay.


- Thái Lan và Việt Nam cũng có những xung khắc lợi ích ở Vịnh Thái Lan, nơi rất giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt. Rất khó để phân ranh Vịnh Thái Lan do khu vực này được bao quanh bởi Campuchia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam. Sẽ không thể vẽ một đường ranh giới sao cho có thể đảm bảo mỗi nước có được 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Campuchia đã phản đối những dàn xếp riêng về lãnh hải giữa Thái Lan và Việt Nam.


- Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần của biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Thái Lan, Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Một ký thư tuyên bố chủ quyền chung giữa Thái Lan và Malaysia gởi cho UNCLOS hồi đầu năm đã kích hoạt một phản ứng giận dữ của Trung Quốc và một quốc gia khác vốn không được hổ trợ bởi Luật Biển.


Ảnh Hưởng Cách Hành Xử Của Trung Quốc Đến Khả Năng Họat Động Của Các Công Ty Hoa Kỳ tại Các khu Vực Tranh Chấp


Cho đến nay, chỉ có các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ cách hành xử của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô do Việt Nam và các nước khác mời thầu. Hoạt động thăm dò và khai thác này bao gồm các hoạt động trực tiếp hoặc liên doanh giữa các công ty đa quốc gia với các công ty ở các nước Đông Nam Á. Một số lượng lớn các báo cáo cho biết Trung Quốc đã nhắc nhở các công ty của Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia khác rằng nếu họ muốn làm ăn ở Trung Quốc, họ không được tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực thuộc vùng vịnh Bắc bộ do Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.


Năng suất dầu khí của Việt Nam đang suy giãm và sẽ không thể tăng thêm nếu các công ty đa quốc gia không vào khai thác. Trừ phi Việt Nam và Trung Quốc đạt được vài thỏa hiệp, Việt Nam có ít cơ hội để phát hiện thêm các mỏ dầu khí ngoài khơi. Bắc Kinh đang ở "chiếu trên" và đã đang áp lực các công ty đa quốc gia ngừng khảo sát và khoan thăm dò ở các lô có giá trị thương mại do Việt Nam mời chào.



Thật dễ hiểu tại sao các công ty năng lượng đa quốc gia của Hoa Kỳ ngần ngại công khai các rắc rối do Trung Quốc gây ra, nhưng các báo cáo về việc hăm dọa của Trung Quốc đối với các công ty Hoa Kỳ đang gia tăng. Vào năm 2007 và 2008, Trung Quốc buộc ExxonMobil cũng như BP ngừng thăm dò tại các khu vực do Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


Những quốc gia nào không đủ lực để tuần tra ngư nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình sẽ bị thiệt thòi trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và trở thành nạn nhân của các tàu bắt trộm cá nước ngoài. Giống như trường hợp của Somali, ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản của quốc gia này bị hủy hoại bởi các tàu đánh bắt và chế biến cá cỡ lớn có thể góp phần vào nạn cướp biển ở khu vực Nam Trung Hoa và eo biển Malacca. Trong những năm gần đây, toàn bộ tàu chở hàng bị mất tích và lại xuất hiện với những cái tên khác và cờ đăng ký khác, và cướp biển tấn công tàu, giữ con tin và đòi tiền chuộc ở eo biển Malacca. Kể từ khi có thỏa thuận giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, và sự hỗ trợ của hải quân Hoa Kỳ trong việc giám sát đường vận tải biển, tình trạng cướp biển đã giảm dần trong những năm qua.


Tuy nhiên, do tính lịch sử lâu đời, nạn cướp biển xảy ra ở các quần đảo của Indonesia, Philippines, và một phần bờ biển của Malaysia thuộc vùng Borneo vẫn tồn tại. Khi tiềm năng đánh cá cạn kiệt, khi rừng nhiệt đới bị mất dần làm giảm đi các chuyến hàng vận chuyển gỗ xẻ, các nhóm tham gia băng cướp trước đây có thể sẽ quay trở lại với nghề cướp biển.


Những Ảnh Hưởng Đến Môi Trường, Kinh Tế Xã Hội, và An Toàn cho Con Người


Một trong số những hậu quả tiêu cực của các tranh chấp chủ quyền là rào cản đối với sự hợp tác và quản trị bền vững nguồn tài nguyên ở vùng biển Nam Trung Hoa. Nhiều nỗ lực hợp tác trong việc quản lý nghề cá, bảo vệ các rặng san hô, và kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của nạn phá rừng, khai thác mỏ, và chất thải cho đến nay không có lối thoát.


Việc khai thác nguồn hải sản quá mức ở biển Nam Trung Hoa và các vùng lân cận của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang đe dọa đến sự tuyệt chủng của những loài cá quan trọng trong công nghiệp thực phẩm. Các quốc gia ven biển có thể không kiểm soát được những gì đang diễn ra vùng biển thượng nguồn, nhưng nếu những tranh chấp có thể được giải quyết ổn thỏa, ít nhất những quốc gia này có được quyền, nếu không phải là sức mạnh, quản lý vùng đặc quyền kinh tế của mình.


Số lượng các tranh chấp lãnh hải trực tiếp gây cản trở sự phát triển kinh tế và ít nhất là gây khó khăn đến sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Những tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia và giữa Trung Quốc và Việt Nam làm tổn hại đến lợi ích phát triển của quốc gia tranh chấp yếu hơn. Hơn nữa, ví dụ như nếu Campuchia phát hiện ra các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và trên đất liền, chính phủ Campuchia có thể không cảm thấy cần thiết triển khai các dự án thủy điện tại các khu rừng bảo tồn trên núi Cardamom hay trên dòng Mê Kông. Khi đó, chi phí điện năng cao của Campuchia sẽ là một trong những cản trở trở chính cho sự phát triển.


Vai Trò Tiềm Năng Của Hoa Kỳ Trong Việc Hỗ Trợ Hòa Bình và Ổn Định


Mặc dù không phải là quốc gia trực tiếp tham gia vào các tranh chấp chủ quyền, có một vài cách Hoa Kỳ có thể thu được lợi ích cho mình và đóng góp cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt thông qua ngoại giao, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, và khả năng ứng phó với những tàn phá do bão tố và sự thay đổi của khí hậu. Các phương cách để đạt được những mục tiêu trên bao gồm:


- Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là giúp đỡ các nước Asean. Tôi xin chia xẻ nỗi thất vọng của nhiều người rằng ngoài một vài ngoại lệ quan trọng, Hoa Kỳ rõ ràng đã vắng bóng trong các giai đoạn phát triển chính của Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Nhờ vào những cố gắng tột bực của các viên chức chúng ta ở các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại các nước sở tại nhằm thu hút sự quan tâm của Washington, việc thiếu quan tâm vào khu vực này đã được cải thiện kể từ những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush. Việc bổ nhiệm Scot Marciel, Phó Giám đốc Bộ phận Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao làm Đại sứ của Hoa Kỳ ở Asean năm 2007 là một ví dụ của xu hướng tích cực về sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á.


- Hiện nay, chính quyền Obama, đặc biệt là Bộ Ngoại giao đang xúc tiến việc tham gia của Hoa Kỳ vào khu vực. Tất cả các lãnh đạo của các nước Đông Nam Á sẽ chăm chú lắng nghe Ngoại trưởng Clinton phát biểu khi bà ta tham dự Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean (PMC) giữa các nước Asean và các nước đối thoại và tham dự Diễn Đàn Khu Vực Asean (ARC) kéo dài trong vài ngày. Một vài mong đợi tại Hội nghị là Clinton sẽ mang đến những đóng góp ban đầu của Hoa Kỳ để giúp các nước Asean trong việc thích ứng với những thay đổi của khí hậu và các vấn đề hỗ trợ liên quan đến an toàn lương thực và con người.


- Hoa kỳ có thể giúp đỡ khu vực Đông Nam Á và chính mình qua việc đáp ứng yêu cầu hổ trợ khu tam giác Coral Triangle Initiative (CTI) của Asean. CTI bao phủ một khu vực tam giác biển rộng lớn giữa Indonesia, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea, Đông Timor, và quần đảo Solomon. Với hàng ngàn loài cá sinh sống có giá trị khai thác nhiều tỉ đô là hàng năm, CTI đang ngày càng bị hủy hoại bởi phương pháp khai thác thương mại của các tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản, và bị hủy hoại bởi nạn phá rừng, nạn đổ chất thải ra biển. Nhiều dự án cải tạo khu tam giác của các nước Asean đã được đề xuất, nhưng tất cả chỉ là lời hứa hơn là hành động, và không một nước nào có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện lời hứa của mình. Có thể sẽ có một dự án thích hợp để cải tạo khu tam giác qua việc hợp tác với Úc Châu, nước có những mối quan tâm về vấn đề này và là nước có mối quan hệ đặc biệt với Papua New Guinea, Timor Leste, và Solomons.


- Hoa Kỳ sẽ giúp giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia có thiện chí qua việc hỗ trợ khảo sát cấu trúc đáy biển và các nguồn tài nguyên, và thu thập dữ liệu. Những trợ giúp bước đầu như thế sẽ có thể làm cho các nước Asean trở thành một điển hình tốt đối với Trung Quốc và ngay cả có thể giúp Trung Quốc chịu nhân nhượng trong tranh chấp mà không bị mất mặt.


- Trực tiếp khẳng định quyền hạn và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Hơn hết, chính quyền Obama nên rút kinh nghiệm cách ứng xử thụ động của các chính phủ tiền nhiệm tính từ năm 1995 đối với những hành xử không tuân theo Luật Biển của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và các nơi khác. Ít nhất chính quyền Obama nên có hổ trợ về tinh thần đối các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc, và nên cương quyết đòi hỏi quyền tự do lưu thông trước sự khiêu khích của Trung Quốc.


- Hoa Kỳ có thể thực hiện điều đó dựa trên khuôn khổ Cuộc Đối Thoại Kinh Tế và Chiến Lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Cuộc họp sắp tới ở Washington từ 27 đến 28 tháng 7, tiếp theo sau Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean và Diễn Đàn Khu Vực Asean tại Phuket, Thái Lan từ 17 đến 23 tháng 7. Ngoại trưởng Clinton sẽ quay trở lại Hoa Kỳ sau các buổi gặp gỡ đó, sau khi có được những kiến thức sơ bộ về những mối lo lắng của các nước Asean đối với Trung Quốc.


- Điều không may là Trung Quốc đã tự đặt mình vào vị trí đối nghịch với luật lệ quốc tế và cách ứng xử thông thường trong các cuộc tranh chấp lãnh hải. Tuy nhiên để Hoa Kỳ và các nước tham gia tranh chấp có hướng giải quyết tích cực hơn, cần nhớ rằng Trung Quốc đã mất khá nhiều lãnh thổ trong quá khứ và đang cố gắng thu hồi lại những thứ đã mất. Những mất mát đó của Trung Quốc bắt đầu bằng các cuộc chiếm đóng của thực dân Châu Âu và Nhật Bản và họ đã ép Trung Quốc từ bỏ những lãnh thổ hợp pháp của mình, ngay cả Trung Quốc cũng mất lãnh thổ vào tay của các nước láng giềng ở biển Nam Trung Hoa trong thời kỳ Cách mạng văn hóa hổn loạn của Mao Trạch Đông, do khi ấy Trung Quốc chỉ tập trung vào nội vụ.


- Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò xây dựng và quan trọng bằng cách tổ chức các buổi điều trần tương tự buổi điều trần hôm nay để xem xét những vấn đề tranh chấp này, và bằng việc phê chuẩn và tài trợ, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, cho những chương trình trợ giúp ban đầu của Hoa Kỷ đối với các nước Đông Nam Á một cách thường xuyên hơn. Sự quan tâm của Hoa Kỳ không cần nhằm mục đích cô lập hay bêu xấu Trung Quốc. Đơn giản là cách đó không có tác dụng. Thay vào đó chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng những khát vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo và hùng mạnh, nhưng phải nằm trong khuôn khổ của luật lệ quốc tế và lề lối ứng xử thông thường, cũng như Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các đồng minh của mình và các quốc gia bè bạn.


Xin cám ơn quý ngài rất nhiều về sự ưu tiên dành cho buổi điều trần này. Tôi sẽ rất vui khi trả lời các câu hỏi của quý ngài nếu có hoặc sẽ hồi đáp sau một cách rõ ràng hơn.

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

Dan Blumenthal, Thành viên Thường trực - Học viện American Enterprise

tqvn2004, X-Cafe chuyển ngữ



Điều Trần Trước Tiểu Ban Á Châu thuộc Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ

về


Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở châu Á

15 tháng Bảy, 2009


Dan Blumenthal, Thành viên Thường trực - Học viện American Enterprise

Thưa Thượng nghị sĩ Webb, các thành viên trong hội đồng! Tôi rất vinh dự được xuất hiện trước quý vị ngày hôm nay. Rất cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần quan trọng này và đã quan tâm tới áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc lên khu vực xung quanh lãnh hải của họ.


Đã hơn một thập niên kể từ khi Ngài, thượng nghị sĩ Web, bắt đầu viết về chủ đề này, và tốc độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc đã vượt quá ngay cả những ước đoán ngông cuồng nhất. Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã triển khai 38 tàu ngầm chạy dầu và nguyên tử, đạt tốc độ 2,9 tàu mỗi năm. Bên cạnh việc mua 4 khu trục loại Sovremenny của Nga, Trung Quốc đã triển khai 9 loại tàu khu trục lớn và nhỏ tự đóng mới, được trang bị tên lửa đầy lợi hại chống tàu tuần tra.


Hơn thế, bên cạnh số lượng trên một ngàn tên lửa đạn đạo vốn có, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) đã và đang phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu từ đất liền, được trang bị hệ thống chuyển hướng [1], với mục đích đánh vào các tàu chiến di động của chúng ta, bao gồm cả nhóm tàu sân bay chiến đấu [2] – quân chủ lực của chúng ta để dành ưu thế cuộc chiến. Chúng ta chưa từng thấy sự phát triển hải quân nào tương tự kể từ thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Và hải quân của chúng ta cũng chưa từng gặp phải mối đe dọa tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công mục tiêu di động trên biển. Và Ngài đã hoàn toàn chính xác khi viết Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có những nỗ lực phối hợp và toan tính nhằm mở rộng không gian chiến lược trong khu vực của Trung Quốc.


Điều gì đã khiến quân đội Trung Quốc phát triển như vậy? Nó không phải bắt nguồn từ những mối đe dọa hướng vào Trung Quốc: Khách quan mà nói, Trung Quốc không phải đối mặt với đe dọa quân sự. Kể từ khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, Trung Quốc không còn phải lo lắng chuyện bảo vệ biên giới đất liền của mình trước nguy cơ xâm lược. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khu vực này đã, nhìn chung, là hòa bình.


Thay vào đó, tôi cho rằng sự phát triển của quân đội Trung Quốc được thúc đẩy bởi các yếu tố nội địa, mong muốn nâng cao thể diện quốc gia, và sự bất an của ĐCSTQ. Trung Quốc đang thể hiện những hành vi mà người ta trông đợi ở một cường quốc đang nổi lên. Điều đáng ngạc nhiên chính là ở chỗ, chúng ta đã trông đợi Trung Quốc hành động khác đi. Công chúng Hoa Kỳ đã được thông báo nhiều lần bởi hết chính quyền này tới chính quyền khác, cũng như nhiều chuyên gia rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ khác với sự trỗi dậy của tất cả các cường quốc khác trong lịch sử. Nhưng dự đoán này đơn giản là đã không xảy ra.


Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và dành cho quân đội của nó nguồn lực nhiều chưa từng thấy, Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo hướng có lợi cho mình, mở rộng phạm vi lãnh hải của mình, và phát triển các con đường thay thế để tự do ra vào khu vực đại dương mở. Quả thực thế, một trong những mối quan tâm hơn cả bên trong các chiến lược Trung Quốc chính là sự quan trọng của quyền lực trên biển – theo lý thuyết của Alfred Thayer Mahan [3]; điều này đã được các đồng nghiệp của ông Dutton tại Naval War College viết đến rất nhiều.


Các chuyên gia nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc bắt đầu nắm bắt được các khái niệm như quyền kiểm soát trên biển, và mối liên hệ giữa quyền kiểm soát đó với các lợi ích thương mại và quốc tế, và đang tìm cách áp dụng cho Trung Quốc. Chúng ta không nên vui mừng trước thực tế là Trung Quốc đang làm những điều mà tất cả các cường quốc đang trỗi dậy làm. Lý do là vì: Kể từ khi kết thúc Thế Chiến lần thứ hai, Châu Á đã được hưởng một nền an ninh tương đối, được bảo vệ phần lớn bởi sức mạnh quân sự và hàng loạt các cam kết an ninh của chúng ta. Trong sự bao bọc an ninh đó mà phần lớn các quốc gia Châu Á được hưởng hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa ngày càng tăng. Châu Á ngày hôm nay, nhìn trên mọi phương diện – kinh tế, chính trị, địa chính trị và quân sự - đã nhanh chóng trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của chính trị quốc tế. Và rồi sự trỗi dậy của Trung Quốc bắt đầu làm thay đổi cảm giác an toàn và ổn định đang đem lại hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa kia. Một Châu Á mà trong đó Hoa Kỳ không còn được coi là sức mạnh quân sự mang tính thống trị rõ ràng sẽ không thể tránh khỏi kém ổn định hơn. Một khu vực không an toàn sẽ lo lắng nhiều hơn tới cạnh tranh về an ninh, mà ít quan tâm hơn tới thương mại, cải cách địa phương và hợp tác khu vực.


Trong khung cảnh đó, tôi muốn được nói về tranh cãi lãnh hải tại Biển Nam và Đông Trung Hoa (South and East China Seas). Tôi xin bắt đầu với Nhật Bản và tranh cãi khu vực các đảo Senkaku/Diaoyu, bởi vì Nhật Bản từ lâu, và vẫn đang, là đồng minh chiến lược của chúng ta trong khu vực.


Tranh chấp tại khu vực đảo Senkaku/Diaoyu


Trong tất cả các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực biển Đông Trung Hoa là đáng lo ngại nhất, và có lẽ cũng nguy hiểm nhất. Tranh chấp này dựa trên nền tảng cạnh tranh giữa các cường quốc, thù hận mang tính lịch sử, ước vọng khai thác các nguồn năng lượng tiềm tàng dưới đáy đại dương, và mối quan tâm tới khuynh hướng cuối cùng của Đài Loan. Những vấn đề trên kết hợp lại trở nên đặc biệt không ổn định.


Cả hai quốc gia này cùng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Senkaku/Diaoyu, và cả hai đã đưa các đảo này vào để đòi hỏi đặc khu kinh tế (EEZ) / thềm lục địa của họ. Từ quan điểm của Trung Quốc, các đảo này rất quan trọng vì lý do an ninh năng lượng, cũng như ước vọng mở rộng quyền lực trên biển của họ.

Xin được bắt đầu với an ninh năng lượng. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với mỏ gas Chunxiao – nơi mà Trung Quốc cho rằng nằm cách đường trung tuyến của Nhật Bản tại Biển Đông Trung Hoa 5km. Hiện tại, công ty năng lượng Trung Quốc CNOOC là nhà khai thác mỏ này, và các chuyên gia năng lượng ước tính mỏ Chunxiao có thể chứa tới 7 ngàn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và từ 70 tới 160 tỷ thùng dầu.


Khi mà cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình, mỏ khí đốt và dầu hoả ở biển Đông Trung Hoa là đặc biệt quan trọng với cả đôi bên.


Một mối quan ngại khác của Trung Quốc là khoảng cách trên biển giữa các cảng và các nhà cung cấp dầu khí chính của nó ở Vịnh Ba Tư. Bắc Kinh ngày càng tỏ ra không thoải mái khi phải dựa vào lòng tốt của Hoa Kỳ để đi lại trong vùng biển này. Lòng tự hào dân tộc và sự nghi ngại dành cho Hoa Kỳ khiến Trung Quốc tìm kiếm các nguồn năng lượng và các tuyến đường thay thế, đặc biệt quan tâm tới các vị trí trong khu vực gần với lục địa, nơi Trung Quốc có thể áp đặt sức mạnh quân sự của mình. Mỏ Chunxiao vì thế trở thành một địa điểm quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.


Một mối lo ngại nữa của các chiến lược gia Trung Quốc là chuỗi đảo Senkaku/Diaoyu nằm trong cái mà người Trung Quốc gọi là – chuỗi đảo thứ nhất [4], một đường phân ranh giới khá tùy tiện chạy từ đảo Kyushu phía Nam Nhật Bản qua biển Đông và Bắc Trung Hoa. Khu vực này bao gồm Đài Loan, đảo Ryukus của Nhật, và gần như toàn bộ Biển Bắc Trung Hoa. Trung Quốc ngày càng hoạt động như thể họ muốn thống trị chuỗi đảo này. Đối với các chiến lược gia Trung Quốc, có những mục đích phòng thủ và tấn công đằng sau các tuyên bố chủ quyền này.


Trung Quốc làm như thể họ bị dồn vào chân tường bởi liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, những người đang hoạt động quá gần đường bờ biển Trung Quốc. Trước đây, liên minh này được tạo ra để bao vây các hạm đội Liên Xô ở Thái Bình Dương – ngày nay, các chiến lược gia Trung Quốc tin rằng, liên minh này một phần phục vụ kế hoạch ngăn cản tích cực nhằm vào Trung Quốc. Điều này phần nào giải thích được việc ngăn cản tàu USNS Impeccable gần đây của Trung Quốc, cũng như ép hạ cánh chiếc máy bay do thám Hoa Kỳ trên đảo Hải Nam năm 2001. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh cãi về các điều khoản trong Luật Biển và hoạt động nào được coi là được phép trong vùng EEZ của Trung Quốc, tôi nghi ngờ rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần. Địa chính trị và chiến lược biển của Trung Quốc là đòn bẩy quan trọng đối với vị thế của Trung Quốc hơn là luật pháp. Nói đơn giản, Trung Quốc muốn đẩy Hoa Kỳ lùi càng xa càng tốt khỏi bờ biển của mình và tăng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.


Nhiều chiến lược gia Trung Quốc tin rằng Trung Quốc không thể trở thành cường quốc một khi nó bị bó hẹp bên trong ranh giới biển được tạo ra bởi Tokyo và Washington. Đồng minh này, cũng đang bảo vệ cho Đài Loan, ngăn cản Trung Quốc chứng tỏ quyền lực trên biển của mình trên vùng phía Tây Thái Bình Dương. Từ khía cạnh phòng thủ, chiến lược gia Trung Quốc cũng tìm cách ngăn cản Hoa Kỳ tiếp cận tới khu vực này – chuỗi đảo thứ nhất, nếu chiến sự với Đài Loan nổ ra.


Dưới con mắt của Nhật Bản, đảo Senkakus đã là một phần của Nhật Bản qua lịch sử hiện đại – Tokyo chưa bao giờ nhượng lại phần lãnh thổ này, ngay cả sau khi thất trận ở Thế chiến lần thứ hai, khi mà nó phải từ bỏ khá nhiều lãnh thổ dưới Hiệp ước San Francisco. Hiện tại, Nhật Bản đang quản lý các đảo Senkakus – trong khi cả Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền nhóm đảo này là của họ.


Nhật Bản đã cho tư nhân thuê một phần nhóm đảo này, với dự định kiểm soát các mua bán quyền lãnh thổ. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều phản đối hành động này. Vào cùng thời gian đó, năm 2003, CNOOC đã ký kết hợp đồng để sản xuất khí tự nhiên tại Chunxiao.


Nhật Bản phản đối và yêu cầu Trung Quốc trao trả dữ liệu địa chấn. Trong khi Bắc Kinh tiếp tục không khoan nhượng, Nhật Bản cho phép một trong các công ty khai thác dầu của mình tiến hành khoan tại Biển Đông Trung Hoa. Trung Quốc đáp lại bằng cách gửi đội tàu của mình, bao gồm cả một chiếc Soveremmeny tới vị trí khai thác và ra lời cảnh cáo nghiêm khắc yêu cầu Nhật Bản dừng thăm dò năng lượng trong khu vực lãnh thổ của Trung Quốc. Nhật Bản đã dừng việc khoan thăm dò của mình.


Đội tàu Trung Quốc được gửi ra biển Đông Trung Hoa năm 2005 không phải là màn trình diễn đầu tiên của sức mạnh hải quân Trung Quốc. Nhật Bản đã giải mật các tài liệu trình bày về việc các tàu ngầm và tàu nghiên cứu quân sự cũng như dân sự của Trung Quốc đã ra vào đặc khu kinh tế EEZ của Nhật Bản vài chục lần năm 2004 và 2005. Mục đích của những lần xâm nhập này bao gồm xây dựng bản đồ khai thác dầu và khí trong khu vực đang tranh chấp, khoe sức mạnh để gây áp lực lên Nhật Bản trong các vụ tranh cãi đang diễn ra, và thực hiện nghiên cứu về các tuyến đường cho tàu ngầm đi vào và ra Thái Bình Dương.


Chúng ta và người Nhật đều đã rất lo ngại khi một chiếc tàu ngầm diesel loại Song của Trung Quốc nổi lên quá gần chiếc USS Kitty Hawk trong buổi diễn tập của Hoa Kỳ gần Nhật Bản năm 2007. Chiếc tàu ngầm này rõ ràng đã bám theo nhóm tàu sân bay mà không bị phát hiện.


Như vậy, từ phía Nhật Bản, tranh cãi về đảo Senkaku và Biển Đông Trung Hoa không chỉ là lợi ích năng lượng và luật quốc tế. Nó là sự thể hiện của mối đe dọa và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhật bản đã có một lịch sử lâu dài lo sợ bị bóp nghẹt và cách ly kinh tế. Sự gia tăng sức mạnh và trình diễn lực lượng của Trung Quốc chỉ làm tăng nỗi sợ hãi này.


Cuối cùng, những tranh chấp về chủ quyền khu EEZ và các đảo Senkaku / Diaoyu Islands cho thấy lo ngại của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan. Đối với các chiến lược gia Nhật Bản, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ khiến hải quân Trung Quốc có cơ sở gần hơn chuỗi đảo Okinawa và Ryuku của Nhật, mở rộng hơn nữa khu vực EEZ của Trung Quốc về phía Thái Bình Dương. Mối lo ngại mất an ninh của Nhật Bản, vốn đã cao do sự bất ổn định trên bán đảo Triều Tiên – chỉ càng thêm cao.


Trong khi hai phía đạt được một số thỏa thuận năm 2008 để cùng nhau thăm dò các nguồn năng lượng và tạm gác lại các tranh chấp lãnh thổ trong thời điểm hiện tại. Nhưng nếu xét tới các động lực mà tôi vừa đề cập, cả hai bên vẫn đang trong tư thế sẵn sàng xung đột.


Biển Nam Trung Hoa [5]


Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả những tranh chấp tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng cần được phân tích một cách tương tự trong bối cảnh địa chính trị. Tranh chấp này có ảnh hưởng tới lợi ích an ninh của 3 cường quốc Châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như một số đồng minh và các đối tác kém mạnh mẽ hơn như Việt Nam và Philippines.


Về căn bản, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Việt Nam, Philippines, Brunei và Đài Loan tranh chấp với tuyên bố này, đặc biệt về chủ quyền và quyền khai thác tại các đảo nhỏ nằm xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Giống như ở biển Đông Trung Hoa, tất cả các bên liên quan tới lãnh hải trong biển Nam Trung Hoa đều tin rằng khu vực này chứa các túi khí và dầu có trữ lượng đáng kể. Trung Quốc đã tranh giành với Việt Nam và với Philippines trên các đảo thuộc Trường Sa, và với Việt Nam trên các đảo thuộc Hoàng Sa. Trong khi Trung Quốc ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên trên biển Nam Trung Hoa vào năm 2002, các nhân vật trong khu vực không tin rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng lời hứa của mình. Nhiều người cho rằng, việc gia tăng sức mạnh và áp lực của Trung Quốc trong khu vực là lý do chính để Việt Nam mong muốn xây dựng một mối liên kết an ninh chặt chẽ hơn với chúng ta, và là lý do khiến Philippines muốn ký Thỏa Thuận Thăm Viếng của các Lực Lượng Quân Đội với chúng ta năm 1995.

Biển Nam Trung Hoa cũng là con đường dẫn tới eo biển Malacca, nơi đây được coi là điểm thắt vận tải biển quan trọng nhất thế giới. Vào khoảng 50.000 tàu chuyên chở một phần tư lượng thương mại và một nửa lượng dầu mỏ bằng đường biển của thế giới đi qua eo Malacca hàng năm. Vì 90% lượng dầu của Trung Quốc và gần như tất cả lượng dầu của Nhật Bản được chuyên chở bằng đường biển, đương nhiên hai quốc gia này đều mối quan tâm lâu dài về an ninh tại eo biển này và Biển Nam Trung Hoa.


Năm ngoái, lo lắng đã dâng cao ở Đông Nam Á, Tokyo, Delhi, khi báo chí thông báo phát hiện một căn cứ hải quân mới của Trung Quốc xây dựng trên đảo Hải Nam; căn cứ này có thể chứa các tàu ngầm tấn công mang tên lửa đạn đạo, cũng như các lực lượng chiến đấu trên bề mặt khác. Hải quân thuộc Quân đội Giải Phóng Nhân Dân (PLAN) có thể sử dụng căn cứ này để đột nhập kín đáo vào biển Nam Trung Hoa và tiếp cận các tuyến đường biển quốc tế.


Đông Nam Á đang lo ngại về khả năng Trung Quốc áp đặt tiềm lực quân sự lên họ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Tokyo lo ngại về khả năng Trung Quốc thống trị các tuyến đường biển và bao vây cô lập Nhật Bản.

Ấn Độ lo ngại với hai lý do. Thứ nhất, sự phát hiện ra căn cứ ở đảo Hải Nam củng cố lo lắng của người Ấn rằng Trung Quốc đang tìm cách vươn tới Ấn Độ Dương và xây dựng một chuỗi các căn cứ hải quân dọc Ấn Độ Dương, ở Miến Điện, Sri Lanka và Pakistan, để áp đặt sức mạnh lên khu vực mà Ấn Độ định nghĩa như phạm vi ảnh hưởng của riêng mình. Thứ hai, Ấn Độ đang đóng một vai trò kinh tế lớn hơn ở Đông Nam Á, và muốn có quyền ra vào không bị cản trở tới khu vực này. Điều đáng lo ngại là những gì chúng ta thấy đang diễn ra trong khu vực này là một dạng học thuyết Monroe [6] của Trung Quốc.


Phản ứng khu vực


Hiện tại, tất cả các bên liên quan đang cố gắng cân bằng để chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Cả Hà Nội lẫn Manila đều đang tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với chúng ta. Tokyo, một cường quốc bị hạn chế về các vấn đề quân sự do một hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, cũng đang tích cực tìm kiếm và đón nhận một liên minh song phương tăng cường hơn nữa. Sự đột phá trong quan hệ với Ấn Độ cũng nhờ một phần không nhỏ vào cảm nhận chung Ấn Độ - Hoa Kỳ về môi trường an ninh trên biển.


Nói ngắn gọn, chúng ta đang chia sẻ với các đối tác khu vực của chúng ta một mong ước rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một bá quyền. Một câu hỏi mà rất nhiều nước trong khu vực bắt đầu đặt ra, đó là liệu chúng ta có sức mạnh và ý chí lâu dài để đáp lại sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không? Và điều này đưa tôi đến những nhận xét sau.


Kết luận và Khuyến nghị


Chúng ta chưa có một chính sách rõ ràng về các tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như chưa xác định rõ vị trí của mình trong việc ủng hộ chủ quyền của các đảo đang tranh chấp. Những gì chúng ta đã nói chỉ là chúng ta sẽ bảo vệ quyền tự do đi lại và các quyền lợi trong đặc khu kinh tế EEZ, phù hợp với các quy tắc quốc tế.


Việc theo đuổi các nguyên tắc chung về giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền tự do đi lại có thể là thận trọng và khôn ngoan nếu xét tới các vấn đề nhạy cảm lịch sử và mong ước có được mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.


Nhưng cùng một lúc, chúng ta phải cảnh giác trước tham vọng rõ ràng của Trung Quốc là thống trị biển Đông và Nam Trung Hoa, mở rộng lãnh hải và quyền tự do hành động của mình, và hạn chế truy cập của chúng ta tới các vùng biển này.


Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những người bạn và đồng minh của chúng ta có sức mạnh và được trợ giúp đối mặt với những hành vi o ép có thể xảy ra, và rằng chúng ta thực hiện đúng những cam kết ngoại giao của mình.


Chúng ta không muốn thấy một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém ở Châu Á, cũng như một Châu Á bị thống trị bởi Trung Quốc và loại trừ chúng ta. Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta phải tăng cường liên minh ngoại giao của chúng ta để đảm bảo với họ rằng họ sẽ không bị o ép. Chúng ta cần tỏ ra rạch ròi Trung Quốc về các nguyên tắc cốt lõi của việc ứng xử trên biển. Nhưng sẽ không thể nào tránh khỏi sự thực rằng chúng ta phải vận dụng nguồn lực quân sự của chúng ta một cách hợp lý.


Có một sự cân đối gần như hoàn hảo giữa sự xây dựng lực lượng hải quân Trung Quốc và sự cắt giảm lực lượng hải quân của chúng ta. Trong khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta lại để cho các nghiên cứu về khả năng chống tàu ngầm chiến đấu của chúng ta teo tóp. Khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta giảm lượng tàu ngầm của chúng ta mất 25 tàu.


Trung Quốc không chỉ đã thấy sự mất cân bằng này, họ đang trông đợi chúng ta tiếp tục cắt giảm hải quân. Thiếu tướng Hải Quân Trung Quốc Yang Yi đã hả hê rằng Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ 5 lần về [số tàu ngầm sản xuất ra]… Mười tám [số tàu ngầm Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương] so với 75 hoặc hơn tàu ngầm Trung Quốc rõ ràng là không khả quan mấy [xét trên góc nhìn của Hoa Kỳ]. Thiếu tướng Trung Quốc nói đúng. Tàu ngầm Hoa Kỳ tối tân hơn, nhưng khoảng cách về chất lượng đang thu hẹp. Và khoảng cách về số lượng đang khiến cho việc theo dõi các đội tàu Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn.


Tôi đã được yêu cầu nói vài lời về vai trò của sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ để duy trì cân bằng quyền lực. Tôi không dám nói nhiều, bởi vì thứ nhất, tôi đang nói trước một cựu Bộ trưởng Hải Quân, và thứ nhì, tôi nhận thức được rằng mở ra cuộc tranh luận về trình diễn lực lượng (force posture) là một toan tính nguy hiểm.


Viện nghiên cứu của tôi đã triệu tập một nhóm các chuyên gia về quân sự và an ninh để đánh giá toàn bộ và chi tiết nhu cầu lực lượng toàn cầu của Hoa Kỳ trước khi có bản Đánh Giá Quốc Phòng Bốn Năm (Quadrennial Defense Review – QDR) [7] của nội các. Chúng tôi đã kiểm tra các yêu cầu tại Thái Bình Dương, và tôi xin chia sẻ một số kết quả của chúng tôi.


Đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng chiến lược phòng thủ của chúng ta ở Thái Bình Dương không nên chỉ chú trọng vào các kế hoạch phản ứng trước tiềm năng chiến tranh. Trong bối cảnh Trung Quốc đã thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, tái cân bằng phải là nhiệm vụ hàng ngày đối với lực lượng của chúng ta. Một cách để hình dung nhu cầu về lực lượng của chúng ta tại Thái Bình Dương là nghĩ về sự hiện diện và tham gia mạnh mẽ hơn của quân đội, và cho phép nhanh chóng đem một lực lượng lớn tới đây khi có xung đột. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điểm đầu tiên:


Đội tàu của chúng ta giảm thiểu hơn bao giờ hết kể từ đầu thế kỷ XX. Trong khi chúng ta có năng lực và những người lính thủy giỏi hơn, nếu xét đến diện tích Thái Bình Dương, số lượng tàu là điều quan trọng. Lực lượng tại Thái Bình Dương của chúng ta phải làm rất nhiều nhiệm vụ, bên cạnh chuyện duy trì cân bằng quyền lực – ví dụ họ phải gây dựng khả năng quân sự của các đối tác, giải quyết các thiên tai, và thực hiện các sứ mạng chống cướp biển…


Nhưng hãy cho tôi được phép tập trung vào nhiệm vụ Trung Quốc. Một ước tính rất sơ bộ về nhu cầu hải quân tại Thái Bình Dương phải tính tới sự có mặt ngày càng nhiều các tầu ngầm tấn công nhanh (fast attack submarine - SSN) để duy trì sự hiện diện gần như thường xuyên ở biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như ở biển Nhật Bản. Chúng ta cần nhiều tàu ngầm hơn để bảo vệ các Nhóm Tàu Sân Bay Tấn Công của chúng ta, giám sát các tàu ngầm Trung Quốc đi tuần, và thực hiện hoạt động tình báo, giám sát và do thám (ISR). Những nhu cầu khác bao gồm tiếp dầu (P8) và thăm dò dưới đáy biển. Các hệ thống phòng thủ tên lửa và đội tàu của chúng ta không đáp ứng được trước những phát minh ngày càng nhiều của Trung Quốc trong sản xuất tên lửa đạn đạo và các mục tiêu tầm xa. Thật không may, chúng ta đã tới thời điểm mà, nếu chúng ta muốn các tàu sân bay triển khai ở xa còn ý nghĩa, chúng ta cần phải tìm cách bảo vệ chúng.


Những khả năng cần thiết để bảo vệ tài sản trên biển bao gồm hệ thống vệ tinh phát hiện tên lửa phóng được kết nối với ra-đa theo dõi; một sự hiện diện gần như thường xuyên của tàu chiến triển khai ở xa với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các khả năng tình báo cho phép thông báo nguy hiểm và các vụ phóng tên lửa chống tàu sân bay theo thời gian thực tới các tàu đang bị đe dọa. Trong khi chúng ta đang cần một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp, vẫn cần phải tập trung năng lượng vào tìm kiếm các phương tiện để hạ gục các đe dọa này, đặc biệt là tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM). Các tuần duyên hạm (Littoral Combat Ship) được triển khai ở xa nhiều hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng chiến đấu trên mặt biển (ASW) mạnh; cũng như khả năng chiến đấu trên mặt biển ở các khu vực gần bờ. Tất cả những năng lực này sẽ giúp chúng ta dâng lên nếu cần thiết. Nếu quân đội ta cần phải gửi nhiều tàu sân bay hơn tới khu vực này, các biện pháp nâng cao khả năng giám sát của tàu sẽ khiến các tàu này hiệu quả hơn. Có khả năng ASW mạnh hơn sẽ giúp chúng ta tự do hơn để thực thi các hoạt động của mình. Tôi muốn nói rằng chúng ta phải chú trọng tương đương vào khả năng giám sát của các căn cứ cố định trên bờ của chúng ta. Chúng ta cần tạo ra nhiều khu hậu cần hơn tại các quốc gia thân thiện hơn với Hoa Kỳ để cho phép lực lượng không quân xuất hiện với số lượng lớn đột ngột tại khu vực. Và chúng ta phải đảm bảo rằng mình có đủ máy bay tàng hình và ném bom cho các sứ mạng mà chắc chắn là sẽ phức tạp và gay cấn hơn những gì chúng ta đã từng được chứng kiến.


Ngài hoàn toàn đúng, Thượng nghị sĩ Webb, khi Ngài nói rằng chúng ta đang đứng ở một tình thế khó xử: Ngân sách quốc phòng đã được công bố trước khi nội các Obama đưa ra bản báo cáo QDR của mình. Tôi xin thúc giục Quốc Hội hãy đảm bảo rằng quá trình đánh giá báo cáo quốc phòng của nội các không phải là một buổi diễn tập cắt giảm ngân sách.


Cuối cùng, tôi tin tưởng rằng chính sách ngoại giao có thể thành công, và Châu Á sẽ hưởng hòa bình và thịnh vượng nhiều hơn, miễn là mọi người biết rằng chúng ta có thể giữ các hứa hẹn của mình. Điều chúng ta cần là kỹ năng ngoại giao vốn là truyền thống Hoa Kỳ - nói năng nhỏ nhẹ nhưng mang trên tay một cây gậy to tướng.

_______________________

Chú thích:


[1] Hệ thống chuyển hướng, maneuverable re-entry vehicle (MARV), là hệ thống cho phép tên lửa chuyển hướng tấn công khi đang bay.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Maneuve...eentry_vehicle

[2] Nhóm tàu sân bay chiến đấu (Carrier Battle Group): một đơn vị chiến đấu gồm tàu sân bay và các tàu chiến hộ tống.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_battle_group

[3] Alfred Thayer Mahan là người đưa ra học thuyết về sự quan trọng của quyền lực biển, dẫn tới việc các quốc gia đua nhau xây dựng hệ thống hải quân trước Thế chiến lần thứ nhất.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Alfred_Thayer_Mahan

[4] Chuỗi đảo thứ nhất (first island chain): Năm 1985, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đề ra chiến lược phòng thủ trên biển, trong đó đề cập tới khả năng hoạt động và thống trị ngoài khơi trong khu vực “hai chuỗi đảo”: Chuỗi đảo thứ nhất được mô tả như một đường nối qua các đảo Kurile, Nhật Bản, đảo Ryukuy, Đài Loan, Philippines và Indonesia (từ Borneo tới Natuna Besar). Chuỗi đảo thứ hai chạy từ đường Bắc – Nam từ Kuriles qua Nhật Bản, các đảo Bonin, các đảo Mariana, các đảo Caroline và Indonesia. Hai chuỗi đảo này vẽ thành một khu vực biển rộng khoảng 1800 dặm biển tính từ bờ biển Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Đông Trung Hoa và các tuyến đường giao thông biển tại Đông Á.

Xem thêm: http://www.globalsecurity.org/milita...e-offshore.htm

[5] Biển Nam Trung Hoa chính là biển Đông [Việt Nam]. Trong bài này, người dịch xin dùng tên biển Nam Trung Hoa, để tránh nhầm lẫn giữa biển Đông [Việt Nam] và biển Đông Trung Hoa (giữa Trung Quốc và Nhật Bản).

[6] Học thuyết Monroe: Là một chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1823, trong đó nói rằng Châu Âu không được tiếp tục các nỗ lực thuộc địa hóa và can thiệp vào các quốc gia tại Châu Mỹ; nếu tiếp tục sẽ bị coi là hành động gây hấn và Hoa Kỳ sẽ đứng ra can thiệp. Ngược lại, Hoa Kỳ cũng sẽ không can thiệp vào các thuộc địa hiện tại của Châu Âu, cũng như công việc nội bộ của các quốc gia trong Châu Âu.

Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Monroe_Doctrine

[7] Báo cáo Quốc phòng Bốn Năm (QDR) là báo cáo 4 năm một lần của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, trong đó phân tích các mục đích chiến lược và các mối đe dọa quân sự tiềm năng tới Hoa Kỳ. Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Quadrennial_Defense_Review

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

Robert Scher, Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ

nuocmua, X-Cafe chuyển ngữ

Điều trần của Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher

Vụ an ninh Á châu và Thái Bình Dương

Văn phòng bộ trưởng Quốc phòng



trước

Tiểu ban đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ

Ngày 15 tháng 7 năm 2009


Các vấn đề trên biển và tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á.

Thưa ông chủ tịch, cám ơn ông đã mời tôi đến điều trần trước tiểu ban của ông về các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền. Những vấn đề này đang là trọng tâm của các giải pháp an ninh ở Đông Á và Thái Bình Dương, và được bộ Quốc phòng quan tâm kỹ. Tôi hoanh nghênh việc quan tâm của tiểu ban về các vấn đề này, và mong muốn giữ đối thoại với tiểu ban trong khi các sự việc vẫn đang chuyển biến.


Trong bài phát biểu ngày 30 tháng 5 năm 2009 ở cuộc họp hàng năm về Quốc phòng của viện Nghiên Cứu Sách Lược Quốc Tế ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã trình bày nhiều thay đổi đáng chú ý trong bối cảnh an ninh ở châu Á từ khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Đặc biệt hơn hết, khi chú tâm về sự giàu có đang phát triển và tiêu chuẩn sống càng ngày càng nâng cao của người dân châu Á, bộ trưởng Gates đã nhấn mạnh các liên quan giữa ổn định và phát triển kinh tế, một trong những nét đặc sắc của các chuyển biến an ninh ở châu á trong giai đoạn này. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập kỷ vừa qua phần lớn được yên ổn; khu vực này rất ổn định và việc ổn định này đã góp phần đem lại lợi ích cho mọi người.


Tuy ổn định, chúng tôi vẫn thấy một dữ kiện có thể xáo trộn bối cảnh an ninh châu Á - Thái Bình Dương - và chủ đề của buổi điều trần ngày hôm nay là một chuỗi tranh chấp không ngừng, đặt biệt là các tranh chấp ở Đông Nam Á và Đông Hải giữa nhiều bên. Trong các năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến nhiều gia tăng trong xích mình và căng thẳng trong các tranh chấp này, những xích mích tương phản với tình trạng tương đối yên ổn và chú trọng hợp tác dựa vô các giải pháp ngoại giao được biểu thị qua Tuyên bố lịch sử 2002 về Hành xử của các bên ở vùng Đông hải.


Có nhiều lý do cho các gia tăng xích mính này: gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đương nhiên gia tăng các phần tự nhận giữa các bên tranh chấp muốn giữ quyền tài nguyên của mình; gia tăng quan tâm về chủ quyền vì hạn định nộp yêu cầu về thềm lục địa mở rộng theo Hiệp ước về luật biển Quốc tế (UNCLOS); gia tăng chủ nghĩa dân tộc làm tăng độ nhạy cảm giữa các nhà nước và người dân về các coi thường hay vi phạm ranh giới lãnh thổ và chủ quyền. Thêm nữa, các lớn mạnh của quân đội Trung Quốc cũng góp phần thay đổi cường điệu và thái độ trong đối thoại về các tranh chấp trong vùng.


Khi phân tích về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa việc Trung Quốc (TQ) quấy rối các tàu trợ giúp cho Hải quân Mỹ ở gần bờ biển TQ, và cách thức TQ tiếp cận với tranh giành lãnh thổ, lãnh hải nói chung. Tuy cần phân biệt rõ hai điều này, nền tảng của các phản ứng của Mỹ đều như nhau.


Việc TQ qua lại tiếp tục quấy rối tàu Mỹ hoạt động bình thường hay thao tác các hoạt động quân sự hợp pháp trong vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của TQ trong năm nay là một chuyện khó chịu trong quan hệ Mỹ và TQ. Nhưng từ hối tháng 5 đến giờ chưa có tàu TQ nào quấy phá tàu Mỹ nữa.


Trong khi các việc bất ngờ trên biển như vậy cần được quan tâm, chiều hướng giảm xuống cho các bất ngờ này sau một thời gia tăng đột biến cho thấy hai bên giữ cam kết giải quyết các sự việc qua các kinh ngoại giao.


Bộ Quốc phòng nhận xét về hành xử của TQ trong vùng EEZ và trong vùng Đông hải mà TQ đang tranh giành, có hai tiền đề:


Thứ nhất, xác nhận chủ quyền của TQ trên hầu hết Đông hải là các vấn đề sách lược cho TQ. Chủ yếu TQ cần cho cả các giá trị kinh tế và chính trị, mà các đồng nghiệp của tôi bên bộ Ngoại giao đã trình bày, nhưng có thể gói gọn là TQ tích cực chống lại bất cứ hoạt động nào của các nước nhằm tranh giành chủ quyền. Việt Nam, Đài Loan, Phillipines, Mã Lai, Indonesia và Brunei đều có tranh chấp chủ quyền trong vùng Đông hải; các tranh chấp này có xen lấn với nhau, đặt biệt trong các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Thứ nhì, để hỗ trợ cho phát triển về sách lược và chính trị trong vùng, TQ đã và đang tiếp tục gia tăng các hiện diện quân sự ở Đông hải. Chúng tôi có thể thấy được mối liên hệ giữa các phản ứng quả quyết của TQ đối với không quân và hải quân bề mặt Mỹ sau khi Quân Đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) củng cố, hoàn thiện các cơ sở, căn cứ trên đảo Hải Nam.


Hiểu được các lý do sách lược của TQ không có nghĩa bộ Quốc phòng (QP) sẽ chấp nhận thái độ của TQ khi khẳng định chủ quyền trong vùng. Chúng tôi cương quyết phản đối hành động đem lại nguy hiểm cho tàu bè của chúng ta, và hành động rõ ràng trái với cách cư xử được chấp thuận trên các vùng biển nằm ngoài lãnh hải quốc gia. Bộ QP sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các kinh liên lạc có được để bày tỏ quan điểm này đến các đồng nhiệm bên quân đội TQ. Trong cuộc họp Defense Consultative Talks vừa rồi ở Bắc Kinh, vấn đề này đã là chủ đề của chương trình họp. Hai bên (Mỹ và TQ) đã đồng ý lập một Cuộc Họp Đặc Biệt (Special Meeting) theo tinh thần của thoả thuận US-China Military Maritime Consultative Agreement (Thoả thuận trao đổi về các vấn đề quân sự trên biển giữa Mỹ và TQ - MMCA) (1998) trong tuần tới để lập ra các cách thức thanh tra các tiến triển của thỏa thuận MMCA, phát triển liên lạc, và giảm bớt cơ hội tai nạn, hay sơ ý giữa quân đội hai nước khi đang hoạt động gần nhau.


Ngoài ra, chúng tôi phản đối bất cứ nước nào muốn giới hạn các quyền tự do hải hành trong khu vực EEZ. Luật quốc tế truyền thống, như viết trong điều 58 và 87 của phiên bản năm 1982 Luật UNCLOS, cho phép toàn bộ các quốc gia trên thế giới quyền hải hành trong EEZ, tự do lưu thông, chuyển tiếp, và các hoạt động biển thông thường khác trên hải phận quốc tế. Đây là quan điểm của nước Mỹ từ năm 1982, sau khi có luật UNCLOS. Lưu thông hàng hải trong EEZ xét về tính chất và nội dung phải có cùng tự do như lưu thông hàng hải trên hải phận quốc tế. Phải để ý trên 40% biển của thế giới nằm trong EEZ, do dó tự do hải hành trong EEZ rất cần thiết cho kinh tế toàn cầu và hòa binh của thế giới, và cần được cương quyết xác định và bảo vệ.


Như đã nói ở trên, các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực này chỉ là các hoạt động thường nhật, và theo đúng với các luật quốc tế thông thường ghi trong UNCLOS 1982. Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính sách căn bản của Mỹ về các tranh chấp ở Đông hải, gần đây nhất là ở Đối thoại Sangri-La hồi tháng 5 năm 2009, khi bộ trưởng Gates tuyên bố Mỹ sẽ không đứng theo bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và chỉ ủng hộ một giải pháp hòa binh để bảo vệ tự do hải hành. Trong bài phát biểu, bộ trưởng Gates nói, "dù trên mặt biển, trong không gian gần mặt đất, không gian xa, hay trong không gian thông tin, các giá trị chung toàn cầu cho chúng ta một nơi chung để hợp tác - ở đó chúng ta cần theo nguyên tắc của phát luật và các cơ chế khác để có thể gìn giữ hòa binh trong khu vực."


Bộ trưởng Gates có nói, "chúng ta giữ lập trường cởi mở, chống độc quyền, và tôn trọng các sử dụng thông thường và có trách nhiệm trong không gian chung nhằm phát triển và giữ phồn thịnh cho mọi người." Mỹ quan tâm đến việc giữ các liên lạc trên biển; không bị dính líu đến các tranh chấp trong vùng; khuyến khích giải pháp cho các tranh chấp bằng một khung làm việc hỗn hợp, tránh tạo ra tiền lệ, và bảo vệ uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á.


Để hỗ trợ các mục đích sách lược của chúng ta, bộ QP đã đề ra nhiều phương hướng:

1) Biểu lộ rõ qua lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ sẽ luôn hiện diện và có thái độ như là một lực lượng ưu việt trong vùng;

2) Đặt tiền lệ và điều chỉnh các xác định về quyền tư do hải hành bằng các hoạt động của tàu hải quân Mỹ;

3) Xây dựng các mối quan hệ vững chắc với các dối tác trong vùng, trên cả hai phương diện: chính sách qua đối thoại về sách lược và hành động qua phát triển khả năng hoạt động của đối tác;

4) Củng cố các quan hệ quân sự-ngoại giao với TQ để giữ liên lạc tốt tránh sai lầm.


Hiện diện quân sự có lẽ là phần quan trọng nhất trong phương hướng 1 nêu trên. Về phương diện này, gia tăng quân số ở Guam được coi là vị trí đóng quân vĩnh viễn trong vùng và xác định vị thế sức mạnh tại chỗ. Chúng tôi tin vị thế này có ảnh hưởng duy trì yên ổn cho các chính sách và sách lược của các bên tranh chấp ở Đông hải. Làm khác đi sẽ tạo ra một khoảng trống khi quân đội Mỹ bỏ ra, và sẽ gây khó khăn trong sách lược của các nước yếu thế trong vùng.


Về yếu tố thứ hai trong chiến lược của chúng ta (Mỹ.) bộ tư lịnh Thái bình dương (tlTBD)sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hải hành trong vùng. tlTBD sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Đông hải, theo đúng quy luật Quốc tế thường lệ như ghi trong UNCLOS. Các hoạt động của Mỹ sẽ phục vụ cho qưyền lợi trong vùng của Mỹ, và mong mỏi giữ an ninh, yên ổn cho bờ phía tây Thái Bình Dương.

Yếu tố thứ ba sẽ tập trung mở rộng và đi sâu hơn cho các quan hệ ngoại giao quốc phòng, và các chương trình cấu tạo khả năng có tác dụng quan trọng cố gắng hỗ trợ cho việc ngăn chận các căng thẳng trong Đông hải trở thành nguy cơ đến quyền lợi của Mỹ. Về yếu tố này, chúng ta đã nối lại các đối thoại về chính sách quốc phòng cấp cao với Việt Nam và Mã lai thêm vô với các quan hệ, cơ chế chặc chẽ đã có với Phi lip pin, Thái Lan, và Indonesia. Qua nhiều hoạt động hợp tác an ninh như hội thảo hay tập trận hỗn hợp nhiều bên, chúng ta đang giúp nhiều nước trong vùng vượt qua các rào cản của lịch sử hay của văn hóa làm khó khăn các hợp tác an ninh nhiều bên.


Cuối cùng, chúng ta cần phải gia cố các cơ chế có sẵn đễ đối thoại với TQ, và nhiều vấn đề an ninh khác, như Các cuộc hội thoại giải đáp về Quốc phòng Mỹ - TQ, các cuộc hội thoại hợp tác chính sách về quốc phòng Mỹ - TQ, quá trình Tư vấn thương lượng về quân sự trên biển Mỹ - TQ. Những cơ chế này giúp giữ nhiều quan hệ đối thoại cởi mở và lâu dài để xây dựng tin tưởng nhiều hơn, và để cải thiện hiểu biết, ứng dụng của các tiêu chuẩn an toàn, luật lệ giao thông đem đến cải thiện an toàn cho quân lính của các nước trong vùng.


Toàn bộ các cố gắng trên nhằm giảm xáo trộn. Chúng tôi tin tưởng các bên tranh giành chủ quyền ở Đông hải đánh giá về Mỹ như là một ảnh hưởng đem đến ổn định trong khu vực. Mặc dù chúng ta không đề nghị phân xử hay hòa giải các xung đột, hiện diện trong vùng của chúng ta đem đến cảm giác ổn định và vùng đệm cho các bên tìm kiếm giải pháp chính trị cho các tranh chấp.


Tôi sẽ vui lòng trả lời các thắc mắc của quí vị.

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ

Chim Cánh Cụt, X-Cafe chuyển ngữ

Thượng viện Hoa Kỳ



Điều trần tại Ủy Ban Đối ngoại về những tranh chấp về luật chủ quyền hải phận và lãnh thổ tại Đông Á

15/7/2009


Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc,

ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ

Tôi muốn cảm ơn ngài Chủ tịch và Uỷ ban đã cho tôi cơ hội ra mắt hôm nay.

Với những giải trình ngày hôm nay, tôi muốn làm rõ một số điều sau:


1. Những yêu sách mà Trung Quốc cho là hợp pháp tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông) và những hành động mà nước này đã thực hiện tại đây thách thức những quyền lợi của hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực và trên toàn cầu.

2. Trung Quốc cho rằng chủ quyền của họ tại biển Nam Trung Quốc( biển Đông) là cơ bản không thể bàn cãi, và đang tiến đến việc nắm giữ để củng cố.

3. Sức mạnh hải quân Trung Quốc đang phát triển; tuy nhiên, sự phát triển về hàng hải này đúng ra chỉ được xem là sự củng cố cho việc tập trung vào chiến lược trên đất liền hơn là một lực lượng hải quân viễn chinh thực sự.

4. Hoa Kỳ nên tiếp tục đứng vững ở vị trí số 1 trên thế giới về hàng hải hiện nay để đảm bảo việc thông thương trong khu vực và trên toàn cầu cần thiết cho nền quốc phòng lẫn nền an ninh của hệ thống hàng hải quốc tế.


Bắt đầu với việc Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền của mình tại biển Nam Trung Quốc (biển đông), trái ngược với những gì mà các nhà bình luận đề nghị, nhà nước Trung Quốc chưa từng khẳng định chủ quyền kiểm soát ở vùng nước của biển Nam Trung Quốc là hoàn toàn của mình. Khẳng định của Trung Quốc về quyền kiểm soát hợp pháp vùng nước ngoài biển Đông một phần dựa trên khẳng định của họ về chủ quyền trên tất cả hòn đảo tại Biển Nam Trung Quốc (biển Đông) theo luật Trung Quốc về hải phận và những vùng cận biên giới năm 1992, trong đó Trung Quốc khẳng định là có chủ quyền đối với đảo Diaoyu (Senkaku) tại biển Đông Trung Quốc và đối với quần đảo Donsha (Pratas), Xisha (Paracel), Zhongsa (Macclesfield Bank), và Nansha (Spratly)(1) tại vùng biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền của các vùng đảo trên, luật về Khu Vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) năm 1998 của Trung Quốc cho rằng “vùng đặc quyền kinh tế … mở rộng thêm 200 hải lý từ đường cơ sở từ vùng biển đã được đo”(2). Kể từ khi các đảo ở biển Nam Trung Quốc được Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bao gồm cả đường cơ sở từ luật hải phận 1992; tác dụng của luật năm 1998 giúp khẳng định phần lớn vùng đặc quyền kinh tế quanh các đảo ấy. Vì thế, với hai luật trên,Trung Quốc đã khẳng định môt cách hữu hiệu rằng vùng EEZ của mình bao trùm gần hết biển Nam Trung Quốc (biển Đông).


Do đó, nhà nước Trung Quốc không khẳng định rằng những vùng nước này là lãnh hải, nước trong lục địa, hay nước trong vùng quần đảo hoặc bất cứ vùng nước ven biển của các quốc gia sẽ có thể nằm trong chủ quyền của cả vùng nước rộng trong vùng biển khu vực. Sự kết hợp của việc tự khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Quốc và cách giải thích luật biển quốc tế "độc đáo" của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của các quốc gia ven biển nhằm giới hạn hay cấm đoán các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (3), dường như là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc độc quyền kiểm soát quân sự trong vùng lưỡi bò của họ. Việc kiểm soát này tương đương với việc kiểm soát các hoạt động nắm lấy chủ quyền các vùng thuộc lãnh hãi của họ.


Để hiểu được việc này cũng giống như việc chẻ đôi sợi tóc; tuy nhiên, việc hiểu được các ý định sâu rộng của Trung Quốc đối với luật quốc tế nói chung trong chính sách của họ là rất quan trọng. Trung Quốc không khẳng định chủ quyền với vùng nước ở biển Nam Trung Quốc và quyền lợi đi kèm để kiểm soát các hoạt động của quân sự nước ngoài như một đặc quyền của việc sở hữu - Trung Quốc chỉ khẳng định chủ quyền để giới hạn thậm chí ngăn cấm lực lượng quân sự nước ngoài tại những vùng nước này như là vấn đề liên quan đến quyền lợi của một quốc gia ven biển có quyền đưa ra luật lệ để quản lý khu vực Đặc quyền Kinh tế của mình, vùng này không phải là khu vực chủ quyền pháp lý đặc biệt về việc bảo trì tài nguyên và môi trường. Nếu Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát với các tàu quân sự bởi vì họ khẳng định chủ quyền tại biển Nam Trung Quốc, Hoa Kỳ đương nhiên phản đối ý kiến này, chủ yếu dựa trên sự thực hiển nhiên; tuy nhiên, cả hai có thể đồng ý chung về mặt pháp lý rằng chỉ trong những vùng mà họ có chủ quyền về lãnh hải, họ mới có quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước. Như vậy, tác động pháp luật của những tranh chấp chỉ nằm trong vùng biển Nam Trung Quốc, như với trường hợp với Libya từng tuyên bố quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng Vịnh Sidra dựa trên đòi hỏi quá trớn của họ về chủ quyền trong vùng nước đó.


Điều khiến cho trường hợp của Trung Quốc quan trọng đối với quyền lợi của Hoa Kỳ là việc Trung Quốc khẳng định vùng EEZ có thể làm thay đổi các cùng EEZ khác trên toàn thế giới. Bằng việc khẳng định chủ quyền đối với vùng EEZ nói chung, nếu mà trường hợp của Trung Quốc được chấp nhận thì có thể sẽ thay đổi cách nhìn của luật hải phận quốc tế về vùng EEZ ở khắp mọi nơi. Như vậy, có thể EEZ sẽ bao trùm một phần ba đại đương thế giới, và tất nhiên một trăm phần trăm vùng bờ biển, những vùng đảo, và nhiều vùng chiến lược của thế giới và những kênh thông tin trên biển, quan điểm pháp lý của Trung Quốc đã xem thường sự quan tâm và tiềm lực hải quân Hoa Kỳ, như một sự đảm bảo chính về an ninh biển nói riêng.


Sự tự nhận về chủ quyền vùng EEZ của Trung Quốc chiếm gần hết biển nam Trung Quốc( B.Đông) đã là một vấn đề gây tranh cãi, cùng lúc đó ít nhất bốn nước khác kể cả Đài Loan cũng tự nhận chủ quyền tuyệt đối của mình tại ít nhất vài hòn đảo; tuy nhiên còn hơn thế nữa vì nhiều đảo tại đây quá nhỏ để công nhận vùng EEZ theo luật định về biển (UNCLOS) của LHQ. Tuy nhiên, thêm vào đó theo luật quốc gia của Trung Quốc và sự diễn dịch luật về hải phận quốc tế, Trung Quốc tự thừa nhận quyền hợp pháp để toàn quyền giới hạn hoặc điều chỉnh các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài tại vùng EEZ và vùng tiếp giáp vùng EEZ (4). Đối với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc tự nhận quyền hợp pháp của mình là một vấn đề thách thức và nan giải vì Trung Quốc hiện nay đang xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, sớm hay muộn cũng sẽ hửu hiệu ngăn cản các nước láng giềng bảo vệ hải phận của mình mà phần nhiêu trong số đó là các bạn và đồng minh của Hoa Kỳ bởi vì Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự và hải quân để phá rối các chiến dịch của lực lượng hải quân Hoa Kỳ trong và ngoài biển Nam Trung Quốc (b.Đông).


Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc tự xem mình đang ở điểm đỉnh của quá trình nhằm chiếm thế thượng phong tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Có lẽ một trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự chống lại tàu chiến Hoa Kỳ tại đây là vì họ xem những cản trở trong việc khẳng định chủ quyền của họ chính là là hải quân Hoa Kỳ và ý chí chính trị của Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc tự do đi lại và sự khẳng định chủ quyền của bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực. Tôi cho rằng Trung Quốc đã xác định vấn đề thứ hai là điều trọng nhất ngăn cản họ mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và lực lượng quân sự quốc gia chú trọng vào bộ binh trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Theo quan điểm của tôi, điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho Trung Quốc tăng cường các chiến dịch gần đây để quấy rầy các chiến dịch hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực: nếu Trung Quốc đánh giá thấp ý chí chính trị của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục các chiến dịch hải quân tại đây, Trung Quốc không cần thách thức sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu. Trung Quốc có thể xói mòn hiệu quả của hải quân Hoa Kỳ một cách gián tiếp mà vẫn đạt được kết quả tương tự.


Thực vậy, một số nhà phân tích và học giả am hiểu đã cho rằng qua tính toán của Trung Quốc về sức mạnh của Hoa Kỳ cho thấy sự khẳng định chủ quyền một cách hung hăng của nước này tại biển Nam Trung Quốc (b.đông). Theo lối suy nghĩ này, trong nhiều thập kỷ qua Trung Quốc lợi dụng các thay đổi nhỏ có lợi cho họ trong các quá trình chuyển hoá quyền lực của địa phương trong các động thái về biển Nam Trung Quốc( b.đông)(5). Vài hành động của Trung Quốc có thể được đánh giá là mang tính cơ hội, như trận hải chiến chiếm quần đảo Trường Sa vào năm 1974 với Việt Nam Cộng Hoà khi Hoa Kỳ đang hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam, và tiếp tục vào năm 1976 khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa từ một Việt Nam vừa mới thống nhất. Sau đó vào mùa xuân 1988, khi tàu chiến Hoa Kỳ đang chú ý vào việc hộ tống bảo vệ tàu chở dầu qua eo biển Hormuz, Trung Quốc lại tiếp tục tấn công hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và chiếm thêm nhiều đảo nữa. Cuối cùng, vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng 2 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi căn cứ hải quân ở vịnh Subic, Trung Quốc lẳng lặng chiếm dãy đá ngầm Mischief, một đãy đá ngầm nhỏ gần đảo Palawan thuộc quyền kiểm soát của Philippine.Tàu chiến củaTrung Quốc lưu lại trong khu vực cho đến khi Trung Quốc xây xong một căn cứ quân sự nhỏ nơi đây.


Những chuyển đổi quyền lực gần đây tại biển Nam Trung Quốc (biển đông) không thể được xếp vào loại mang tính cơ hội được nữa. Chúng là kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển và đầu tư của Trung Quốc trong rất nhiều năm trong việc chế tạo công nghệ quân sự nhằm ngăn cản sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với vùng biển Đông Á. Điển hình là công trình nghiên cứu của Lyle Goldstein và William Murray cho thấy rằng Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng tàu ngầm và khả năng khai thác các khoáng sản biển(6), và nghiên cứu của Andrew Erickson và David Yang ghi nhận rằng Trung Quốc đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu chiến(7). Ngoài việc thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, các chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm loại bỏ tính hợp pháp chính đáng của các hoạt động hải quân của Hoa Kỳ có vẻ như muốn thay đổi cục diện chính trị nơi đây. Sự quan sát này dựa trên học thuyết ”3 Cuộc chiến mới” của Trung Quốc. 3 cuộc chiến này là cuộc chiến hợp pháp, cuộc chiến dư luận và cuộc chiến tâm lý. Sự chú tâm của Trung Quốc đối với 3 mục tiêu này nhằm tạo lợi thế đối nội và đối ngoại chính đáng tại các vùng đảo và quyền kiểm soát các hoạt độgn quân sự của Trung Quốc tại biển nam Trung Quốc (b.Đông). Một bài viết trên báo Hải quân Nhân dân vài năm trước cũng từng nhận định rằng mục đích của một cuộc chiến pháp lý “…là để phòng ngừa xa,… tiêu diệt mọi mầm mống của vấn đề trước khi nó thực sự trỗi dậy…” để “ cung cấp sự chính danh cho một hành động quân sự,” và để “tham gia vào các cuộc tranh chấp hợp pháp” nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ”(8). Do đó, những phương pháp “mới” này được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu chiến thuật mà không cần phải sử dụng bạo lực bằng cách sử dụng đòn bẩy dư luận cùng với việc đưa ra một đe dọa từ sức mạnh quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc.


Có vẻ như Trung Quốc đang tận dụng cơ hội để tăng cường sự giải quyết có lợi cho mình tại biển Nam Trung Quốc (b.Đông). Cuộc đối thoại song phương duy nhất hiện nay về biển Nam Trung Quốc (b.Đông) mà tôi biết dường như dậm chân tại chỗ. Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Hữu nghị Việt -Trung vừa ra một thông báo sau kỳ hội nghị lần thứ hai năm 2008 là đôi bên “đồng ý giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng vì hòa bình và ổn định tại biển Nam Trung Quốc.” Tuy nhiên, tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với việc Trung Quốc luôn luôn khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” đối với các đảo tại biển Nam Trung Quốc, bao gồm việc mới đây vào tháng 5 2009 khi Trung Quốc ra tuyên bố tại LHQ đáp trả lại khẳng định chủ quyền của Philippines và Việt Nam(9). Nếu Trung Quốc tiếp tục không muốn công nhận bất cứ đảo nào tại đây thuộc về các nước láng giềng thì có gì để mà thương lượng. Trong tranh chấp hải phận với Nhật Bản tại biển Đông Trung Quốc, Trung Quốc có vẻ nhập nhằng trong việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku, thậm chí Trung Quốc còn có những hành động khiêu khích để khẳng định chủ quyền và đợi khi vị thế của Trung Quốc lớn hơn Nhật sẽ áp đặt sự khẳng định chủ quyền này(10). Theo tôi, Trung Quốc cũng đang dùng biện pháp tương tự để khẳng định chủ quyền ở biển Nam Trung Quốc. Nếu vị thế hiện nay của họ không đủ mạnh để áp đặt chủ quyền của mình thì Trung Quốc có xu hướng đợi đến khi vị thế của mình mạnh hơn để áp đặt hơn là chấp nhận thương lượng.


Tuy nhiên, với sự can thiệp của Hoa Kỳ thì có thể khiến cho các bên ngồi lại ít nhất là để thương lương đa chiều với nhau để giải quyết va chạm và tránh sự leo thang về tranh chấp về vùng EEZ, thềm lục địa, khẳng định an ninh và quyền tiếp cận khu vực. Nội dung thảo luận Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình nên nêu rõ rằng mình ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ như đã được trình bày trong Điều luật Hành xử vùng biển Nam Trung Quốc, và chúng ta sẽ giữ lời hứa với các nước bạn và đồng minh bằng việc hỗ trợ họ nếu bị tấn công và khẳng định những sự tăng cường hoạt động quân sự và tuần tra biển của Trung Quốc là không mang tính xây dựng. Các bên cũng nên kiềm chế hành động của mình. Kết quả cuối cùng có thể là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để họ chứng minh việc mình phát triển quân sự chỉ nhằm mục đích hòa bình và ý định thân thiện với các nước láng giềng.


Vào điểm sau này thì đã có một số nghi ngờ, đặc biệt là ở Nhật. Thực vậy, từng có một cuộc tranh cãi nẩy lửa giữa các học giả và các phân tích gia người Trung Quốc về việc Hải quân Trung Quốc nên lớn mạnh đến đâu để nhằm phát riển khả năng “vùng nước xanh”. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không có khả năng việc Trung Quốc đang cố gắng xây dựng hải quân để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong việc thống lĩnh biển trong tương lai gần. Kết quả bắt buộc của việc quân đội Trung Quốc phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua, và đặc biệt là sau khi Trung Quốc gửi quân đến vịnh Aden để hỗ trợ việc chống hải tặc nơi đây, được cho là có lẽ việc xây dựng hải quân của Trung Quốc có thể che dấu ý định của mình để một ngày nào đó vượt cả việc xây dựng khu vực phòng thủ Đông Á để thách thức vị thế độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới. Tuy nhiên, theo tôi, sự tiến triển này sẽ khó có khả năng xảy ra vì 3 lý do.


Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không xây dựng một lực lượng hải quân viễn chinh lớn bởi vì không phải là một lợi ích địa lý cho một nước mạnh về lục địa lại đi tập trung quá nhiều nguồn lực để kiểm soát đường hàng hải quốc tế, đặc biệt khi lực lượng hải quân hùng mạnh đã có sẵn và cung cấp dịch vụ miễn phí(11). Thứ hai, nhiều nước cho rằng Trung Quốc đã gặp quá nhiều thách thức về kinh tế, chính trị và xã hội và chúng sẽ tranh giành nguồn lực và sự quan tâm chính trị trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ này nên Trung Quốc không thể có điều kiện để chịu thêm áp lực (12). Qua những quan sát trên, tôi xin thêm vào một điểm nữa là lý do khiến tôi không cho rằng Trung Quốc đang trởthành một sức mạnh về hàng hải: nếu Trung Quốc có ý định phát triển sức mạnh hải quân để thách thức Hoa Kỳ ngoài biển Đông và Nam Trung Quốc, dấu hiệu nổi bật của ý định này sẽ là sự thay đổi trong quan điểm về luật biển quốc tế từ việc cấm tiếp cận sang tiếp cận, bởi vì khả năng để kiểm soát và sử dụng hỏa lực hải quân mà không có sự cho phép của luật quốc tế sẽ là sự đầu tư xa xỉ mà không có ích lợi thực tế. Như vậy, nghịch lý thay, vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ nên chấp nhận sự cọ xát giữa các luồng quan điểm khác nhau về luật biển quốc tế như một cái giá có thể chấp nhận được của việc tách những quyền lợi căn bản của một quyền lực lục địa mạnh ra khỏi một quyền lực hàng hải mạnh.


Điều đó không phải để nói rằng Hoa Kỳ không nên làm giảm giá trị hoặc quan điểm của mình dưới bất kỳ hình thức nào khi đề cập đến luật tiếp cận hải phận quốc tế cho những việc liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới hoặc những sứ mạng liên quan đến an ninh biển tư những đe doạ bất thường. Tuy quan điểm về luật biển của Mỹ được đồng thuận bởi 140/157 thành viên của UNCLOS, phần còn lại đồng thuận với Trung Quốc trên một hay nhiều phương diện rằng những nước ven biển có quyền giới hạn các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài, chúng ta không nên ỷ lại vào tình trạng hiện tại. Thực vậy, quan điểm củaTrung Quốc đã lôi kéo được khá nhiều sự đồng thuận, kể cả một số nước láng giềng. Tuy chính phủ của Philippines, Indonesia và một số nước trong vùng vẫn chấp nhận quan điểm cho phép hoạt động quân sự tự do trong vùng EEZ; nhưng, đại diện của những nước này cũng bày tỏ sự ủng hộ ngầm với quan điểm củaTrung Quốc, lý do hợp lý nhất là họ muốn cầm chân việc phát triển của hải quân Trung Quốc nơi đây. Điều này cho ta thấy những cộng sự của ta tại khu vực Châu Á cũng cảm nhận được sự chuyển động về quyền lực tại biển Nam Trung Quốc và họ cần nhiều sự quan tâm của ta hơn hiện nay rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết về an ninh khu vực và vẫn duy trì một lực lược hải quân hùng hậu trong vùng.


Bảo vệ những quy ước truyền thống về các hoạt động quân sự bằng việc duy trì cam kết để vượt trội về sức mạnh hải quân toàn cầu sẽ có những kết quả quan trọng cho vùng Đông Á và hơn thế nữa. Một vành đai chống tiếp cận đang được phát triển xuyên vùng đất Nam Á từ biển Arabian đến biển Nhật Bản. Trong số khoảng mười quốc gia đang chính thức giữ nguyên quan điểm pháp lý đối chọi với quyền tự do vốn có về hoạt động quân sự trong và ngoài vùng EEZ, các nước tập trung trong khu vực dọc theo vùng duyên hải Nam Á đang đóng chiếm giữ các tuyến cáp thông tin vô cùng quan trọng của thế giới. Trong khu vực này, các nước Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Malaysia, Trung Quốc, Bắc Hàn đều thực hiện việc kiểm soát đối với lực lượng quân sự nước ngoài tại vùng EEZ. Việt Nam cũng có thể được xếp vào danh sách này; tuy nhiên, nước này đã tự vẽ đường cơ sở lớn hơn thay vì khẳng định quyền kiểm soát vùng EEZ như là một phương pháp chống xâm nhập. Đây là một bổ xung bên cạnh những chấp thuận ngầm cho quan điểm chống thâm nhập thỉnh thoảng được đưa ra bởi một số học giả và quan chức của một số quốc gia trong khu vực đã không nêu ra ở đây. Trong số các quốc gia đó, vài nước cũng đã xây dựng được lực lượng hải quân đáng kể trong khu vực trong khi một số nước khác đang cố gắng sở hữu khả năng hạt nhân hoặc những công nghệ chống xâm nhập giống như Trung Quốc để tăng trọng lượng cho quan điểm pháp lý của họ.


Để chống lại những quan ngại về việc chống xâm nhập của những nước ven biển này, Hoa Kỳ cần đặt trọng tâm việc giới thiệu và trình bày những lợi ích an ninh biển có thể có từ tiềm năng hải quân mạnh cùng với với quyền được tiếp cận rộng rãi các vùng biển. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần tìm cơ hội để cam kết với Trung Quốc và các nước khác trong vùng về các hoạt động hợp tác quốc tế để ổn định vùng biển khỏi các bất ổn truyền thống và không truyền thống. Thêm nữa, vì Trung Quốc ngày càng muốn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu thế giới, bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc với những nỗ lực tham gia lực lượng giữ hòa bình, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc rất có lợi về nhiều mặt cho mối quan hệ chung (13). Việc mời tàu chiến Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch giữ an ninh hàng hải – thậm chí khi ta vẫn đang bất đồng về quan điểm chủ quyền – nên trở thành một kế hoạch định hướng. Đạt một mục tiêu chung về hàng hải bằng cách làm việc trong cùng một khu vực chung hoặc riêng trong khi thực hiện các tác vụ khác nhau như đã thấy trong các chiến dịch ở vịnh Aden hiện tại đáng được nghiên cứu kỹ hơn như một chuẩn mực của hợp tác trong tương lai ở trên biển giữa các phe phái không nhất thiết phải có sự đồng thuận hoàn toàn.


Thực ra, việc Trung Quốc quyết định tham gia vào các chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden mở ra một cơ hội đáng khuyến khích cho việc hợp tác hải quân để mang lại trật tự và ổn định cần thiết cho một cơ chế hoạt động tốt toàn cầu, nơi mà tình trang kinh tế và sức mạnh chính trị mà các nước chính dựa vào. Thêm vào đó, những chiến dịch như vậy cho phép Trung Quốc tham gia trong việc cung cấp “hàng hóa toàn cầu” từ những chiến dịch hải quân nhân đạo và thuộc về an ninh được ủng hộ bởi những can thiệp hợp lý, tiếp cận có định hướng của luật biển quốc tế.


Một điểm cuối về quan hệ hợp tác Trung Quốc - Hoa Kỳ trên biển: vì biển đông và biển nam Trung Quốc đều mang tính chiến lược quan trọng cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và vì vậy sẽ có thể tiếp tục những va chạm; nếu họ hoạt động xa hơn vùng duyên hải biển Đông Á thì khả năng hợp tác giữa hải quân hai bên sẽ dễ thực hiện hơn. Thách thức đối với Hoa Kỳ trong việc quan hệ với Trung Quốc là giữ được ảnh hưởng tại Đông Á mà vẫn thúc đẩy quá trình hợp tác toàn cầu. Trung Quốc khao khát muốn đóng vai trò của một quyền lực có trách nhiệm trên thế giới và song song với việc họ sẵn sàng cam kết các nhiệm vụ an ninh, dù không phải trên hình thức hợp tác trực tiếp với hải quân của Hoa Kỳ hoặc của các nước khác tại vịnh Aden, vẫn cho thấy những cơ hội như thế trong tương lai sẽ xảy ra và chúng nên được chào đón nồng nhiệt. Trung Quốc càng hợp tác với Hoa Kỳ nhiều giống như các quốc gia có cùng ý tưởng đó tại Đông Á, thì càng có nhiều cơ hội cho các yếu tố tin tưởng cần thiết để cân bằng mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại Đông Á. Các cơ hội cho việc hợp tác tại Đông Á như cứu trợ nhân đạo hoặc ngăn cản dịch bệnh, Trung Quốc nên được chào đón như môt cộng sự. Các tàu bệnh viện mới của Trung Quốc có thể mang lại các cơ hội cho việc này, việc hợp tác của các tàu bệnh viện của Hoa kỳ và Trung Quốc nên được cân nhắc để mang lại nhiều lợi ích của y tế hiện đại đến cho các vùng kém phát triển ở Đông Nam Á. Cuối cùng, những hoạt động như thế này sẽ mang lại yếu tố tin tưởng cần thiết, dựa trên việc tăng cường tiếp xúc về quân sự, sẽ mang lại sự ổn định chiến lược cần thiết mà các bên đều mong muốn.


Tóm lại, hai hành động thể hiện vai trò dẫn đầu quan trọng mà Hoa Kỳ lúc này nên làm để thực hiện việc tự do định vị, một sự quan trọng chiến thuật đối với an ninh Hoa Kỳ là trước hết cần khẳng định lại vị trí của chúng ta là những người ủng hộ cho quyền xâm nhập dựa trên luật biển quốc tế. Trong một thời gian quá dài, chúng ta đã bỏ qua mục tiêu quan trọng này đối với an ninh Hoa Kỳ. Chúng ta đã ỷ lại vào lập luận rằng những quyền lợi theo quan điểm của chúng ta là tất nhiên và trông đợi những nước khác cảm thấy có lý để được thuyết phục bởi quan điểm của chúng ta, hoặc chúng ta đã đơn thuần dựa trên sức mạnh quốc gia để thực hiện những mục tiêu về hải phận mà ta quan tâm mà không để ý đến những các nước khác nghĩ gì. Tuy nhiên, ngày này thậm chí không có một sự thống nhất về quan điểm trong chính sách về biển trong các cơ quan chính phủ. Chính phủ liên bang sẽ có lợi từ một chính sách về biển thống nhất, và từ chính sách đó, đề ra một kế hoạch thông tin chiến lược và hiệu quả để giải thích những lợi ích và sức mạnh quan điểm của Hoa Kỳ trên biển.


Thứ hai, kể tứ tháng 10/2007, hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động dưới một chiến lược trên biển trong đó phản ảnh quan hệ hợp tác toàn cầu như là một trong những nền tảng quan trọng trong an ninh hàng hải toàn cầu để chống lại các mối đe dọa truyền thống lẫn không truyền thống. Như Amiral Willard từng đề cập gần đây,” từng trạng không phe phái hiện thời của chúng ta ràng buộc” trong việc tạo dựng mối quan hệ cộng tác để đạt được an ninh trong và ngoài nước. Như Đô đốc Willard đã tường trình rằng "vị trí không theo phe nhóm của chúng ta đã ngăn cản" chúng ta thành lập những nhóm hợp tác để đạt được nền an ninh quốc gia và thế giới. Đô đốc Willard cũng cho rằng UNCLOS đóng vai trò quan trọng bởi vì nó cung cấp một quy chế mạnh mẽ cho các hoạt động chống lại các mối nguy hại truyền thống lẫn không truyền thống trêm toàn cầu. Vì những lý do này, tôi cũng bổ xung rằng việc Trung Quốc liên tục quảng bá quan điểm chống xâm nhập – và các khán giả lắng nghe thông điệp này đang lan ra các khu vực quan trọng của thế giới - điều này nhắc chúng ta không nên ỷ lại khả năng tự do định vị cho các mục đích quân sự mà chúng ta đang sử dụng. Trung Quốc đang khẳng định vai trò lãnh đạo của trong những vấn đề như thế này trong Hội Đồng. Ngược lại, Hoa Kỳ thì không. Một thẩm phán Trung Quốc đang ngồi ở Tòa án Luật biển Quốc tế. Hòa toàn không có thẩm phán Mỹ. Khi các thương lượng về việc thay đổi điều luật diễn ra, Trung Quốc có một ghế ở đó và sẽ bỏ phiếu còn Hoa Kỳ thì không. Để cải thiện vị trí lãnh đạo thế giới của ta, theo tôi Hoa Kỳ nên tham gia với 157 nước khác hiện đang là thành viên của Hội đồng LHQ về Luật biển trong khi có cơ hội sớm nhất có thể.


Tóm lại, luật biển quốc tế rất quan trọng và Hoa Kỳ cần lưu ý để bảo đảm các quyền lợi của chúng ta được bảo vệ trong vấn đề xâm nhập trong luật biển. Tuy nhiên sức mạnh sẽ có hiệu lực hơn là lời nói. Theo tôi, việc bảo vệ sức mạnh hàng hải chúng ta không bị xoá sạch thì rất quan trọng với an ninh quốc gia của nước ta lẫn các nước khác. Quyền lực đang thay đổi tại Đông Á, không phải cân bằng mà là chuyển đổi. Cơ hội tốt nhất của Mỹ để giữ hòa bình tại khu vực là tỏ thái độ kính trọng với vị thế mới trong vùng củaTrung Quốc bằng cách chìa tay ra để hợp tác về mặt hàng hải. Tuy nhiên, để đạt được những gì ta, các bạn bè và đồng minh quan tâm, ta phải giữ ưu thế vượt trội về sức mạnh hàng hải.


Chú thích:

(1): Luật về biển của CHNDTH và vùng tiếp giáp , 25/2/1992(2): Luật về về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CHNDTH, 26/7/1992

(3): Peter Dutton, phúc trình trước hội đồng kinh tế an ninh Trung Quốc – Hoa Kỳ: www.uscc.gov/hearings/2009hearings/written_testimonies/09_06_11_wrts/09_06_11_dutton_statement.pdf.


(4): Khảo sát và xem xét luật của CHNDTH, 29/8/2002, và các quy định của CHNDTH về quản lý của nước ngoài liên quan đến Nghiên cứu khoa học biển, 1/10/1996 . Đối với một độc quyền của quan điểm của Trung Quốc trên luật pháp lý cho các quốc gia ven biển để hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài trong EEZ, xem Ren Xiaofeng và Cheng Xizhong, Quan điểm của Trung Quốc , 29 Chính sách biển(2005), trang 139


(5): Bonnie S. Glaser and Lyle Morris, nhận xét của Trung Quốc về sự suy giảm của Hoa Kỳ, Tổ chức Jamestown, 9/7/2009; và Richard Fisher, Jr., Cuộc chiến mới ở biển Nam Trung Quốc: Trung Quốc đã ranh ma hơn, Trung tâm định hướng và chiến lược, 28/6/2008(6): Goldstein Lyle và Murray William, những con rồng Dưới mặt biển, Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, An ninh quốc tế, Vol. 28., No. 4, Xuân 2004, pp. 161-196


(7): Andrew S. Erickson và David D. Yang, bên rìa của một người thay đổi cuộc chơi , Những việc Viện Hải quân Hoa Kỳ đạt được,1/5/ 2009


(8): Jin Hongbing, Cuộc chiến hợp pháp: công cụ sắc bén mài giũa các cơ hội để tận dụng các sáng kiến, People’s Navy( Renmin Haijun, ở Trung Quốc), 29/6/2006


(9): Brian McCarten, Khuấy động vùng nước tại quần đảo Spratly, Asian Sentinal, 4/2/2008; và Trung Quốc nói rằng các nước láng giềng nên tránh xa khỏi các đảo đang tranh chấp, Reuters 12/5/2009


(10): Xiongdu, Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm an toàn tại biển Đông Trung Quốc, CCTV, 3/7/2008


(11): Robert s Ross, The Geography of the Peace: East Asia in the 21st Century, An ninh quốc tế, Vol 23, No 4, Xuân 1999, pp 81-118(12): Susan Shirk, Fragile Superpower: How China‟s Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise, Oxford University Press (2007)


(13): Peter Duton, Charting A Course: U.S.-China Cooperation at Sea, An ninh Trung Quốc, 3/2009

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ